hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 22/01/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Kinh doanh là gì? Những quy định cần lưu ý khi kinh doanh

Công việc kinh doanh vừa là để đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa tạo ra thu nhập cho cá nhân hay tổ chức. Không chỉ vậy, kinh doanh còn là tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Vậy theo luật pháp, kinh doanh là gì và việc kinh doanh cần phải tuân theo các quy định nào? Nếu vẫn chưa nắm rõ được vấn đề này, bạn đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!

Mục lục bài viết
  • Kinh doanh là gì?
  • Các hình thức kinh doanh hợp pháp
  • Tự kinh doanh 
  • Thành lập tổ chức kinh doanh
  • 4 đặc điểm của kinh doanh

Kinh doanh là gì?

Kinh doanh là một hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận cho chủ thể. Quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn sẽ tùy thuộc vào kinh doanh của cá nhân hay của tổ chức.

Về kinh doanh là gì trong pháp luật, khái niệm này đã được định nghĩa ở khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, kinh doanh là một chủ thế (cá nhân, tổ chức) liên tục thực hiện một hay tất cả công đoạn của việc đầu tư, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường. Mục đích của hoạt động này là tìm kiếm lợi nhuận cho chủ thể.

Kinh doanh là hoạt động có mục đích tạo ra lợi nhuận

Kinh doanh là hoạt động có mục đích tạo ra lợi nhuận

Theo ý nghĩa thông thường, kinh doanh là việc buôn bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ để thu lợi nhuận. Đối với quy định của pháp luật, kinh doanh còn là việc đầu tư, sản xuất, cung ứng, trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để tạo lợi nhuận. 

Như vậy có thể hiểu đơn giản, kinh doanh là hoạt động hành vi với mục đích tạo ra giá trị vật chất, lợi nhuận. Đây là cơ sở để phân biệt hoạt động kinh doanh với hoạt động cùng phương thức. Nghĩa là các hoạt động tương tự với kinh doanh nhưng không sinh lợi nhuận thì cũng không được gọi là kinh doanh.

Các hình thức kinh doanh hợp pháp

Theo pháp luật, hai hình thức kinh doanh hợp pháp là tự kinh doanh và thành lập tổ chức kinh doanh

Tự kinh doanh 

Mọi công dân đều có thể tự kinh doanh mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên, hình thức tự kinh doanh vần cần được thực hiện trong khuôn khổ ngành nghề pháp luật không ngăn cấm. Mọi cá nhân, tổ chức tự kinh doanh có quyền tự do ngành nghề, quy mô, hình thức tổ chức kinh doanh.

Thành lập tổ chức kinh doanh

Tổ chức kinh doanh la hình thức kinh doanh hợp pháp phải thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay, hai hình thức tổ chức kinh doanh là hộ kinh doanh và doanh nghiệp:

  • Thành lập hộ kinh doanh

Hộ doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh của một cá nhân, một gia đình hay một nhóm người (công dân Việt Nam, trên 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự) thực hiện đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cụ thể.

  • Thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh có tên, có tài sản, có trụ sở riêng và phải thực hiện đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp là một hình thức kinh doanh hợp pháp

Doanh nghiệp là một hình thức kinh doanh hợp pháp

4 đặc điểm của kinh doanh

4 đặc điểm cơ bản của kinh doanh dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn kinh doanh là gì:

Phục vụ nhu cầu của con người

Kinh doanh là để phục vụ nhu cầu của con người. Các sản phẩm, dịch vụ được kinh doanh đều sẽ đáp ứng nhu cầu của con người từ cơ bản, thiết yếu đến sở thích, cá nhân.

Sinh lời

Sinh lời vừa là mục đích, vừa là đặc điểm để phân biệt kinh doanh với các hoạt động khác (thiện nguyện,…) Dù là cá nhân hay tổ chức, sinh lời vẫn luôn là mục đích cuối cùng mà kinh doanh hướng tới.

Giao dịch

Giao dịch chính là đặc điểm cơ bản của việc kinh doanh. Trong mọi hoạt động kinh doanh từ đầu tư đến sản xuất, các giao dịch là việc không thể thiếu, thậm chí còn được thực hiện liên tục và lặp lại nhiều lần.

Trao đổi

Hoạt động kinh doanh là sự trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp. Chủ thể sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch của mình để trao đổi lấy giá trị vật chất khác (tiền, vàng,…) từ người có nhu cầu.

