hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 10/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Lãi kép là gì? Làm gì để có lãi suất kép tối ưu?

Lãi kép là gì? Lãi kép mang lại ưu thế gì? Cần làm gì để có lãi kép tối ưu trong khi đầu tư, tiết kiệm?... Những câu hỏi trên là rất thiết thực đối với những người đầu tư, gửi tiết kiệm và thậm chí là cả những người đang đi vay ngân hàng/hoặc các tổ chức tín dụng. Tìm hiểu lãi suất kép là phương án tối ưu để việc đầu tư, gửi tiết kiệm, đi vay đạt hiệu quả như mong muốn.

Mục lục bài viết
  • Lãi kép là gì? Pháp luật có cho phép tính lãi kép không?
  • Lợi ích mà lãi kép mang lại là gì?
  • Công thức tính lãi kép hiện nay là gì?
  • Làm thế nào để có được lãi kép tối ưu?

Lãi kép là gì? Pháp luật có cho phép tính lãi kép không?

Lãi kép (hay còn gọi là lãi suất kép) là một loại lãi suất được tính toán dựa trên 2 yếu tố là thời gian và lãi suất. Hiểu đơn giản thì lãi kép chính là số tiền có được từ việc tính tổng số tiền lãi có được từ vốn gốc và số tiền gốc.

Thông thường, việc tính lãi suất kép sẽ có lợi rất nhiều đối với những nhà đầu tư hoặc những người gửi tiết kiệm, bởi số tiền mà họ có được từ lãi suất kép sẽ cao hơn rất nhiều so với chỉ được áp dụng lãi suất đơn.

Ví dụ, lãi suất kép được tính là n% cho chu kỳ hàng tháng khi gửi tiết kiệm.

+ Số tiền bạn có được sau tháng thứ 1 gửi tiết kiệm là a (đồng) tiền gốc + a x n% (đồng) là tiền lãi. Tạm ghi nhận số tiền bạn có sau tháng thứ nhất là b đồng.

+ Sau tháng thứ 2 gửi tiết kiệm, tiền bạn có là c =  b đồng + b x n% đồng. Tính tương tự cho các tháng gửi tiết kiệm tiếp theo.

Dưới góc độ pháp lý, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, khoản 3 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN hiện nay quy định về việc tính lãi suất của các tổ chức tín dụng với khách hàng như sau:

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

=> Như vậy, lãi suất được ghi nhận trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và các tổ chức tín dụng là do các bên thỏa thuận, bảo đảm nhỏ hơn mức trần do ngân hàng Nhà nước quy định.

Khi khách hàng không trả nợ đúng hạn, thì việc tính lãi đối với khoản tiền không trả đúng hạn được quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:

4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b) Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

c) Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

=> Có thể thấy, pháp luật không cho phép các tổ chức tín dụng, khách hàng của mình được phép tính lãi suất kép, tức lãi suất từ số tiền gốc cộng với số tiền lãi tại kỳ thanh toán đã thỏa thuận. Pháp luật chỉ cho phép tổ chức tín dụng được phép tính hai loại lãi suất sau:

+ Lãi trên nợ gốc;

+ Lãi chậm trả được tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Ví dụ lãi phải trả là 1 triệu nhưng khách hàng đã không trả đúng hạn 15 ngày thì tổ chức tín dụng được phép tính lãi của 1 triệu trong thời hạn 15 ngày với lãi suất không vượt quá 10%/năm;

Kết luận: Lãi kép (lãi suất kép) là phương pháp tính lãi dựa trên số nợ gốc và số lãi có được. Việc tính lãi suất kép mang lại lợi nhuận cao hơn cho những người đầu tư hoặc gửi tiết kiệm. Ngoài ra, pháp luật Việt Nam hiện nay không cho phép các tổ chức tín dụng và khách hàng của mình được thỏa thuận tính lãi suất kép trong các hợp đồng tín dụng mà chỉ cho phép tính lãi suất kép trong khi thực hiện gửi tiền tiết kiệm hoặc đầu tư.

lai kep la gi

Lợi ích mà lãi kép mang lại là gì?

