hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 04/08/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Người thành niên là gì? Khác người chưa thành niên thế nào?

Việc xác định một người đã thành niên hay chưa thành niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Vậy người thành niên là gì?


Người thành niên là gì?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

Đây là định nghĩa được quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, một người được xem là người thành niên nếu tại thời điểm sinh nhật, người đó đã đủ 18 tuổi.

Ví dụ: Nguyễn Văn A sinh ngày 26/5/2000 thì ngày 26/5/2018 sẽ được xem là Nguyễn Văn A đủ 18 tuổi. Và từ ngày 26/5/2018 được xem là thời điểm Nguyễn Văn A từ đủ 18 tuổi - Nguyễn Văn A là người thành niên.

Cũng tại Điều 20 Bộ luật này, người thành niên là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trừ các trường hợp sau đây:

Mất năng lực hành vi dân sự

Người mất năng lực hành vi dân sự là người đáp ứng các điều kiện:

- Là người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác, không thể nhận thức, làm chủ hành vi.

- Được Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Những giao dịch dân sự của người này phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Những đối tượng được coi là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nếu đáp ứng các điều kiện:

- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

- Theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Được Tòa án chỉ định người giám hộ.

Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người:

- Nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

- Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Người đại diện theo pháp luật của người này sẽ do Tòa án quyết định.

Các giao dịch dân sự liên quan đến người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người này hoặc luật liên quan có quy định khác.

Căn cứ các quy định trên, có thể thấy, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ 03 đối tượng nêu trên.

Người thành niên là gì? Khác người chưa thành niên thế nào?
Người thành niên trong Bộ luật Dân sự quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

So sánh người thành niên và người chưa thành niên

Về cơ bản, để phân biệt người thành niên và người chưa thành niên chủ yếu dựa vào độ tuổi. Dưới đây là chi tiết những tiêu chí dùng để so sánh người thành niên và người chưa thành niên mới nhất.

Tiêu chí

Người thành niên

Người chưa thành niên

Căn cứ pháp lý

Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015

Khái niệm

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi

Độ tuổi

Từ đủ 18 tuổi trở lên

Chưa đủ 18 tuổi

Thực hiện giao dịch dân sự

Bằng hành vi của mình tự xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự trừ:

- Người mất năng lực hành vi dân sự.

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

- Người hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Người chưa đủ 06 tuổi: Do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

- Người từ đủ 06 tuổi - chưa đủ 15 tuổi: Phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

- Người từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác theo quy định của luật thì phải có người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trên đây là giải đáp về người thành niên là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Người chưa thành niên là gì? Được thực hiện các giao dịch nào?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X