Để đánh giá một doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không người ta dựa vào chỉ số lợi nhuận gộp. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Chúng ta cùng làm rõ qua bài viết sau đây nhé
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp – tiếng anh là gross profit là tống lợi nhuận mà công ty thu về sau khi đã trừ hết các chi phí từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng.
Ngoài khái niệm lợi nhuận gộp là gì? Trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng đề cập đến một chỉ số rất quan trọng đó là tỷ suất lợi nhuận gộp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Chỉ số lợi nhuận gộp / tổng thu
Các doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận càng lớn thì doanh nghiệp đó sẽ có số lãi ròng càng cao. Vậy nên doanh nghiệp đó đang hoạt động ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu và phân biệt rõ hai khái niệm trên. Lợi nhuận gộp có đơn vị là tiền tệ còn tỷ suất lợi nhuận gộp có đơn vị là %. Cần hiểu rõ và tách biệt các khái niệm này để khi so sánh phân tích các công ty, cửa hàng với nhau, bạn sẽ có được cái nhìn rõ nét hơn về từng công ty.
Khái niệm lợi nhuận gộp là gì?
Phân biệt lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng
Để hiểu rõ sự khác nhau giữa lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng, cùng theo dõi bảng dưới đây:
Lợi nhuận gộp | Lợi nhuận ròng | |
Bản chất | Tống lợi nhuận mà công ty thu về sau khi đã trừ hết các chi phí từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay khách hàng | Khoản thu của doanh nghiệp mà sau khi đã trừ tất cả các chi phí cho hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ, thuế, các khoản nợ trong một đơn vị thời gian nhất định |
Công thức tính | Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn sản phẩm, dịch vụ Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các chi phí đã bỏ ra | Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu - tổng chi phí |
Lợi nhuận trước hay sau thuế | Trước thuế | Sau thuế |
Công thức tính lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn sản phẩm, dịch vụ
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các chi phí đã bỏ ra
Trong đó:
Giá vốn hàng hoá: Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm gồm: chi phí nhập nguyên liệu đầu vào, tiền lương cho công nhân,... hoặc là tổng giá trị sản phẩm mua vào, chi phí mua hàng (đối với thương mại)
Doanh thu thuần: Là khoản tiền mà doanh nghiệp đạt được sau khi đã bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ (đối với lĩnh vực thương mại)
Các khoản giảm trừ chi phí: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, hàng hoàn lại, chiết khấu cho khách hàng,...
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Biển xanh có tổng doanh thu trong quý 3 là 2 tỷ VNĐ (Việt Nam đồng). Bên cạnh đó chi phí đã bỏ ra để sản xuất và bán hàng hoá là 1,2 tỷ VND.
Lợi nhuận gộp của công ty Biển xanh là:
2 tỷ VNĐ - 1,2 tỷ VNĐ = 0,8 tỷ VND tức 800 triệu đồng
Sau khi trừ đi giá vốn hàng bán thì doanh nghiệp có mức gross profit là 800 triệu VNĐ
Đặc điểm cơ bản của lợi nhuận gộp
Đặc điểm cơ bản của lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp có các đặc điểm nổi bật sau:
Thể hiện rõ ràng nhất hiệu quả của các thành phần đóng góp vào quá trình kinh doanh nên được xem như là “thước đo thành công” của doanh nghiệp. Thông qua đó ta có thể đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sản xuất hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
Không những xuất hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà còn xuất hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Thay đổi và biến động theo các yếu tố phụ thuộc vào các khoản giảm trừ chi phí.
Các chỉ số để tính toán lợi nhuận gộp chỉ xem xét chi phí biến đổi, nghĩa là chi phí biến động theo mức sản lượng, ví dụ như:
Chi phí nhập nguyên vật liệu
Chi phí lao động trực tiếp
Chiết khấu cho đại lý bán hàng
Phí thanh toán thẻ tín dụng khi khách hàng sử dụng để mua hàng
Chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm
Chi phí bỏ ra để vận chuyển sản phẩm, hàng hoá.
Lợi nhuận gộp mang lại ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp là một trong những chỉ số không thể thiếu trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh. Vậy lợi nhuận gộp có vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Doanh nghiệp, công ty sử dụng lợi nhuận gộp để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Tuy vậy, vì quá trình sản xuất và kinh doanh có rất nhiều công đoạn nên không ít doanh nghiệp đã nhầm lẫn trong quá trình thực hiện tính chỉ số lợi nhuận gộp, nhầm lẫn giữa lãi và lỗ.
Mặt khác những tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh dựa vào cảm quan và không có tính toán cụ thể. Việc lên kế hoạch chi tiết từng loại chi phí và vai trò của nó trong quá trình kinh doanh là rất cần thiết bởi nó giúp người kinh doanh đánh giá đúng hơn tình hình hoạt động của công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Qua đó biết kiểm soát chi phí và đưa ra những định hướng kinh doanh phù hợp.
Chỉ số lợi nhuận gộp ở mức âm (-): Báo hiệu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả đang trong tình trạng bù lỗ. Biết được thực trạng doanh nghiệp sẽ có phương án giải quyết sớm tránh được nhiều tổn thất.
Chỉ số lợi nhuận gộp ở mức dương (+): Thể hiện doanh nghiệp đang phát triển tốt cần phát huy đầu tư thêm mở rộng quy mô thị trường và phát triển sản phẩm mới để tăng lợi nhuận.
Lợi nhuận gộp còn là một chỉ tiêu để so sánh, đánh giá các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Đây là chỉ số thể hiện hiệu quả kinh doanh, nên nếu doanh nghiệp có lợi nhuận gộp cao so với các đối thủ cùng ngành, qua đó ta có thể biết được công ty, doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không.
Kiểm soát được các chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm từ đó doanh nghiệp có thể cân nhắc tối giản các khâu tạo ra sản phẩm.
Quản lý được khả năng sinh lời để phân bổ nguồn lực hợp lý và xây dựng định hướng phát triển phù hợp.
Là một trong các chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực trên thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận gộp
Để doanh nghiệp hoạt động và phát triển tốt ngoài việc tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì?, chúng ta cũng cần biết về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp bao gồm:
Chi phí bỏ ra thu mua nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Tiền lương cho công nhân
Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất,cung cấp sản phẩm và dịch vụ
Chi phí nhập kho và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm.
Doanh thu từ việc bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ
Tiền phí thu mua nguyên vật liệu và các chi phí cho sản xuất
Chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng, kho bãi, điện nước,… phục vụ quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng và các chi phí liên quan đến các hoạt động quảng bá sản phẩm ra thị trường,…
Trên đây là toàn bộ các thông tin một cách chi tiết và cụ thể liên quan đến chủ đề lợi nhuận gộp là gì? một cách ngắn gọn và chính xác nhất. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu và có thêm kiến thức mới cho mình nhé.