hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 24/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nợ xấu là gì? Những ảnh hưởng do nợ xấu mang lại thế nào?

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, nợ xấu là một thuật ngữ phổ biến. Như vậy, hiểu thế nào về nợ xấu và cách định nợ xấu ra sao?

Mục lục bài viết
  • Nợ xấu là gì?
  • Xác định nợ xấu thế nào?
  • Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm nợ cần chú ý
  • Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu có thể hiểu là các khoản nợ khó đòi, và khi đến hạn phải thanh toán người vay không thể trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Và thời gian quá hạn thanh toán trên 3 tháng (90 ngày) thì bị coi là nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Nếu một cá nhân hay một doanh nghiệp nào đó bị liệt vào danh sách nợ xấu (theo phân loại của CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay vốn ở những ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.

no xau la gi

Xác định nợ xấu thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn

- Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

Nhóm nợ cần chú ý

- Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định;

- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định

Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn

- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định

- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định

- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định

- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi…

Nhóm nợ nghi ngờ

- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định…

Nhóm nợ có khả năng mất vốn

- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên...

Nợ xấu ảnh hưởng như thế nào?

Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5  sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Đối với một số tổ chức tín dụng hay ngân hàng khó thì họ sẽ không cho đối tượng thuộc các nhóm này vay tiền nữa.

Những thông tin về người vay nợ xấu, gồm: các khoản đã vay, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Do đó, khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên, tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này khi có nhu cầu.

no xau la gi

Kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD

Muốn kiểm tra thông tin trên CMND/CCCD của mình có bị đánh cắp, giả mạo để vay nợ không có thể thực hiện bằng các cách sau:

Qua website của CIC

Đầu tiên, truy cập vào website của CIC https://cic.gov.vn/, bấm vào ô “Đăng ký” ở góc trên bên phải (nếu chưa có tài khoản); nếu đã có tài khoản thì tiến hành đăng nhập.

Sau đó, điền đầy đủ các thông tin cá nhân như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD,… . Cần phải chụp ảnh CCCD/CMND mặt trước, mặt sau và chân dung.

Tiếp theo, chờ kiểm tra thông tin, quá trìn này có thể mất vài ngày để CIC kiểm tra thông tin và xác thực tài khoản.

Cuối cùng là xem báo cáo nếu được phê duyệt. Khi đó, người dùng chỉ cần truy cập vào trang chủ của CIC, trên thanh menu chọn Khai thác báo cáo rồi đăng nhập bằng tài khoản và làm theo các bước hướng dẫn để tra cứu nợ xấu.

Qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại

Cần tải về thiết bị di động ứng dụng CIC Credit Connect qua App Store hoặc Google Play. Tiếp theo, đăng ký một tài khoản miễn phí.

- Điền thông tin cá nhân gồm họ tên, ảnh chụp CMND/CCCD…

- Chờ hệ thống kiểm tra, phê duyệt từ 1-3 ngày, không tính thứ 7, Chủ nhật.

- Xem báo cáo khi đã được phê duyệt: truy cập vào mục Khai thác báo cáo, nhập lại mã OTP (gửi về điện thoại) để xác thực lại.

Nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu

Có nhiều nguyên nhân gây phát sinh tình trạng nợ xấu khi vay tiền tại ngân hàng và các tổ chức tài chính. Có thể kể đến các nguyên nhân từ các phía.

Do ngân hàng

- Ngân hàng không đủ thông tin chính xác để phân tích, đánh giá khách hàng, dẫn đến xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn dẫn đến việc chạy theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.

Do người vay

- Người vay không thanh toán khoản vay theo đúng với thời hạn được ghi trong hợp đồng vay tiền

- Khách hàng quên, hoặc cố tình thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng

- Không thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng

- Chi tiêu vượt quá hạn mức của thẻ tín dụng, không có khả năng chi trả

- Thực hiện mua trả góp tại các cửa hàng bán lẻ nhưng không thanh toán đúng thời hạn.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...

