hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 09/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Lãnh hải là gì? Khu vực lãnh hải của Việt Nam

Đất liền có lãnh thổ còn vùng biển thì có lãnh hải. Vậy lãnh hải là gì? Khu vực lãnh hải Việt Nam có những khu nào? Lãnh hải được tự do hàng hải như vậy thế nào là bị xâm phạm? Hãy theo dõi hết bài viết để biết thêm chi tiết về lãnh hải Việt Nam nhé.

Mục lục bài viết
  • Lãnh hải là gì?
  • Khu vực lãnh hải của Việt Nam 
  • Chiều rộng lãnh hải 
  • Đường cơ sở của Việt Nam
  • Chế độ pháp lý của lãnh hải 

Lãnh hải - khái niệm quen thuộc trong luật quốc tế 

Lãnh hải là gì?

Từ lãnh hải lần đầu tiên được sử dụng chính thức tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc tại La Haye, là sự kết hợp giữa hai từ lãnh thổ và biển. Nói một cách dễ hiểu là vùng biển thì có lãnh hải mà đất liền thì có lãnh thổ. 

Lãnh hải của mỗi quốc gia vô cùng quan trọng vì nó còn liên quan đến quan hệ quốc tế trên biển. Không chỉ riêng Việt Nam mà quốc tế có những quy định rõ ràng về lãnh hải và khu vực lãnh hải tại Luật Biển của Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982. 

Trích Điều 2 Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982:

“Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (mer territoriale). Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển này. Chủ quyền của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định.”

Như vậy, lãnh hải là một vùng biển ven bờ nằm ngoài và nối tiếp với lãnh thổ đất liền hoặc nội thuỷ của quốc gia đó. Nó có một bề rộng nhất định được đo tính từ đường cơ sở của quốc gia và thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển đó. 

Khu vực lãnh hải của Việt Nam 

Đối với mỗi quốc gia việc xác định vùng lãnh hải và đường cơ sở rất quan trọng, vì nó xác định quyền lợi của quốc gia đó trên biển với quốc tế. Thế nên, Việt Nam đã có quy định về lãnh hải là gì và khu lãnh hải. 

Chiều rộng lãnh hải 

Chiều rộng lãnh hải được quy định rõ tại Điều 11 Luật Biển Việt Nam có quy định về lãnh hải:

"Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam".

Và trích Điều 3 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982:

"Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước".

Vậy, chiều rộng của lãnh hải chính thức xác lập không quá 12 hải lý. Đường ranh giới phía trong lãnh hải là đường cơ sở, đường ranh giới phía ngoài là đường thẳng song song với đường cơ sở; và cách đường cơ sở một khoảng cách chính bằng chiều rộng của lãnh hải.

Đường cơ sở của Việt Nam

Theo Điều 8, Luật biển Việt Nam năm 2012 có nêu rõ về đường cơ sở như sau:

“Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.” 

Như vậy, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có toạ độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố năm 1982. 

Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ. 

Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa Vịnh Bắc Bộ; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể sau:

TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM CHUẨN ĐƯỜNG CƠ SỞ DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI CỦA LỤC ĐỊA VIỆT NAM

(Phụ lục đính kèm Tuyên bố ngày 12-11-1982)

Điểm

Vị trí và địa lý

Tọa độ N

Kinh độ E

0

Nằm trên ranh giới phía Tây Nam Việt Nam và Cam-pu-chia.

 

 

A1

Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

9015’0

103027’0

A2

Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải.

8022’8

104052’4

A3

Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

8037’8

106037’5

A4

Tại Hòn Bông Lan, Côn Đảo.

8038’9

106040’3

A5

Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo.

8039’7

106042’1

A6

Tại Hòn Hải (Nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải.

9058’0

109005’0

A7

Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải.  

12039’0

109028’0

A8

Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh.

12053’8

109027’2

A9

Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh.

13054’0

109021’0

A10

Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình.

15023’1

109009’0

A11

Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên.

17010’0

107020’6

Vậy là,  đường biên giới trên biển của Việt Nam chính là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và chạy song song với đường cơ sở, cách đường cơ sở 12 hải lý. 

Chế độ pháp lý của lãnh hải 

Trích theo Luật Biển Việt Nam năm 2012 có một số quy định về chế độ pháp lý của lãnh hải tại điều 12 như sau: 

  • Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

  • Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

  • Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

  • Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

  • Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.

Vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam 

Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước là Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia. Chúng ta cùng chung một vùng biển Đông rộng lớn, vậy vùng tiếp giáp lãnh hải là gì? Có những quy định gì về vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam với nước khác?

Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?

Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam được ghi rõ tại Điều 13 Luật Biển Việt Nam năm 2012: “Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.”

Nhưng theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển tại Điều 33: 

“1. Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm:

Ngăn ngừa những phạm vi đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;

b) Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

2. Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.”

Quy định về vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam 

Việt Nam quy định rõ ràng về vùng tiếp giáp lãnh hải tại Điều 14 Luật biển Việt Nam năm 2012:

 “1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 của Luật này đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.

2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.” 

Và Trích công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982: 

“Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác.”

Trên đây là những chia sẻ về lãnh hải là gì và các khu vực lãnh hải của Việt Nam. Mong rằng với bài chia sẻ lãnh hải là gì sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về lãnh hải của Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

X