hieuluat
Chia sẻ email

Kinh tế vi mô là gì? Kinh tế vi mô nghiên cứu những gì?

Kinh tế vi mô là gì? Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề gì? Kinh tế học vi mô có vai trò gì đối với nền kinh tế?... Những vấn đề nghiên cứu xoay quanh kinh tế vi mô được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc sẽ được HieuLuat giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Kinh tế vi mô là gì? 5 ví dụ về kinh tế vi mô?
  • Khái niệm kinh tế vi mô
  • Ví dụ về kinh tế vi mô
  • Kinh tế vi mô có là ngành nghiên cứu không?
  • Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề gì?

Kinh tế vi mô là gì? 5 ví dụ về kinh tế vi mô?

Khái niệm kinh tế vi mô

Trước hết, vi mô là chỉ sự chi tiết, trong phạm vi nhỏ hẹp, mang tính cá thể.

Kinh tế vi mô/kinh tế học vi mô là một ngành của kinh tế học, trong đó, tập trung nghiên cứu về hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế (các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân tiêu dùng, người tiêu dùng,...cùng thói quen, sở thích, nhu cầu, khả năng tiêu dùng của họ) và sự tương tác giữa các chủ thể này.

Từ đó có nhận định về cung, cầu, giá cả, thị trường…cho mặt hàng cụ thể trong phạm vi nhất định và là căn cứ để chủ thể có quyết định tương ứng, phù hợp với thị trường.

Đối với những nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô là những căn cứ quan trọng để quản lý, hoạch định, quyết định những chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển của nền kinh tế.

Như vậy, kinh tế vi mô bao gồm các nội dung về các vấn đề nhỏ hẹp, mang tính quyết định của các cá nhân, từ đó rút ra những quy luật về cung, cầu, khả năng tiêu dùng, khả năng cung ứng.... của các cá nhân này trong nền kinh tế.

Dưới góc độ quản lý, kinh tế vi mô là căn cứ quan trọng để các cơ quan/người hoạch định chính sách quyết định áp dụng những biện pháp phù hợp với nền kinh tế.

Định nghĩa kinh tế vi môĐịnh nghĩa kinh tế vi mô

Ví dụ về kinh tế vi mô

Ví dụ 1: Giá của các mặt hàng rau, thịt tăng cao, người tiêu dùng sẽ giảm sức mua đối với các mặt hàng rau, thịt, tuy nhiên, người cung vẫn tiếp tục cung cấp ra thị trường số lượng thịt, rau lớn hơn so với sức mua của người tiêu dùng.

Kinh tế vi mô sẽ giúp tìm mức sản lượng tối ưu mà thị trường cần/người tiêu dùng có khả năng mua, từ đó, giúp người cung đạt được lợi nhuận tối ưu, người mua đạt được giá cả hợp lý.

Ví dụ 2: Giá của mặt hàng điện tử tăng (điện thoại, laptop...) nhưng người bán không giảm sản lượng cung trên thị trường, điều này dẫn đến sản lượng bán ra sẽ thấp.

Kinh tế vi mô sẽ giúp người bán tìm được nhu cầu thực sự của người mua trên thị trường tại một thời điểm nhất định, từ đó có được quyết sách phù hợp (hay chính là từ hành vi của người tiêu dùng để quyết định đến chiến lược phát triển sản phẩm).

Ví dụ 3: Doanh nghiệp có trong tay 2 dự án đã được mời thầu và trúng thầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa quyết định được sẽ lựa chọn theo phương án đầu tư kinh doanh nào.

Kinh tế vi mô giúp doanh nghiệp có được cái nhinf cơ bản về chi phí cơ hội và quy luật khan hiếm, tức, hiểu đơn giản, khi nguồn lực bị giới hạn, doanh nghiệp đưa ra quyết định/lựa chọn thì phải từ bỏ các phương án khác (chi phí cơ hội mà doanh nghiệp phải trả cho sự lựa chọn đó).

Ví dụ 4: Trong sản xuất, kinh doanh, yếu tố cần thiết/đầu vào để thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm gồm lao động, vốn, tài nguyên, công nghệ.

