hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 03/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? Liên hệ với SCB thế nào?

Ngân hàng scb là ngân hàng gì? Ngân hàng SCB có bao nhiêu chi nhánh? SCB có lãi suất tiền gửi là bao nhiêu?... Những câu hỏi trên đây là những vấn đề giúp khách hàng, bạn đọc hình dung nên một SCB với đầy đủ những thông tin cơ bản nhất. Ngoài ra, là một ngân hàng nên SCB có rất nhiều những ngành nghề, nghiệp vụ kinh doanh tài chính, đầu tư…mà chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm.

Mục lục bài viết
  • 1. Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? 
  • 1.1 Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?
  • 1.2 Một số thông tin cơ bản về 3 ngân hàng hợp thành ngân hàng SCB là gì?
  • 2. Sản phẩm dịch vụ mà SCB cung cấp gồm những gì?
  • 2.1 SCB có các sản phẩm thẻ nào?

1. Ngân hàng SCB là ngân hàng gì? 

SCB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có các sản phẩm dịch vụ rất đa dạng, ưu đãi đối với khách hàng. SCB có tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Một số nét cơ bản về SCB như sau:

1.1 Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?

Cũng giống các ngân hàng được hoạt động, thành lập hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản có liên quan khác. SCB cũng có một số thông tin cơ bản để giúp khách hàng phân biệt, nhận biết với các ngân hàng khác như sau:

Tiêu chí

Nội dung

Tên đầy đủ

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Tên viết tắt/tên thương mại hay dùng

SCB

Tên giao dịch bằng tiếng anh

SAIGON COMMERCIAL BANK

SWIFT CODE

SACLVNVX

Năm thành lập

26/12/2011 (chính thức hoạt động vào năm 2012)

Cơ sở thành lập

Hợp nhất 03 ngân hàng gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) (tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Quế Đô được thành lập vào năm 1992), Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Hội sở (trụ sở chính)

19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Vốn điều lệ (tính từ 30/06/2021)

Hơn 20 nghìn tỷ đồng (chính xác là 20.020.000.000.000 đồng)

Điện thoại

(028) 2222 8686

Fax

(028) 3922 5888

Hotline

1900 6538 hoặc 1800 545438

Email

chamsockhachhang@scb.com.vn

Website

https://www.scb.com.vn/

Ngành nghề kinh doanh

- Các hoạt động ngân hàng;

- Dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản;

- Mua bán trái phiếu;

- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trong nước và quốc tế;

- Đại lý bảo hiểm;

- Kinh doanh vàng miếng;

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn đầu tư;

…………

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Ông Bùi Anh Dũng

Quyền Tổng Giám đốc

Ông Trương Khánh Hoàng

Trưởng Ban Kiểm soát

Ông Lưu Quốc Thắng

Giá trị cốt lõi mà SCB hướng tới

- Khách hàng là trọng tâm;

- Đổi mới và sáng tạo;

- Phát triển nguồn nhân lực;

- Cam kết lợi ích;

- Hợp tác cùng phát triển;

Tầm nhìn

- Tạo giá trị bền vững cho khách hàng, tổ chức;

- Góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước;

Sứ mệnh

- Trở thành đối tác tin cậy bằng việc cung cấp giải pháp tài chính và chất lượng dịch vụ tối ưu cho Khách hàng;

- Tạo dựng môi trường làm việc năng động, tận tâm và chú trọng phát triển nguồn nhân lực;

- Mang lại lợi ích và giá trị bền vững cho cổ đông;

Mạng lưới

Hơn 239 phòng giao dịch, chi nhánh trên tổng số 29 tỉnh, thành phố trên cả nước

Trên đây là một số thông tin cơ bản về SCB mà khách hàng có thể quan tâm, tìm hiểu.

ngan hang scb la ngan hang gi

1.2 Một số thông tin cơ bản về 3 ngân hàng hợp thành ngân hàng SCB là gì?

Thông qua việc tìm hiểu một số thông tin cơ bản về SCB, chắc hẳn nhiều bạn đọc đã hình dung ra được phần nào ngân hàng SCB là ngân hàng gì. Trong cơ cấu của SCB có 03 ngân hàng đã hợp nhất, tạo thành, vậy, trước khi trở thành SCB hợp nhất vào năm 2011, 3 ngân hàng trên có đặc điểm gì?

SCB được cấp giấy phép hoạt động vào tháng 12 năm 2011, chính thức hoạt động vào năm 2012. SCB được thành lập dựa trên sự hợp nhất của 03 ngân hàng là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Một số thông tin cơ bản về 3 ngân hàng thành lập nên SCB như sau:

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)

Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất (Ficombank)

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank)

- Tiền thân là ngân hàng thương mại cổ phần Quế Đô được thành lập vào năm 1992.