Đặc điểm kinh doanh là sự trao đổi

Đặc điểm kinh doanh là sự trao đổi

Những quy định cần lưu ý khi kinh doanh

Dù là tự kinh doanh hay thành lập tổ chức kinh doanh, chủ thể của hoạt động cần phải tuân thủ các những quy định bắt buộc của luật pháp:

Những ngành nghề bị cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện

Những ngành nghề kinh doanh bị cấm

Luật Đầu tư 2020 đã nêu rõ 8 hoạt động, ngành nghề kinh doanh bị cấm không cụ thể là:

Dịch vụ đòi nợ.

  • Các loại chất ma túy.

  • Các loại hóa chất và khoáng vật.

  • Mẫu vật của loài thực vật, động vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được quy định trong Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật của thực vật rừng, động vật rừng, thủy hải sản thuộc nhóm I được khai thác từ tự nhiên.

  • Mua bán mại dâm.

  • Mua bán mô, bộ phận của cơ thể, xác người, bào thai người.

  • Hoạt động kinh doanh có liên quan đến sinh sản vô tính của người.

  • Pháo nổ.

Buôn bán động vật quý hiếm là hành vi kinh doanh bị nghiêm cấm

Những ngành nghề được kinh doanh có điều kiện

Căn cứ theo quy định ở Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020, các ngành nghề kinh có điều kiện có tổng cộng 229 ngành nghề như:

  • Sản xuất, làm con dấu.

  • Kinh doanh pháo (không phải là phải nổ).

  • Kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

  • Kinh doanh ngành nghề đấu giá tài sản.

  • Kinh doanh dịch vụ liên quan đến kế toán, kiểm toán, hải quan, thuế, luật sư.

  • Kinh doanh xổ số…

Những trường hợp phải đăng ký kinh doanh

Hiện nay, trừ 05 trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thì đều cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối
  • Những người bán hàng rong, quà vặt,
  • Người làm buôn chuyến, kinh doanh lưu động,
  • Người kinh doanh thời vụ,
  • Người làm dịch vụ có thu nhập thấp
(trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương).

Những khoản thuế, phí phải nộp khi kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, hộ kinh doanh phải nộp 3 khoản thuế, phí cơ bản bao gồm: lệ phí, thuế giá trị gia tăng(GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Thuế môn bài -  khoản phí hộ kinh doanh cần nộp

Thuế môn bài -  khoản phí hộ kinh doanh cần nộp

Thuế môn bài: khoản thuế được tính dựa trên doanh thu trung bình năm của hộ kinh doanh:

  • Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: Phí môn bài là 1 triệu đồng/năm.

  • Doanh thu 300 đến 500 triệu đồng/năm: Phí môn bài là 500.000 đồng/năm.

  • Doanh thu 100 đến 500 triệu đồng/năm: Phí môn bài là 300.000 đồng/năm.

  • Doanh thu dưới 100 triệu đồng: Miễn phí.

  • Hộ kinh doanh thành lập sau 25/02/2022: Miễn phí.

Thuế GTGT và thuế TNCN

Đối với hộ kinh doanh, Thuế GTGT và thuế TNCN sẽ được tính theo phương thức khoán gọi là thuế khoán. Mức thuế khoán được tính theo tháng/quý do Nhà nước quy định dựa trên các thông tin kê khai và doanh thu:

  • Hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế dưới 100 triệu không phải nộp thuế khoán.

  • Doanh thu tính thuế khoán được tính dựa theo doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. (doanh thu 100 triệu trong 10 tháng có hoạt động 10 tháng nghỉ 2 tháng tương ứng trung bình là 10 triệu đồng/tháng; một năm doanh thu sẽ là 120 triệu sẽ vẫn phải nộp thuế khoán).

  • Hộ kinh doanh hoạt động không trọn năm sẽ được hưởng mức giảm thuế khoán tương ứng với số tháng ngừng hoạt động.

  • Cách tính thuế khoán có: Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ thuế GTGT, Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế TNCN * Tỷ lệ thuế TNCN ( tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được quy định theo từng ngành, nghề khác nhau).

Trên đây, chúng tôi đã nêu rõ một vài thông tin pháp luật liên quan đến kinh doanh là gì, những quy định cần lưu ý khi kinh doanh. Nếu có thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật về kinh doanh, bạn có thể liên hệ với Hieuluat để được tư vấn, giải đáp thắc mắc.

Có thể bạn quan tâm

X