Cách xóa nợ xấu nhanh là gì?

Việc xóa nợ xấu rất quan trọng, tạo cơ hội cho cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể vay vốn những lần sau tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.

Đối với khoản nợ dưới 10 triệu đồng

Người vay có thể nhanh chóng thanh toán hết số tiền nợ. Sau khi tất toán, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC.

Vì theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.

Đối với các khoản nợ trên 10 triệu đồng

Người vay cần tất toán sớm nhất khoản nợ cả gốc lẫn lãi cho đơn vị cho vay. Sau khi thực hiện tất toán, người vay thông báo với người quản lý khoản nợ, yêu cầu xác minh khoản nợ đã được thanh toán.

Sau khi hoàn tất các bước trên, trong khoảng thời gian 12 tháng tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính.

Một số khái niệm khác liên quan đến nợ xấu

Nợ xấu gộp là gì

Nợ xấu gộp là quá trình tổng hợp các khoản nợ xấu của một người hoặc một doanh nghiệp thành một khoản nợ duy nhất để quản lý và trả nợ hiệu quả hơn.

Nợ xấu thường là các khoản nợ mà bên vay không thể trả lại được hoặc trả chậm so với thỏa thuận.

Việc gộp nợ xấu giúp cho người vay giảm thiểu các chi phí phát sinh từ việc quản lý các khoản nợ khác nhau, tăng tính thanh khoản, tuy nhiên cũng có thể có rủi ro nếu không được thực hiện đúng cách.

Nợ xấu khác là gì

Nếu trường họp nhóm nợ của một không bị liệt vào từ nhóm 1 đến nhóm 5 (như phần nội dung ở phần xác định nợ xấu nêu trên) theo tra cứu CIC, thì người đó đã thuộc trường hợp dư nợ xấu khác.

Có nghĩa khi tra cứu CIC, thông tin CIC sẽ hiển thị rằng bạn có “dư nợ đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)”.

Đồng nghĩa với lịch sử quan hệ tín dụng của cá nhân đó rất xấu, không thể khắc phục, sửa chữa.

Nợ xấu CIC là gì

CIC là viết tắt của Tổ chức Tín dụng Cá nhân (tiếng Anh là "Credit Information Center"), là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực quản lý thông tin tín dụng tại Việt Nam.

Nợ xấu CIC là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các khoản nợ mà khách hàng đã gây ra và được báo cáo đến CIC dưới dạng dữ liệu là tín dụng xấu.

Khi một khoản nợ bị thanh toán chậm hoặc không trả được, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể báo cáo nợ xấu đó cho CIC. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của người vay, đồng thời giảm khả năng vay tiền hay nhận được các khoản tín dụng khác sau đó.

Nợ xấu CIC không chỉ áp dụng cho các khoản nợ của cá nhân mà cả các khoản nợ của doanh nghiệp.

Bán nợ xấu là gì?

Bán nợ xấu là quá trình chuyển nhượng các khoản nợ mà ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc các tổ chức tín dụng trước đó đã gán cho các khách hàng và không được trả lại hoặc là trả chậm.

Quá trình này có thể được thực hiện thông qua các giao dịch trực tiếp giữa các tổ chức hoặc qua thị trường trao đổi nợ xấu.

Khi bán nợ xấu, các tổ chức tài chính có thể nhận được một phần giá trị của khoản nợ cũng như giảm thiểu rủi ro tài chính của họ. Tuy nhiên, người mua nợ xấu sẽ đầu tư vào các khoản nợ này có thể sẽ thu hồi được khoản tiền lớn hơn khi được trả lại.

Bán nợ xấu có thể có những rủi ro nếu không được thực hiện đúng cách nên cần được thực hiện cẩn thận, có kế hoạch chi tiết.  Đồng thời cần tuân thủ các quy định pháp luật lẫn đạo đức kinh doanh.

Nợ xấu CB1 là gì?