Đến tháng 04/2003, ngân hàng thương mại cổ phần Quế Đô được đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB);

- Năm 2010, SCB có 132 điểm giao dịch trải dài từ Bắc vào Nam.

- Thành lập vào năm 1993;

- Tính đến năm 2011 (trước thời điểm hợp nhất), Ficombank có 26 điểm giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn khác trong cả nước.

- Tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Tân Việt, được thành lập vào năm 1992. Đến tháng 06/2006, đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Thái Bình Dương.

Đến năm 2008, một lần nữa đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa;

- Tháng 09/2011, Ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa có 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc để phục vụ khách hàng trước khi chính thức được hợp nhất thành SCB;

2. Sản phẩm dịch vụ mà SCB cung cấp gồm những gì?

Sau khi biết được ngân hàng SCB là ngân hàng gì, HieuLuat cung cấp thêm cho bạn đọc những sản phẩm tài chính cốt lõi mà SCB mang đến cho khách hàng để bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về SCB.

SCB là ngân hàng được thành lập, hoạt động theo pháp luật về tài chính, ngân hàng của Việt Nam, do vậy, các sản phẩm mà SCB cung cấp sẽ liên quan đến hoạt động ngân hàng và các hoạt động tài chính mà SCB được phép thực hiện. Có thể liệt kê như hoạt động cấp tín dụng, nhận tiền gửi, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cùng các nghiệp vụ tài chính khác.

Cụ thể như sau:

2.1 SCB có các sản phẩm thẻ nào?

Các sản phẩm thẻ của SCB được áp dụng đối với cả hai đối tượng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Mỗi đối tượng khách hàng, SCB sẽ có các sản phẩm thẻ tương ứng, gồm:

Khách hàng cá nhân

Khách hàng doanh nghiệp

- Thẻ tín dụng:

+ Thẻ SCB Mastercard World: Lãi suất 1,83%/tháng;

+ Thẻ SCB S-Care: Lãi suất 2.17%/tháng;

+ Thẻ SCB Mastercard Gold: Lãi suất 2%/tháng;

+ Thẻ SCB Mastercard Standard: Lãi suất 2%/tháng;

+ Thẻ SCB Visa Gold: Lãi suất 2,16%/tháng;

+Thẻ SCB Visa Standard: Lãi suất 2,16%/tháng;

- Thẻ thanh toán:

+ Thẻ SCB Mastercard Standard;

+ Thẻ SCB Mastercard Begreat;

+ Thẻ S-Digital;

+ Thẻ SCB BeYou Cung hoàng đạo;

- Thẻ tín dụng:

+ Thẻ SCB Biz MasterCard: Lãi suất theo quy định của SCB trong từng thời kỳ;

- Thẻ thanh toán:

+ Thẻ thanh toán quốc tế SCB C-MasterCard Business Debit;

+Thẻ thanh toán quốc tế SCB C-MasterCard Premium Business Debit;

ngan hang scb la ngan hang gi

2.2 SCB có gói cho vay nào?

Các sản phẩm cấp tín dụng (cho vay) là rất đa dạng của SCB, thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Cụ thể:

Khách hàng cá nhân

Khách hàng doanh nghiệp

- Vay mua xe ô tô tiêu dùng;

- Vay mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và xây dựng, cải tạo nhà ở;

- Vay tiêu dùng có bảo đảm;

- Vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm (hay thường gọi là vay tín chấp);

- Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi do SCB phát hành;

- Vay cầm cố tài sản tiền gửi;

- Vay mua xe ô tô kinh doanh;

- Vay bổ sung vốn kinh doanh;

- Vay thấu chi bổ sung vốn kinh doanh;

- Vay phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Cho vay mua nhà đất linh hoạt;

- Cho vay mua nhà dự án;

- Cho vay thấu chi tiêu dùng không có tài sản bảo đảm;

- Vay có tài sản bảo đảm đối với khách hàng là nông dân;

- Vay vốn kinh doanh;

- Cấp tín dụng cho các khách hàng thương mại, sản xuất cà phê;

- Cấp tín dụng cho khách hàng thương mại, sản xuất phân bón;

- Cấp tín dụng cho khách hàng sản xuất, thương mại thép;

- Cho vay theo chủ trương của Nhà nước;

- Cho vay bổ sung vốn lưu động;

- Cho vay góp vốn vào doanh nghiệp, dự án kinh doanh;

- Cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI);

- Cấp tín dụng bảo đảm bằng số dư tiền gửi do SCB phát hành;

- Cho vay đầu tư tài sản cố định;

- Cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng cư trú;

…………………………

2.3 SCB có các sản phẩm tiền gửi nào?

Cũng giống các sản phẩm cho vay, sản phẩm tiền gửi/tiết kiệm của SCB cũng có rất nhiều sự lựa chọn. Các sản phẩm tiền gửi của SCB có thể kể đến như:

Khách hàng cá nhân

Khách hàng doanh nghiệp

- Chứng chỉ tiền gửi SCB ngắn hạn;

- Tiền gửi có kỳ hạn dành cho khách hàng cá nhân;

- Chứng chỉ tiền gửi 24 tháng;

- Tiền gửi tiết kiệm online;

- Tiền gửi tiết kiệm thường;

- Tiết kiệm Phát Lộc Tài;

- Tiết kiệm song hành - bảo hiểm Hoàn Tâm;

- Tiền gửi có kỳ hạn:

+ Chứng chỉ tiền gửi doanh nghiệp;

+ Chứng chỉ tiền gửi 24 tháng;

+ Tiền gửi S-Flex;

+ Tiền gửi đầu tư ưu việt;

+ Tiền gửi có kỳ hạn thông thường;

- Tiền gửi ký quỹ:

+ Tiền gửi ký quỹ bảo đảm hoạt động kinh doanh ngành nghề;

2.4  Mở tài khoản tại SCB có dễ không?

Việc mở tài khoản tại SCB được thực hiện theo các thủ tục thông thường. Khách hàng vẫn cần có giấy tờ tùy thân, liên hệ với các chi nhánh, phòng giao dịch của SCB trên toàn quốc để được phục vụ.

Các sản phẩm liên quan đến tài khoản mà SCB cung cấp bao gồm:

- Tài khoản thanh toán S-Free;

- Tài khoản thanh toán S-Digital: Thanh toán liên ngân hàng;

- Tài khoản thanh toán Lộc - Phát: Thanh toán liên ngân hàng với hạn mức tối đa là 03 tỷ/ngày;

- Tài khoản thanh toán thông thường bằng ngoại tệ;

2.5 Sản phẩm, dịch vụ khác của SCB là gì?

Ngoài các sản phẩm cơ bản là cấp tín dụng, nhận tiền gửi thì SCB còn rất nhiều các nghiệp vụ, lĩnh vực hoạt động như chúng tôi đã trình bày ở trên để khách hàng tham khảo, sử dụng. SCB cung cấp cho mỗi khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp những dịch vụ, sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng, cụ thể như:

Khách hàng cá nhân

Khách hàng doanh nghiệp

- Chuyển tiền quốc tế;

- Ngoại tệ và vàng: Các hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ như mua bán,...;

- Các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm ung thư, bảo hiểm Bảo Long, bảo hiểm nhân thọ, các sản phẩm bảo hiểm tài chính...;

- Các dịch vụ như: Thanh toán bảo hiểm Bảo Long/Manulife, chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7, dịch vụ chuyển tiền/nhận tiền đầu tư chứng khoán, dịch vụ ngân quỹ (liên quan đến kiểm đếm, thu hộ, thu đổi tiền mặt, giữ hộ tài sản…), dịch vụ thanh toán hóa đơn…

- Thanh toán quốc tế:

- Tài trợ thương mại: Tài trợ nhập khẩu theo UPAS L/C; Tài trợ nhập khẩu bằng chính lô hàng nhập khẩu; Tài trợ nhập khẩu hàng từ Đài Loan,...;

- Ngoại tệ và vàng dành cho khách hàng doanh nghiệp;

- Chứng thư bảo lãnh;

- Các dịch vụ: Dịch vụ S-Payroll; dịch vụ quản lý tài khoản phải chi như thanh toán hóa đơn, chi hộ lương, nộp thuế nội địa thông thường, chi định kỳ, thanh toán phí Logistics, nộp thuế xuất nhập khẩu điện tử 24/7,...;

3. Sản phẩm e-banking của SCB gồm những loại nào?

Khi đã có sự hiểu biết nhất định về ngân hàng SCB là ngân hàng gì, sản phẩm tiền gửi, cho vay của SCB là bao nhiêu thì chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ có mong muốn tìm hiểu về các giải pháp điện tử, ngân hàng điện tử/dịch vụ điện tử (gọi tắt là E-Banking) mà SCB đang cung cấp. Cụ thể, E-Banking là dịch vụ ngân hàng điện tử giúp khách hàng, đối tác của SCB có thể nhanh chóng thực hiện các giao dịch, bảo đảm kết nối xuyên suốt, nhanh chóng, hiệu quả.