Lãi suất kép mang lại rất nhiều lợi ích hay nói cách khác là mang lại lợi nhuận, tiện ích nhiều hơn cho người đầu tư, người gửi tiết kiệm. Có thể kể đến một số lợi ích mà lãi kép (lãi suất kép) mang lại như sau:

- Tăng số tiền mà khách hàng có trong tài khoản tiết kiệm, tài khoản đầu tư: Thời gian càng dài, lãi suất kép có thể tăng hoặc giữ nguyên sẽ là điều kiện để số tiền tiết kiệm, đầu tư ban đầu được nhân lên đáng kể bởi cách tính cộng dồn số tiền gốc, số tiền lãi.

Lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn phương án đầu tư hoặc gửi tiết kiệm, do đó, khi lợi nhuận đã được đảm bảo thì các bên có thể lựa chọn nơi gửi tiết kiệm, nơi đầu tư phù hợp;

- Là hình thức đầu tư, tiết kiệm trong thời gian dài, áp dụng với những nguồn vốn nhàn rỗi. Đây là hình thức mà người đầu tư, người gửi tiết kiệm có thể an tâm phần nào về tính ổn định, không có rủi ro trong đầu tư;

Đây là những lợi ích thiết thực nhất mà lãi suất kép mang lại cho người đầu tư, người gửi tiết kiệm.

Công thức tính lãi kép hiện nay là gì?

Hiện nay, công thức tính lãi kép hàng năm thông thường được áp dụng, thực hiện như sau:

A= P (1 + r/n)^nt

Trong đó:

+ A = giá trị tương lai

+ P = số tiền gốc (đầu tư ban đầu)

+ r = lãi suất danh nghĩa hàng năm

+ n = số lần tiền lãi được nhập gốc mỗi năm

+ t = số năm tiền được mượn

Làm thế nào để có được lãi kép tối ưu?

Để có được lãi suất kép tối ưu, người đầu tư, người gửi tiết kiệm có thể cân nhắc đến những yếu tố sau đây:

Một là, lựa chọn ngân hàng, tổ chức tín dụng có mức lãi suất có nhiều ưu đãi, phù hợp với nhu cầu của mình

Việc lựa chọn ngân hàng, tổ chức tín dụng có mức lãi suất cao hoặc lãi suất mang lại hiệu quả tối ưu cho người đầu tư, người gửi tiết kiệm là ngân hàng được ưu tiên lựa chọn.

Hai là, nên có kế hoạch lựa chọn phương thức gửi tiết kiệm, đầu tư và thời điểm bắt đầu thực hiện

Người đầu tư, người gửi tiết kiệm cần tìm hiểu rõ, kỹ cũng như cân nhắc thời điểm bắt đầu gửi tiết kiệm, tiến hành đầu tư tiền, tài chính để có mức lợi nhuận thu về như mong muốn. Ngoài ra, việc tìm hiểu trước các chế độ ưu đãi, chính sách của ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng là phương thức đảm bảo cho lợi nhuận của người gửi tiết kiệm, người đầu tư.

Ba là, nên thực hiện đều đặn và trong thời gian dài

Lãi suất kép chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi nó được đầu tư thực hiện trong thời gian dài. Do đó, người đầu tư, người gửi tiết kiệm cần phải đầu tư, tiết kiệm trong thời gian dài, kiên trì thực hiện đều đặn thì mới mang lại lợi nhuận, hiệu quả tối ưu.

Như vậy, đây là những lưu ý mà người đầu tư, người gửi tiết kiệm có lãi suất kép nên tìm hiểu, quan tâm trước khi thực hiện.

Trên đây là giải đáp về lãi kép là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Lãi suất là gì? Các loại lãi suất phổ biến hiện nay là gì?

>> Thấu chi là gì? Lãi suất vay thấu chi là bao nhiêu?

Có thể bạn quan tâm

X