Ở mỗi thời điểm, thị trường/nền kinh tế chỉ có/chỉ cung ứng được một lượng yếu tố đầu vào, nguồn lực nhất định, mà nhu cầu sử dụng nguồn lực thì là vô hạn.

Kinh tế vi mô cung cấp cho con người có sự lựa chọn tối ưu khi sử dụng nguồn lực để đảm bảo trong sự khan hiếm này, các nguồn lực được lựa chọn đều là phù hợp.

Ví dụ 5: Khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm áo sơ mi nam và nữ với cùng 1 nguồn lực (200 lao động và 2 tỷ đồng). Nếu doanh nghiệp sử dụng hết nguồn lực thì có thể có các phương án như:

  • Phương án 1, sử dụng hết nguồn lực để sản xuất được 1000 chiếc áo sơ mi nam, do đó, áo sơ mi nữ sản xuất được là 0 vì không còn nguồn lực.

  • Phương án 2, sử dụng hết nguồn lực để sản xuất áo sơ mi nữ thì sản xuất được 1200 chiếc và không sản xuất được áo sơ mi nam do đã dùng hết nguồn lực.

  • Phương án 3: Sử dụng 1/2 nguồn lực để sản xuất mỗi loại thì sản phẩm có được là 500 sơ mi nam, 600 sơ mi nữ.

  • .....

Kinh tế vi mô giúp người sản xuất tìm được đường giới hạn sản xuất (tức sản lượng tối đa mà cùng với 1 nguồn lực họ có thể tạo ra được), từ đó, có thể quyết định được điểm cân bằng/điểm cao nhất mà tại đó nguồn lực phát huy tối đa hiệu quả (số lượng áo sơ mi nam đạt tối ưu, sơ mi nữ đạt tối ưu).

Như vậy, trên đây là một số ví dụ về kinh tế vi mô được vận dụng trong đời sống, sản xuất, kinh doanh mà bạn đọc có thể tham khảo.

Ví dụ về kinh tế vi môVí dụ về kinh tế vi mô

 

Kinh tế vi mô có là ngành nghiên cứu không?

Trước hết, kinh tế vi mô hay thuật ngữ chuyên ngành là kinh tế học vi mô là một ngành học, ngành nghiên cứu thuộc ngành kinh tế học, đây là ngành nghiên cứu các đối tượng là chủ thể của nền kinh tế và mối quan hệ của các chủ thể đối với nền kinh tế.

Kinh tế học vi mô là một ngành nghiên cứu, cụ thể hơn, kinh tế học vi mô là ngành nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng, khả năng cung ứng sản phẩm của nhà sản xuất, mối liên hệ giữa giá cả và hàng hóa trên thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả của thị trường.

Sở dĩ gọi kinh tế vi mô/kinh tế học vi mô là một ngành nghiên cứu là bởi vì ngành có phạm vi nghiên cứu/phương pháp nghiên cứu/đối tượng nghiên cứu đã được xác định.

Cụ thể:

  • Về phạm vi nghiên cứu: Về các lý luận cơ bản áp dụng cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả thị trường/lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng/thị trường các yếu tố sản xuất/cấu trúc thị trường...;

  • Về đối tượng nghiên cứu: Hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế và mối quan hệ, tương tác của các chủ thể này;

  • Về phương pháp nghiên cứu: Như phương pháp mô hình hóa (xây dựng mô hình, phân tích dữ liệu thu thập được để phát triển mô hình, kiểm chứng thực tế, đưa ra kết luận)/phương pháp so sánh tĩnh/phương pháp phân tích biên tế (phương pháp phân tích cận biên) (có tham khảo nguồn dữ liệu của vi.wikipedia.org);

Như vậy, kinh tế vi mô/kinh tế học vi mô là một ngành nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu là về hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế, sự tương tác của họ, từ đó, có căn cứ đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.

Kinh tế vi mô nghiên cứu những vấn đề gì?