E-Banking của SCB hiện nay cung cấp 4 loại dịch vụ là:

- S-Connect: Giải pháp giúp khách hàng kết nối, quản lý tài chính trên các thiết bị điện tử nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện như máy tính, điện thoại…;

- SMS tiết kiệm: Dịch vụ thông báo những thay đổi về số dư có kỳ hạn của khách hàng nhanh chóng;

- SMS Banking: Khách hàng nhận được các thông tin nhanh chóng, thuận tiện về thông tin tài khoản của mình thông qua số điện thoại đã đăng ký với SCB;

- QR EASY: Đây là dịch vụ thanh toán hiện đại thông qua điện thoại thông minh qua ứng dụng SCB Mobile Banking;

4. Mua tài sản phát mại của SCB có được không?

Mua tài sản phát mại tại SCB chính là việc mua các loại tài sản (bất động sản, động sản, khoản nợ) mà SCB thực hiện khi xử lý tài sản bảo đảm.

Một số các hình thức mua bán các loại tài sản để khách hàng quan tâm có thể cân nhắc, tìm hiểu như:

- Mua bán trực tiếp;

- Mua bán thông qua đấu giá tài sản;

Vậy nên, khách hàng có thể mua tài sản phát mại của SCB. Trường hợp khách hàng cần nhiều thông tin hơn về các sản phẩm, tài sản phát mại của SCB có thể liên hệ với các phòng giao dịch, chi nhánh của SCB, qua website chính thức của SCB hoặc qua hotline 19006538 hoặc 1800545438 để được hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp.

ngan hang scb la ngan hang gi

5. SCB và Sacombank có phải là tên của một ngân hàng không?

Thực tế cho thấy, khá nhiều khách hàng nhầm lẫn SCB là tên viết tắt của ngân hàng Sacombank. Đây hoàn toàn là sự nhầm lẫn. Khách hàng cần phân biệt như sau:

Tiêu chí

SCB

Sacombank

Tên đầy đủ

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn;

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Tên viết tắt

SCB

Sacombank

SWIFT CODE

SACLVNVX

SGTTVNVX.

Như vậy, SCB và Sacombank là tên viết tắt của hai ngân hàng hoạt động độc lập là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Về nghiệp vụ, hai ngân hàng này được cấp phép hoạt động và thực hiện các hoạt động tài chính, ngân hàng riêng biệt.

6. Cách thức liên hệ với SCB là gì?

Liên hệ với SCB bằng một trong những cách thức sau đây:

- Trực tiếp tại hội sở của SCB tại 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh;

- Hoặc trực tiếp tại các chi nhánh, phòng giao dịch của SCB;

- Qua tổng đài:

Đối với khách hàng trong nước:

+ 1900 6538 (chung);

+ Hoặc 1800 5454 38 (dành cho Cá nhân Hội viên Premier (Sapphire/Ruby/Diamond/Diamond Plus), Chủ thẻ Visa Platinum/MasterCard World/MasterCard BeGreat; - KH Doanh nghiệp VIP ((Platinum Plus/Platinum/Gold/Titantium/Silver), Chủ thẻ SCB C-MasterCard/SCB BIZ MasterCard);

Khách hàng ở nước ngoài:

+ Gọi SCB theo số: +8428 73006538 hoặc +8428 73025999;

+ Số điện thoại dự phòng của SCB: +8428 66833906 hoặc +8428 66833907;

- Qua email: chamsockhachhang@scb.com.vn

- Qua website: https://www.scb.com.vn/

- Qua các trang mạng xã hội:

+ Facebook: Facebook của SCB có tên “SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn” hoặc theo đường link: https://www.facebook.com/SCBNganHangTMCPSaiGon/

+ Zalo: Tên zalo của SCB “SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn” hoặc theo đường link: http://zalo.me/1213405950927833331

- Liên hệ bộ phận tuyển dụng của SCB: Phòng Thu hút Nhân tài: (028) 2222 8686 ext 8347

- Qua bưu điện: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Mảng Call Center, địa chỉ: Lầu 06 – Tòa nhà 242 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Trên đây là các cách thức liên hệ với SCB.

7. SCB có làm việc vào ngày thứ 7 không?

Theo thông tin từ trang chủ của SCB, thời gian làm việc chính thức của SCB như sau:

Đối với Đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống SCB

Thời gian giao dịch ngoài giờ trên toàn hệ thống của SCB

Đối với SCB An Đông Plaza

+ Sáng: 08h00 – 12h00 (Từ thứ 2 đến thứ 7)

+ Chiều: 13h00 – 16h30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)

+ Chiều thứ 7: 13h00 – 17h30

+ Sáng Chủ nhật: 09h00 – 12h00

  • Sáng: 08h30 – 12h00 (Từ thứ 2 đến thứ 7)

+ Chiều: 13h00 – 17h30 (Từ thứ 2 đến thứ 6)

Vậy nên SCB có làm việc vào ngày thứ 7, sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h đến 17h30.

Trên đây là giải đáp về ngân hàng scb là ngân hàng gì?​ Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Không có sổ đỏ có vay ngân hàng được không?

Có thể bạn quan tâm

X