Môi trường là một khái niệm quen thuộc với chúng ta và có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường. Qua bài viết sau đây hãy cùng tìm hiểu về môi trường là gì? Vai trò và các biện pháp bảo vệ môi trường.
Cần hiểu rõ khái niệm môi trường là gì?
Môi trường là gì? Ví dụ về môi trường
Môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên (Không khí, đất, nước, hệ sinh thái,...) và các yếu tố nhân tạo (Các yếu tố do con người tạo ra: Di tích lịch sử, khu nhà máy sản xuất, khu dân cư,...) bao quanh con người nhằm duy trì và phát triển cuộc sống. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết với nhau và có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại, đời sống của con người và các sinh vật khác.
Trong Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Việt Nam có quy định:
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Trong chương trình phát triển UNEP của Liên Hợp Quốc có đưa ra định nghĩa: Môi trường là tổng hòa tất cả các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến cuộc sống, phát triển và tồn tại của một tổ chức sinh vật. Môi trường có liên quan đến các điều kiện vật lý ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa chất, thiên tai, hiểm họa) và các dịch vụ hệ sinh thái chứa đựng chúng (như Cacbon, các thuỷ học,...).
Ví dụ: Đại dương là môi trường nước, nơi chiếm hơn 71% bề mặt trái đất. Đại dương còn có vai trò vô cùng quan trọng là cung cấp hầu hết lượng oxy cho trái đất và một lượng hơi nước lớn nhằm sinh ra mây, tạo mưa duy trì sự sống cho các sinh vật trên trái đất.
Môi trường giúp cho con người duy trì sự sống và phát triển sản xuất
Phân loại môi trường
Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2020, có thể phân loại môi trường thành 4 thành phần sau:
- Môi trường nước: Môi trường nước là môi trường bao quanh các cá thể có thể sinh sống, tương tác và tác động lẫn nhau qua nước (Ao, hồ, sông, suối, đại dương,...).
- Môi trường đất: Môi trường đất là môi trường nuôi dưỡng các thực vật, sinh vật,... và là không gian để con người và một số loài sinh vật có thể xây dựng môi trường sống.
- Môi trường không khí: Môi trường không khí là bao gồm tất cả các khí bao quanh con người và có nhiệm vụ duy trì sự sống cho tất cả sinh vật trên trái đất.
- Di sản thiên nhiên: Di sản thiên nhiên là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội, bao gồm tất cả các sinh vật đã và đang tồn tại, phát triển trong khu vực có di sản thiên nhiên.
Môi trường được phân loại thành 4 thành phần khác nhau
Vai trò của môi trường đối với đời sống con người hiện nay
Môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và mọi sinh vật sống. Nếu không có môi trường, không có loài sinh vật nào có thể tồn tại trên trái đất.
- Thứ nhất, môi trường cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì và phát triển đời sống sản xuất của con người.
- Thứ hai, môi trường là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra và phân hủy chúng nhằm cân bằng hệ sinh thái trên trái đất.
- Thứ ba, môi trường là một “Thư viện” lưu trữ các thông tin về trái đất, lịch sử hình thành và tiến hóa tạo nền tảng giúp cho con người có thêm kiến thức và phát triển.
- Thứ tư, môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động xấu bên ngoài. Ví dụ cụ thể, bầu khí quyển bảo vệ con người và các sinh vật bằng cách hấp thụ tia cực tím từ mặt trời và điều chỉnh sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
Môi trường là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người
Những biện pháp bảo vệ môi trường là gì?
Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm và trở nên tồi tệ vì những hành động, việc làm kể cả khách quan hay chủ quan của con người. Vậy những biện pháp để bảo vệ môi trường là gì? Trả lời cho câu hỏi trên, những biện pháp bảo vệ môi trường có thể kể đến là:
- Trồng thêm nhiều cây xanh, cải tạo rừng
- Đối với mọi sinh vật trên trái đất, cây xanh là nguồn cung cấp oxi và đồng thời là nơi hấp thụ khí cacbonic trong không khí. Đối với hệ sinh thái, cây xanh có vai trò như người bảo vệ giúp giảm xói mòn đất, tạo môi trường sống cho nhiều loài động vật và duy trì hệ sinh thái bền vững. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải trồng thêm thật nhiều cây xanh xung quanh nơi sinh sống.
- Bên cạnh đó, rừng cũng là nguồn tài nguyên quan trọng nhưng nó đang bị khai thác quá mức khiến cho các thiên tai, thảm họa thiên nhiên xảy ra thường xuyên. Vì vậy, nhà nước nên đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để thắt chặt quản lý nguồn tài nguyên này và mỗi người cần phải có ý thức không chặt phá rừng bừa bãi để bảo vệ lá phổi xanh của trái đất.
- Hạn chế sử dụng các vật dụng, hóa chất khó phân hủy, gây hại cho môi trường
Để từng bước giảm thiểu áp lực lên môi trường, chúng ta cần chuyển đổi ưu tiên sử dụng các chất liệu, vật dụng là từ thiên nhiên. Ví dụ như các loại hóa chất dùng trong thức ăn, bọc ni lông, thuốc trừ sâu,....
- Sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo
Việc sử dụng quá nhiều nguồn năng lượng, tài nguyên không thể tái tạo được (Than đá, dầu mỏ,...) sẽ gây ra tình trạng khan hiếm và phát sinh ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Thay vào đó, ta có thể chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch như: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời,...
- Tiết kiệm điện năng
Hầu như các nguồn điện năng ta đang sử dụng hiện nay được tạo ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch hoặc giải phóng từ các lò năng lượng hạt nhân. Việc làm này tạo ra một lượng khí thải khổng lồ làm ô nhiễm không khí. Thế nên, ta cần phải có ý thức sử dụng tiết kiệm điện hoặc chuyển qua việc sử dụng nguồn điện tạo ra từ nguồn năng lượng sạch như: Pin năng lượng mặt trời,...
Nhiều hoạt động trồng cây “phủ xanh đồi trọc” được triển khai hiện nay
Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường
Nhằm đảm bảo việc bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm chỉnh và đúng đắn, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường như sau:
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 do Quốc hội ban hành: Quy định về các hoạt động trong bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mỗi cá nhân trong việc thực hiện bảo vệ môi trường.
- Nghị định Chính phủ số 08/2022/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường: Nghị định này đưa ra những quy định chi tiết, thắt chặt hơn cho một số điều khoản trong Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường: Quy định các hành vi được cho là vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt, mức phạt và các biện pháp để khắc phục những hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Kết luận
Trên đây là môi trường là gì? Vai trò và các biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thể hiểu hơn về môi trường cũng như các vấn đề xoay quanh chủ đề này, để có thể bảo vệ môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.