Kinh tế học vi mô nghiên cứu những vấn đề của hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm như sau:

  • Những vấn đề lý luận cơ bản của kinh tế học ví dụ như cung, cầu, giá cả, thị trường;

  • Nghiên cứu lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng;

  • Nghiên cứu lý thuyết về hành vi của người sản xuất;

  • Nghiên cứu về cấu trúc thị trường (ví dụ như thị trường được phân chia như thế nào, đặc điểm ra sao...);

    • Nghiên cứu về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền, thị trường thiểu số độc quyền, thị trường độc quyền thuần túy;

  • Nghiên cứu về chính sách, vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường;

  • Nghiên cứu về các yếu tố/nguồn lực trong sản xuất, kinh doanh như lao động, vốn, tài nguyên;

Đây là những nội dung cơ bản mà kinh tế học vi mô thực hiện nghiên cứu. 

Ở Việt Nam, bộ môn kinh tế vi mô/kinh tế học vi mô được giảng dạy tại các ngành học về kinh tế, đây được coi là bộ môn cơ bản của ngành. 

Không nằm ngoài những mục đích nghiên cứu của kinh tế học vi mô, thông thường, bộ môn này sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như:

  • Nhập môn kinh tế học vi mô với những khái niệm cơ bản;

  • Nội dung về cung, cầu, giá cả thị trường;

  • Nội dung về sự lựa chọn của người tiêu dùng;

  • Nội dung về sự lựa chọn, phối hợp tối ưu của doanh nghiệp;

  • Nội dung về chi phí sản xuất và quyết định cung ứng của doanh nghiệp;

  • Nội dung về thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo;

Có thể thấy, kinh tế vi mô/kinh tế học vi mô là ngành học nghiên cứu về hành vi của các chủ thể của nền kinh tế, do đó, các vấn đề mà ngành học nghiên cứu sẽ liên quan trực tiếp đến cấu trúc thị trường, hành vi của bên cung ứng/người tiêu dùng, vai trò của cơ quan quản lý...

Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ môPhân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Trước hết, kinh tế học vĩ mô cũng là một ngành nghiên cứu của kinh tế học. 

Xét về tổng thể, đây là ngành nghiên cứu tổng quát về nền kinh tế của một quốc gia, bao gồm những yếu tố cụ thể hình thành, tác động đến nền kinh tế của một quốc gia (ví dụ như liên quan đến các chính sách kinh tế quốc giá, lạm phát, tổng cung, tổng cầu, chính sách tài khóa...).

Phân biệt giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có thể thông qua một số tiêu chí như phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu như sau:

Tiêu chí phân loại

Kinh tế vi mô/kinh tế học vi mô

Kinh tế vĩ mô/kinh tế học vĩ mô

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu về hành vi của các chủ thể của nền kinh tế (nghiên cứu bộ phận của nền kinh tế) và mối quan hệ giữa các chủ thể như hành vi của người tiêu dùng, người cung cấp..., từ đó, rút ra kết luận về những vấn đề mang tính quy luật của nền kinh tế (giá cả, thị trường...)

Nghiên cứu nền kinh tế (quốc gia, khu vực...) theo một thể thống nhất như các yếu tố về lạm phát, tăng trưởng, thất nghiệp... và mối quan hệ của các yếu tố này, từ đó, kết luận, tìm ra phương án, chính sách điều chỉnh, điều tiết nền kinh tế/hoặc thúc đẩy tăng trưởng

Phạm vi nghiên cứu

  • Nghiên cứu về nội dung chủ yếu như:

  • Lý luận chung về kinh tế học;

  • Lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng;

  • Lý thuyết về cung, cầu, giá thị trường;

  • Nghiên cứu về cấu trúc thị trường (thị trường cạnh tranh hoàn hảo/không hoàn hảo/độc quyền);

  • Nghiên cứu về nguồn lực của nền kinh tế thị trường và sự lựa chọn của người cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ;

  • Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường;

  • ...;

  • Nghiên cứu về các chính sách tài khóa, chính sách pháp luật,lạm phát, việc làm, thất nghiệp, tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá hối đoái, tình hình xuất nhập khẩu, lãi suất, thuế quan, khoản nợ quốc gia...;

  • Nghiên cứu về các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa,chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách ngành nghề và chính sách kinh tế đối ngoại;

