hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 25/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Kinh tế là gì? 3 mô hình kinh tế tại Việt Nam

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe qua các cụm từ “kinh tế”, “nền kinh tế”, “mô hình kinh tế”. Vậy kinh tế là gì? và tại Việt Nam hiện nay có những mô hình kinh tế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

 
Mục lục bài viết
  • Kinh tế là gì?
  • 3 mô hình kinh tế tại Việt Nam hiện nay
  • Khái niệm mô hình kinh tế
  • 3 mô hình kinh tế tại Việt Nam hiện nay
  • Một số khái niệm liên quan

Kinh tế là gì?

Kinh tế là một hệ thống phức tạp gồm các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, phân phối và trao đổi có liên quan với nhau. Việc sản xuất, tiêu dùng và phân phối hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của những người sống và hoạt động trong nền kinh tế.

Một nền kinh tế có thể đại diện cho một quốc gia, một khu vực hoặc một ngành công nghiệp.

Kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ, thương mại hàng hóa và dịch vụ trong một khu vực vị trí địa lý nhất định, có thể là một quốc gia hay chỉ là một thị trấn.

Không tồn tại hai nền kinh tế nào giống hệt nhau. Mỗi nền kinh tế được hình thành dựa vào tài nguyên, văn hóa, luật pháp, lịch sử và địa lý của khu vực đó. Mỗi nền kinh tế phát triển tùy theo lựa chọn và hành động của những người tham gia nền kinh tế đó.

Kinh tế là gì?

Kinh tế là gì? (nguồn: internet)

3 mô hình kinh tế tại Việt Nam hiện nay

Trước khi tìm hiểu về các mô hình kinh tế tại Việt Nam, cần phải hiểu được mô hình kinh tế là gì?

Khái niệm mô hình kinh tế

Mô hình kinh tế là mô tả đơn giản về một tình huống hoặc hiện tượng kinh tế trong thế giới thực. Các mô hình kinh tế được xây dựng dựa trên các giả định về hành vi của con người, doanh nghiệp và thị trường, đồng thời kết hợp sử dụng các kỹ thuật toán học và thống kê để đưa ra dự đoán và kiểm tra giả thuyết về các hiện tượng kinh tế.

3 mô hình kinh tế tại Việt Nam hiện nay

- Mô hình kinh tế thị trường

+ Mô hình kinh tế thị trường hay "thị trường tự do" cho phép người dân và doanh nghiệp tự do trao đổi hàng hóa và dịch vụ theo cung và cầu.

+ Quy luật cung và cầu xác định giá cả và tổng sản lượng. Nếu nhu cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm tăng lên, thì sản xuất có xu hướng tăng lên để đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu tăng khiến giá cả tăng lên cho đến khi người tiêu dùng ngần ngại và giảm mua hàng thì nhu cầu về sản phẩm sau đó sẽ giảm và giá sẽ giảm cùng với nó.

+ Sự tác động qua lại giữa cung và cầu khiến cho nền kinh tế thị trường có xu hướng tự cân bằng một cách tự nhiên. Khi giá của một sản phẩm tăng theo nhu cầu, tiền và lực lượng lao động cần thiết để đáp ứng nhu cầu đó sẽ chuyển đến những nơi cần thiết.

+ Việt Nam hiện nay đang phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một mô hình kinh tế thị trường mới, hoạt động dựa trên các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.

+ Ưu điểm:

  • Tạo ra động lực để doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển.
  • Sàng lọc ra lực lượng lao động chất lượng cao để đóng góp vào nền kinh tế.
  • Tạo ra xu thế liên doanh, hợp tác, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, trao đổi công nghệ.

+ Nhược điểm:

  • Sự phân bổ nguồn lực không đều dẫn đến bất bình đẳng xã hội, người giàu càng giàu còn người nghèo thì càng nghèo hơn.
  • Tạo ra sự phân chia giai cấp là mầm mống cho các xung đột xã hội.
  • Nguy cơ trở thành nền kinh tế độc quyền chi phối.
  • Các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận gây mất cân bằng cung và cầu, có thể là nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Mô hình kinh tế thị trường là gì?