Nợ xấu CB1 là một thuật ngữ được dùng để chỉ các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn hoặc không được thanh toán trong một khoảng thời gian dài trong lĩnh vực tín dụng.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khoản nợ không được thanh toán đúng hạn hoặc không được thanh toán trong một khoảng thời gian dài sẽ được phân loại theo một trong hai chuẩn bị: (CB1) hoặc (CB2).

Các khoản nợ CB1 thường có khả năng thanh toán tốt hơn so với khoản nợ CB2. Tuy nhiên, để thu hồi được khoản nợ này cũng cần thời gian, nỗ lực từ phía ngân hàng.

Cách để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu làm gì?

Để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

- Lập kế hoạch chi tiêu một cách hợp lý: Lập kế hoạch hàng tháng và cần phải tuân thủ kế hoạch này. Khi chi tiêu cho các khoản mua sắm lớn cần phải cân nhắc thật kỹ để tránh mua những thứ không cần thiết cũng như chi tiêu quá đà.

- Tăng thu nhập: Có thể thông qua việc tìm kiếm thêm công việc bán thời gian hoặc kinh doanh

- Quản lý tài khoản ngân hàng: Quản lý chặt chẽ đảm bảo không vượt quá hạn mức cho phép

- Tránh các khoản vay không cần thiết: Cân nhắc kỹ trước khi vay tiền, lưu ý trành vay để tiêu những việc không cần thiết.

- Theo dõi các khoản nợ: Theo dõi, quản lý các khoản nợ của mình đảm bảo thanh toán đúng hạn và không chậm trễ hoặc không thanh toán.

- Tìm hiểu, chọn lựa các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của bản thân, tránh rơi vào tình trạng nợ xấu.

Như vậy, để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu thì không nên vay tiền nếu số tiền phải trả hàng tháng vượt khả năng chi trả, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nên dự phòng cả trường hợp có sự thay đổi về thu nhập như nếu phải nghỉ việc tạm thời thì có khả năng chi trả nợ khi đến hạn hay không.

no xau la gi

Những câu hỏi liên quan đến nợ xấu

Bị nợ xấu có sao không?

Bị nợ xấu có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Nợ xấu còn ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của cá nhân/doanh nghiệp trong tương lai. Ngân hàng và các tổ chức tài chính thường kiểm tra tiền lương, tài sản trước khi cho vay. Nếu cá nhân/doanh nghiệp có lịch sử nợ xấu, họ có thể từ chối cho vay hoặc tăng lãi suất vay.

Nợ xấu có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội không?

Nhiều người thắc mắc nếu bị nợ xấu không thanh toán đúng với ngân hàng thì có ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm xã hội không?

Có thể thấy, việc vay ngân hàng và trả nợ vay, lãi của ngân hàng tách bạch với tiền đóng bảo hiểm xã hội. Nên về nguyên tắc ngân hàng không được cấn trừ vào tiền bảo hiểm xã hội một lần hay bảo hiểm thất nghiệp trừ trường hợp khi người đó ký hợp đồng vay ngân hàng đã thỏa thuận nếu không trả các khoản tiền vay, lãi thì ngân hàng được quyền cấn trừ vào tiền các chế độ BHXH khi người đó được nhận.

Do đó, cần xem kỹ lại hợp đồng vay tiền với ngân hàng xem có điều khoản cấn trừ này không? Nếu có thì ngân hàng có quyền khấn trừ nếu không trả các khoản tiền vay, lãi...

Nợ xấu có làm passport được không?

Những người thuộc một trong 03 trường hợp dưới đây không được cấp Hộ chiếu:

- Người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm

- Người bị tạm hoãn xuất cảnh.

- Trường hợp khác vì lý do quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy, nếu vướng vào nợ xấu của ngân hàng, nhưng không thuộc các trường hợp không được cấp hộ chiếu thì bạn vẫn được làm hộ chiếu.

Trên đây là những thông tin liên quan đến nợ xấu là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X