  • Mối quan hệ, tác động giữa các chính sách này đến nền kinh tế vĩ mô (tổng cung, tổng cầu, biến động của thị trường...);

  • Mối quan hệ giữa các yếu tố của thị trường như lạm phát và tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp

Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp mô hình hóa;

  • Phương pháp so sánh tĩnh;

  • Phương pháp phân tích cận biên;

  • ..;

  • Phương pháp mô hình hóa (mỗi một đối tượng/hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng);

  • ...;

Như vậy, kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có thể được phân loại theo các tiêu chí như mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Đây là những tiêu chí cơ bản giúp phân biệt kinh tế học vi mô và vĩ mô một cách dễ dàng nhất.

Một số định nghĩa trong kinh tế vi môMột số định nghĩa trong kinh tế vi mô

Một số định nghĩa sử dụng trong lý thuyết kinh tế vi mô

Trong kinh tế học vi mô, có một số định nghĩa được sử dụng nhiều, có thể kể đến như sau:

Một là, cung, cầu, giá cả, giá thị trường

  • Cầu/cầu thị trường được hiểu là tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng đưa ra thị trường tương ứng với mức giá trong một khoảng thời gian nhất định với những yếu tố khác;

  • Cung/cung thị trường được hiểu là tổng số lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cụ thể mà người sản xuất sẵn sàng cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định với những yếu tố khác không đổi;

  • Giá thị trường được hiểu là mức giá khi lượng cung cân bằng với lượng cầu (hay chính là điểm giao của cung, cầu trên mô hình/biểu đồ cung cầu);

Ý nghĩa khi nghiên cứu:

  • Trong kinh tế học vi mô, nghiên cứu về nguồn cung, cầu là yếu tố để xác định, định giá của thị trường cạnh tranh;

  • Cung lớn hơn cầu thì giá giảm, ngược lại cung nhỏ hơn cầu thì giá tăng;

  • ​Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, cung có thể đến từ nhiều nhà sản xuất, nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên, cầu có thể có hạn hoặc ngược lại, do vậy, cần phải nắm bắt rõ nhu cầu thị trường khi tiến hành sản xuất;

Hai là, lý thuyết sản xuất

  • Kinh tế học vi mô cũng nghiên cứu về quá trình sản xuất sản phẩm, đây chính là việc nghiên cứu từ nguồn cung sản phẩm, hoàn thành sản phẩm, đầu ra của sản phẩm hay cũng có thể nghiên cứu quá trình sản phẩm được nhập vào và bán ra.  

Ba là, chi phí sản xuất

  • Đây là định nghĩa nhằm xác định giá hàng hóa được tính bằng giá của nguyên liệu, chi phí nhân công…và các nguồn lực khác, chi phí khác tạo nên;

  • ​Giá của sản phẩm hàng hóa không chỉ đơn thuần là giá trị sản xuất thành phẩm, mà nó còn có thể bao gồm phí vận chuyển, phí lưu kho, phí logistics, thuế, giá trị thương hiệu…;

Bốn là, kinh tế lao động/thị trường lao động

  • Kinh tế học vi mô chỉ ra rằng, thị trường lao động cũng là một yếu tố then chốt của nền kinh tế thị trường;

  • Trong lao động, cần phải nghiên cứu đến nhu cầu lao động, trình độ lao động, tiền lương, phúc lợi, các vấn đề liên quan đến việc làm, môi trường làm việc…;

Năm là, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền

  • Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một thị trường có nhiều người mua, người bán, sản phẩm hàng hóa giống hệt nhau, trong đó, không một người mua, người bán nào mua bán một số lượng hóa đủ lớn để làm thay đổi cung, cầu và giá thị trường;

  • Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường mà các điều kiện cần thiết để cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn;

  • Thị trường độc quyền là thị trường mà chỉ có một người bán duy nhất, bán một loại sản phẩm duy nhất không thể thay thế;

Trong kinh tế vi mô/kinh tế học vi mô một số định nghĩa cơ bản/một số nội dung xuất hiện trong ngành được chúng tôi đề cập như trên.

Trên đây là giải đáp về kinh tế vi mô, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X