Luật Cư trú 2020 có hiệu lực kéo theo đó nhiều quy định về cư trú của công dân cũng thay đổi. Trong đó, nơi cư trú của công dân được quy định thế nào?
Nơi cư trú là gì?
Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú của người này là nơi người đó đang sinh sống.
Cụ thể hơn, khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 khẳng định:
Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú
Trong đó:
- Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
- Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Ngoài trường hợp xác định được nơi cư trú của công dân là nơi thường trú và nơi tạm trú thì Điều 19 Luật Cư trú cũng quy định nơi cư trú của người không có nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Cụ thể, nếu những người này không có nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện để đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì nơi cư trú sẽ được xác định là nơi ở hiện tại của người đó. Trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
Đặc biệt, theo Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP, người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Sau khi xác minh, kiểm tra và xác nhận thông tin khai báo là chính xác thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp số định danh cá nhân, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.
Trong khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 trước đây, nếu không xác định được nơi cư trú của công dân thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. Và theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, khi không xác định được nơi cư trú của công dân thì phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn.
Có thể thấy, với sự ra đời của Luật Cư trú năm 2020, việc xác định nơi cư trú của công dân được quy định cụ thể, rõ ràng hơn.
Căn cứ các quy định trên có thể thấy, nơi cư trú của công dân có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú và phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Nếu không xác định được nơi cư trú thì công dân phải khai báo và sẽ được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú.
Luật Cư trú năm 2020 quy định nơi cư trú của công dân cụ thể, rõ ràng hơn. (Ảnh minh họa)
Phân biệt nơi thường trú và nơi tạm trú thế nào?
Nội dung trên đã cho chúng ta hiểu nơi cư trú là gì? Nơi cư trú bao gồm cả nơi thường trú và nơi tạm trú. Vậy, phân biệt nơi thường trú và nơi tạm trú như thế nào?Khái niệm | Cư trú | |
Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú của người này là nơi người đó đang sinh sống. - Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. - Trường hợp không xác định được theo các quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
| ||
Thường trú | Tạm trú | |
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
| Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú | |
Điều kiện đăng ký | 1. Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó. 2. Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây: - Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; - Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; - Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ, 3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: - Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; - Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/ người. |
Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. |
Nơi đăng ký | - Công an xã, phường, thị trấn; | - Công an xã, phường, thị trấn; |
Thời hạn đăng ký | Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. | 30 ngày trở lên |
Kết quả đăng ký
| Được cơ quan cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú | Được cơ quan cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú |
Trường hợp nào chưa được đổi nơi cư trú?
Các trường hợp chưa được thay đổi nơi cư trú được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 55/2021/TT-BCA gồm:
1/ Người bị hạn chế quyền tự do cư trú
Các đối tượng này được nêu tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú gồm:
- Người bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Người bị tạm giữ, tạm giam.
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án.
- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách.
- Người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ.
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách.
- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đưa vào trường giáo dưỡng; hoặc thuộc các trường hợp này nhưng đang được hoãn/tạm đình chỉ chấp hành.
- Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
- Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.
Tuy nhiên, những người này được thay đổi nơi cư trú nếu có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã chấp hành xong hình phạt cấm cư trú.
2/ Người đang sống ở địa điểm, khu vực cách ly vì phòng, chống dịch hoặc bị ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian cách ly
Những người này chỉ không được giải quyết thủ tục thay đổi nơi cư trú trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cách ly.
3/ Người đang bị áp dụng hình phạt cấm cư trú
Nếu chấp hành xong hoặc có văn bản cho phép của cơ quan đã áp dụng hình phạt cấm cư trú thì đối tượng này vẫn được giải quyết các thủ tục về đăng ký cư trú.
Trên đây là giải đáp về nơi cư trú là gì? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
>> Nơi cư trú ổn định là gì? Cách xác định nơi cư trú ổn định?