Phạm tội có tổ chức là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời cũng là tình tiết định khung hình phạt với nhiều tội phạm.
Phạm tội có tổ chức là gì?
Tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 về đồng phạm có quy định về phạm tội có tổ chức như sau:
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Với việc đặt khái niệm tội phạm có tổ chức tại Điều 17 Bộ luật Hình sự về đồng phạm, có thể hiểu khái niệm này có liên quan chặt chẽ với khái niệm đồng phạm.
Theo đó, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.Hiện nay, đồng phạm được phân thành 4 trường hợp sau:
+ Người tổ chức: Đồng phạm trong vai trò là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, đưa ra kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội;
+ Người thực hành: Đồng phạm trong vai trò là người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội;
+ Người xúi giục: Đồng vạm trong vai trò là người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tiến hành thực hiện hành vi phạm tội mà không có hành vi xúi giục này chưa chắc hoặc có thể hành vi phạm tội chưa xảy ra luôn và ngay hoặc không diễn ra sớm hơn.
+ Người giúp sức: Đồng phạm rong vai trò người giúp sức là việc tạo các điều kiện tinh thần hoặc điều kiện vật chất cho những người khác thực hiện hành vi phạm tội.
Từ các căn cứ trên, có thể hiểu, phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển của người đứng đầu. Trong đó, mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.
Theo Bộ luật Hình sự, phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây cũng là tình tiết định khung hình phạt đối với một số tội như Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.
Ví dụ dễ hiểu về phạm tội có tổ chức
A và B và C biết nhau thông qua diễn đàn Hội những người cùng đi tù. 03 người cùng kêu than là thiếu tiền nên có kế hoạch đi cướp ngân hàng để lấy tiền tiêu xài. A đã đưa ra một kế hoạch chi tiết để khống chế bảo vệ và các nhân viên ngân hàng. Biết bảo vệ bên ngoài ngân hàng khoảng 4h30 khi ngân hàng ngừng tiếp khách hàng mới thường tranh thủ chạy đến trường mầm non cách đó 200m để đón con đưa về nhà hết khoảng 15 phút, A đã bàn bạc với B và C về kế hoạch chi tiết và được B và C đồng ý thực hiện cùng.Trong đó, A sẽ đi kiếm súng thật để gây án. Sau đó A cùng B vào cướp và C đứng ngoài đợi sẵn để chở A, B tẩu thoát.
Ngân hàng bị cướp 03 tỷ đồng. Như vậy, A, B và C phạm tội cướp tài sản có tổ chức trong đó A là người chủ mưu và thực hành, B và C đều là người thực hành.
So sánh phạm tội có tổ chức với đồng phạm
Tiêu chí | Phạm tội có tổ chức | Đồng phạm |
Khái niệm | Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm | Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm |
Căn cứ pháp luật | Khoản 2 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 | Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 |
Bản chất | Là một hình thức đồng phạm có tính đặc biệt | |
Chủ thể tham gia | Hình thành từ nhiều cá nhân, mỗi cá nhân trong tổ chức này đảm nhiệm một vai trò khác nhau, có nhiệm vụ yểm trợ, hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện và cơ hội về mặt không gian, thời gian, chuẩn bị phương thức và công cụ thực hiện hành vi phạm pháp,…với mục đích thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách hoàn hảo nhất | Trách nhiệm của người có vai trò tổ chức lúc nào cũng cao hơn, có quyền điều khiển hành vi của những người đồng phạm khác |
Mặt chủ quan | Giữa những người đồng phạm đã thống nhất với nhau từ khâu chuẩn bị đến khi kết thúc, đến cả khi tính toán phương án để lẩn tránh pháp luật |
Trên đây là giải đáp phạm tội có tổ chức là gì? Có thể thấy, phạm tội có tổ chức là một hình thức phạm tội phức tạp, có tổ chức tinh vi, xảo quyệt. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.
>> Phạm tội gì thì bị tử hình? Trường hợp nào không bị tử hình?