Thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế làm cho nhu cầu lựa chọn ngành học liên quan đến kinh tế ngày càng tăng, đặc biệt là ngành ngoại thương. Vậy ngành ngoại thương là gì? Cơ hội việc làm của ngành ngoại thương ra sao? Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây để có câu trả lời chi tiết cho ngành học này nhé.
Khái niệm ngoại thương là gì?
Ngoại thương là gì?
Một trong những lĩnh vực được chú trọng để phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị của Việt Nam chính là ngoại thương. Vậy ngoại thương là gì? Ngoại thương bao gồm những hoạt động gì?
Ngoại thương là từ chỉ các hoạt động thương mại, dịch vụ, buôn bán và trao đổi hàng hoá giữa các các quốc gia với nhau. Bên cạnh các hoạt động trao đổi hàng hoá thì ngoại thương còn là hoạt động giao lưu văn hoá để học hỏi kinh nghiệm và lưu dấu ấn của đất nước với bạn bè quốc tế.
Ngoại thương là gì?
Các hoạt động của ngành ngoại thương
Hoạt động ngoại thương là gì? Hoạt động ngoại thương là những hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi của một đất nước bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hoá nước ngoài về lại cho đất nước.
Các hoạt động của ngoại thương bao gồm:
- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình.
- Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hữu hình.
- Hoạt động gia công thuê cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc thuê nước ngoài gia công ngược lại.
- Hoạt động xuất khẩu hàng hoá tại chỗ.
- Hoạt động chuyển khẩu và tái xuất khẩu.
Như vậy, ngoại thương là những hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi của đất nước.
Những lưu ý khi theo đuổi ngành ngoại thương
Ngành ngoại thương là một trong những ngành nghề “hot” được rất nhiều bạn học sinh lựa chọn để học. Vậy thi ngành ngoại thương nên chọn khối nào? Những lưu ý khi theo đuổi ngành ngoại thương là gì?
Ngành ngoại thương nên thi khối nào?
Ngành ngoại thương nên thi khối nào?
Để theo đuổi ngành ngoại thương các bạn học sinh có thể lựa chọn các khối thi tự nhiên hoặc xã hội phù hợp với điểm mạnh môn học của mình. Sau đây là tổ hợp các khối và môn học để thi ngành ngoại thương là gì.
Tổ hợp khối tự nhiên gồm các môn:
- Khối A00: Toán, Vật lý và Hoá học.
- Khối A01: Toán, Anh văn và Vật lý.
Tổ hợp các khối xã hội gồm các môn:
- Khối thi C: Ngữ văn, Địa Lý và Lịch sử.
- Khối thi C01: Ngữ Văn, Toán học và Vật Lý.
- Khối thi C02: Ngữ Văn, Toán học và Hoá học.
- Khối D00; Khối D01: Ngữ Văn, Toán học và Anh văn.
- Khối thi D03: Ngữ văn, Toán học và Tiếng Pháp.
- Khối thi D04: Ngữ văn, Toán học và Tiếng Trung.
- Khối thi D06: Ngữ văn, Toán học và Tiếng Nhật.
- Khối thi D07: Toán học, Hoá học và Anh Văn.
- Khối thi D09: Toán học, Lịch sử và Anh Văn.
- Khối thi D14: Ngữ Văn, Lịch sử và Anh Văn.
Các trường đào tạo ngành ngoại thương
Việt Nam có rất nhiều trường đào tạo ngành ngoại thương, mỗi trường sẽ có điểm thi đầu vào khác nhau. Dưới đây là danh sách các trường, ngành học và khối thi tuyển đầu vào cho ngành ngoại thương là gì.
