Công đoàn đại diện cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động. Muốn rút khỏi BCH công đoàn phải dùng đơn nào? Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn ra sao?
Công đoàn là gì? Theo Điều 1 Luật Công đoàn 2012 thì công đoàn là có thể hiểu là: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; Đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; Tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Như vậy có thể hiểu công đoàn là một tổ chức chính trị - xã hội đại diện, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân và người lao động. Công đoàn có quyền tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nhà nước, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế,... Và một số hoạt động khuyến khích phát triển cho người lao động. Nhìn chung, đây là một tổ chức mà người lao động có thể nhờ hỗ trợ khi có dấu hiệu quyền lợi của mình bị người sử dụng lao động xâm phạm. |
Ban chấp hành công đoàn là gì?
Ban chấp hành công đoàn là gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ngày 03/02/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.
Hiện nay, hệ thống tổ chức công đoàn các cấp theo quy định tại Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam gồm có các cấp sau:
Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện);
Công đoàn ngành địa phương;
Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);
Công đoàn tổng công ty;
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi chung là công đoàn cơ sở).
Để có một công đoàn hoạt động một cách minh bạch, hiệu quả cần có một lượng lượng cán bộ ban chấp hành công đoàn tham gia vào công cuộc quản lý, thanh tra, giám sát,... Trong đó, ban chấp hành công đoàn sẽ chia thành 04 cấp gồm: Cấp Trung ương; Cấp tỉnh, ngành trung ương; Cấp trên trực tiếp cơ sở và cuối cùng là cấp cơ sở.
Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn
Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn
Hoạt động công đoàn được điều hành bởi ban chấp hành công đoàn, tuy nhiên do nhiều lý người trong ban chấp hành công đoàn xin rút khỏi công đoàn.
Lúc này, ban chấp hành có nhu cầu rút khỏi công đoàn cần phải chuẩn bị mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn, trong đó phải đầy đủ các nội dung về thông tin, vị trí, lý do xin rút,... Để được chấp thuận như mong muốn.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
……..ngày….tháng….năm….
ĐƠN XIN RÚT KHỎI BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
Kính gửi: Ban chấp hành công đoàn….
– Căn cứ Luật công đoàn năm….;
– Căn cứ ……..;
Tên tôi là: NGUYỄN VĂN A, Sinh ngày 17 tháng 10 năm 1990
CMND/thẻ CCCD số: 012543 Ngày cấp 20/8/ 2015 Nơi cấp: Công an Hà Nội
Địa chỉ thường trú: số nhà….Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Chỗ ở hiện nay: số nhà…Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: ……………………………………………….…………………
Tôi xin trình bày với Công đoàn một việc như sau:
Tôi là……………………………………………………………………………..…
Hiện đang làm việc tại ……………………………………………………………….
Ngày gia nhập công đoàn doanh nghiệp:….........................................................
Sau đây tôi xin trình bày nội dung sự việc, lý do đề nghị xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Vì lý do trên, nên tôi làm đơn này để xin được rút khỏi ban chấp hành công đoàn.
Tôi xin cam kết những thông tin tôi đã nêu trên là sự thật. Kính mong ban chấp hành công đoàn xem xét và giải quyết đề nghị của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
Người lao động có bắt buộc phải tham gia công đoàn hay không?
Theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Cùng đó, theo khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau: Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, hiện nay không có quy định nào bắt buộc người lao động phải bắt buộc tham gia công đoàn mà chỉ quy định về người lao động có quyền thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn một cách tự nguyện.
Trên đây là bài viết “Mẫu đơn xin rút khỏi ban chấp hành công đoàn”. Nếu bạn có vấn đề nào thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