Mô hình kinh tế thị trường là gì? (nguồn: internet)

- Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

+ Trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước và chính phủ nắm vai trò kiểm soát mức sản xuất, giá cả và sự phân phối hàng hóa.

+ Thông thường, chính phủ sẽ nắm giữ các ngành công nghiệp được coi là thiết yếu. Sự cạnh tranh giữa các công ty không được khuyến khích thậm chí là bị cấm, giá cả hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ.

+ Ưu điểm:

  • Nhà nước có thể huy động nhanh chóng tài nguyên như vốn, con người,... trong thời kỳ khó khăn như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai.
  • Ít xảy ra phân hóa giàu nghèo và hạn chế được những hệ lụy của nó.

+ Nhược điểm:

  • Giá trị kinh tế của khách hàng và nhu cầu của người tiêu dùng không được đảm bảo.
  • Không tạo ra động lực để thúc đẩy nền kinh tế, công nghệ và khoa học sản xuất.
  • Mức sống của người tiêu dùng tại các quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thường thấp hơn người sống tại các quốc gia phát triển.

- Mô hình kinh tế xanh

+ Mục đích của mô hình kinh tế này vừa là để cải thiện chất lượng đời sống của con người, vừa để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế xanh tập trung chủ yếu vào các đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả năng lượng và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay cho các nguồn năng lượng truyền thống.

+ Các lĩnh vực kinh tế xanh là: Nông nghiệp - Ngư nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc xây dựng, sản xuất, tài nguyên môi trường, du lịch sinh thái và các lĩnh vực khác của đời sống.

+ Ưu điểm:

  • Tạo ra nhiều việc làm, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế
  • Ngăn chặn những biến đổi tiêu cực của môi trường như: Sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường tự nhiên,..

Một số khái niệm liên quan

Ngoài việc hiểu rõ kinh tế là gì? chúng ta cần phải tìm hiểu thêm một số khái niệm liên quan đến kinh tế.

Kinh tế học là gì?

Kinh tế học là ngành học nghiên cứu về các nền kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến các nền kinh tế. Bộ môn kinh tế học có thể được chia thành hai lĩnh vực trọng tâm chính, đó là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.

  • Kinh tế học vi mô

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vi mô là các cá nhân và doanh nghiệp. Mục đích của nghiên cứu là để hiểu lý do khiến họ đưa ra các quyết định kinh tế và ảnh hưởng của những quyết định này đến các hệ thống kinh tế lớn hơn.

Kinh tế vi mô nghiên cứu cách xác định một giá trị cụ thể cho một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đồng thời, nó cũng kiểm tra phương thức hợp tác trong kinh doanh của các cá nhân.

Kinh tế học vi mô thường tập trung nghiên cứu các xu hướng kinh tế, chẳng hạn như việc các cá nhân lựa chọn phương thức và hành động như thế nào, những lựa chọn và hành động đó tạo nên những thay đổi nào trong sản xuất.

Kinh tế vi mô là gì?
Kinh tế vi mô là gì? (nguồn: internet)

  • Kinh tế vĩ mô bao gồm việc nghiên cứu các yếu tố trong toàn bộ nền kinh tế, ví dụ như việc tăng giá hoặc lạm phát tác động đến nền kinh tế như thế nào. Kinh tế vĩ mô theo dõi và nghiên cứu các chỉ số tài chính, từ đó làm rõ thành công hay thất bại của một nền kinh tế theo thời gian, chẳng hạn như chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thất nghiệp hay chi tiêu của người tiêu dùng.

Phát triển kinh tế là gì?

Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng trưởng và cải thiện mức độ phát triển kinh tế tại một khu vực, có thể là một quốc gia hay một vùng địa lý nào đó. Các yếu tố để đánh giá như: năng suất và hiệu quả đầu tư, sự tăng trưởng của công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế chung, giảm nghèo, tăng thu nhập, chất lượng đời sống được nâng cao, sự phát triển của trình độ y tế và giáo dục.

Phát triển kinh tế cũng đo được bằng chỉ số GDP và chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc.

Trong bài viết trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu kinh tế là gì và một số khái niệm liên quan đến nó. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn đọc hãy liên hệ với Hieuluat.vn để được giải đáp nhé.

Có thể bạn quan tâm

X