Tên trường đại học | Các ngành học | Khối thi |
Đại học kinh tế quốc dân | Kinh tế quốc tế; Kinh doanh quốc tế; Logistic và quản lý chuỗi cung ứng; Kinh doanh thương mại | A; A01; D01; D07 |
Học viện Ngân Hàng | Luật kinh tế; Kinh tế quốc tế | A; A01; C; D01; D07; D09; D14 |
Đại học Ngoại thương Hà Nội | Kế toán; Kinh tế quốc tế; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Ngành kinh tế | A; A01; D; D01; D03; D04; D06; D07 |
Đại học Ngoại thương Hồ Chí Minh | Tài chính ngân hàng; Kế toán; Kinh doanh quốc tế | A; A01; D01; D06; D07 |
Đại học Bách Khoa Hà Nội | Logistic và quản lý chuỗi cung ứng | A01; D01; D07 |
Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh | Logistic và quản lý chuỗi cung ứng | A; A01 |
Đại học Ngân hàng | Luật kinh tế; Kinh tế quốc tế | A; A01;C; D01; D07 |
Đại học kinh tế tài chính Hồ Chí Minh | Logistic và quản lý chuỗi cung ứng; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Tài chính quốc tế | A; A01; C; C01; D01 |
Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh | Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Luật quốc tế | A; A01; C; C01; D01; D96 |
Đại học Cần Thơ | Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại | A; A01; C02; D01 |
Ngoài các trường trên còn các trường khác cũng đào tạo ngành ngoại thương là gì như: Học viện ngoại giao; Đại học kinh tế- tài chính; Đại học giao thông vận tải; Đại học Thăng Long; Đại học Văn Lang; Đại học Hoa Sen; Đại học Quốc tế Sài Gòn; Đại học Hồng Bàng; Đại học Thái Nguyên; Đại học An Giang; Đại học Công nghệ Miền Đông,...
Ngành ngoại thương được học những gì?
Sinh viên ngành ngoại thương sẽ được học các kiến thức về xuất nhập khẩu, kinh tế, tài chính, kinh doanh quốc tế,... cũng như các kỹ năng liên quan nhằm phục vụ cho công việc sau khi ra trường.
Cụ thể các môn học như: hoạt động thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, quản trị chuỗi cung ứng, Logistic, luật quốc tế,... và các kỹ năng về việc làm như kỹ năng dự báo thị trường, kỹ năng thẩm định hợp đồng, kỹ năng phân phối hàng hoá xuất nhập khẩu, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán, thương lượng với khách hàng,...
Mục đích các môn học là sau khi ra trường sinh viên có thể nắm các kiến thức về ngành ngoại thương để đi làm như:
- Trao đổi và đàm phán các hoạt động về mua bán, trao đổi hàng hoá, các dịch vụ quốc tế.
- Triển khai và thẩm định các loại hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân phối hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Quản lý và giải quyết các rủi ro trong quá trình mua bán sản phẩm cũng như rủi ro trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Đánh giá về tình hình kinh tế thị trường trong và ngoài nước.
Những lưu ý khi theo đuổi ngành ngoại thương
Để theo đuổi được ngành ngoại thương cùng định hướng nghề nghiệp gắn với ngành này, thì các bạn sinh viên cần nắm vững các kiến thức chuyên môn cũng như tăng cường các kỹ năng mềm và cứng như:
- Ngoại ngữ, tin học.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng đàm phán, phản biện, thương lượng.
- Kỹ năng xử lý tình huống kinh doanh.
- Kỹ năng lãnh đạo.
- Kỹ năng lập kế hoạch.
- Kỹ năng quản lý thời gian…
Ngoài ra, ngành ngoại thương cần rất nhiều kỹ năng khác cũng như rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế và đặc biệt tinh thần học hỏi từ đồng nghiệp.
Học ngành ngoại thương có cơ hội làm trong các doanh nghiệp nước ngoài
Cơ hội việc làm ngành ngoại thương như thế nào?
Ngành ngoại thương là một trong những ngành học sáng giá và có rất nhiều nghề nghiệp liên quan đến ngoại thương để sinh viên có thể lựa chọn. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm các công việc liên quan đến ngành xuất nhập khẩu, kinh doanh, thương mại, luật quốc tế, luật thương mại,...
Dưới đây là các vị trí tiêu biểu có thể lựa chọn trong lĩnh vực ngoại thương là gì để làm việc.
- Nhân viên/ Chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhân viên logistic
- Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu
- Nhân viên xuất nhập khẩu thuộc bộ phận mua hàng.
- Nhân viên ngân hàng, bảo hiểm.
- Nhân viên cảng xuất nhập khẩu.
- Giảng viên giảng dạy ngành ngoại thương ở các trường cao đẳng/ đại học.
- Nhân viên ở các doanh nghiệp vận tải hàng không.
- Cán bộ/ nhân viên tại các cơ quan ban ngành của nhà nước liên quan đến ngoại thương hoặc xuất nhập khẩu….
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc các thông tin hữu ích về ngoại thương là gì và cơ hội việc làm ngành ngoại thương. Hy vọng các thông tin của bài viết sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ về ngành học cũng như định hướng rõ về ngành ngoại thương này.