hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 06/04/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phạm tội liên tục là gì? Hiểu thế nào mới đúng?

Hiện tại, chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn chi tiết cụ thể về hành vi phạm tội liên tục. Do chưa có hướng dẫn chi tiết nên vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình xét xử vụ án hình sự có hành vi phạm tội liên tục.

Phạm tội liên tục là gì?

Câu hỏi: Xin chào HieuLuat, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Phạm tội liên tục được hiểu như thế nào? Xin cảm ơn đã giải đáp.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Hiện nay, chưa có văn bản pháp lý nào hướng dẫn chi tiết về phạm tội liên tục. Phạm tội liên tục thường được hiểu là một chuỗi hành vi của người phạm tội mang tính liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian, đều xâm phạm đến một chủ thể và cùng được thực hiện bởi một chủ thể. Các hành vi này cùng thực hiện một mục đích cụ thể đã được người phạm tội xác định.

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (đã hết hiệu lực) có quy định liên quan đến người phạm tội trong trường hợp có hành vi phạm tội liên tục tại điểm a khoản 5 Mục 2 như sau:

5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích...), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:

a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

Ví dụ: Tối ngày 12/11/2001 Nguyễn Văn A mang theo một bao tải với mục đích đi trộm cắp tài sản. Lần thứ nhất A vào một gia đình và lấy được 1 chiếc đài cát sét trị giá 200 ngàn đồng bỏ vào bao tải đem dấu ở một bụi cây. Lần thứ hai A vào một gia đình khác lấy được một bộ quần áo trị giá 250 ngàn đồng và bỏ tiếp vào bao tải. Khi đi ngang qua thấy một chiếc xe đạp trị giá 300 ngàn đồng dựng ở sân của một gia đình khác, A phá khoá và dắt xe đạp ra bỏ bao tải tài sản vừa trộm cắp được lên xe đạp. Khi A đạp xe đi được một đoạn thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 750 ngàn đồng; do đó, A phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 138 BLHS.
...

Từ các căn cứ trên, có thể nhận thấy một số đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội liên tục như sau:

- Hành vi phạm tội được thực hiện liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian và các hành vi này xâm phạm đến cùng một quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (ví dụ quan hệ sở hữu, quan hệ về tính mạng, sức khỏe,...). Các hành vi này cùng hướng tới một mục đích chung, thống nhất;

- Các hành vi này được thực hiện bởi cùng một chủ thể và là đặc điểm, hành vi khách quan để cấu thành tội phạm;

- Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội liên tục chỉ xuất hiện trong một số tội phạm cụ thể, đồng thời, hành vi phạm tội liên tục không là tình tiết định khung hình phạt, nó là hành vi của người phạm tội và là một yếu tố của mặt khách quan trong cấu thành tội phạm: Ví dụ như tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội bức tử (Điều 130)..;

- Trong chuỗi các hành vi của người phạm tội thì có thể có hành vi được cấu thành tội phạm, cũng có hành vi không cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, khi tổng hợp các hành vi này của tội phạm thì cấu thành một tội phạm cụ thể. Bởi tính chất có thể được cấu thành tội phạm riêng biệt, có thể không được cấu thành tội phạm riêng biệt nên việc chịu trách nhiệm pháp lý/hình phạt cũng khác nhau đối với từng hành vi của người phạm tội.

Như vậy, phạm tội liên tục thường được hiểu và mang những đặc điểm nhận biết như chúng tôi đã nêu ở trên.

pham toi lien tuc

Phạm tội liên tục được quy định ở văn bản nào? (Ảnh minh họa)

Phân biệt phạm tội liên tục và phạm tội từ 02 lần trở lên thế nào?

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi có tìm hiểu thì được biết phạm tội liên tục và phạm tội từ 02 lần trở lên có nhiều đặc điểm dễ gây nhầm lẫn. Vậy Luật sư có thể giúp tôi giải đáp cụ thể sự khác biệt này được không? Xin cảm ơn.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

- Điểm giống nhau giữa phạm tội liên tục và phạm tội từ 02 lần trở lên: Đều thực hiện ít nhất 02 lần trở lên hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và cùng xâm hại một khác thể (ví dụ cùng xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của cá nhân, xâm phạm đến tính mạng/sức khỏe của cá nhân...);

- Bởi tính lặp lại của hành vi mà phạm tội liên tục và phạm tội từ 02 lần trở lên thường hay bị nhầm lẫn. Để phân biệt hai hành vi này cần dựa vào các tiêu chí cụ thể như sau:

Tiêu chí

Phạm tội liên tục

Phạm tội từ 02 lần trở lên

Căn cứ pháp lý

Hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể

Điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015
Khái niệm

Được hình thành từ một chuỗi các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, mang tính liên tục, kế tiếp về mặt thời gian, cùng tác động đến một quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (quan hệ sở hữu, quan hệ về tính mạng, sức khỏe...) của cùng một người phạm tội.

Các hành vi này cùng thống nhất, mang một mục đích chung cụ thể đã được người phạm tội xác định.

Người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên (có thể không liên tiếp về mặt thời gian), tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa

Bản chất

- Là hành vi khách quan, một đặc điểm của cấu thành tội phạm;

- Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội liên tục chỉ tồn tại trong một số tội phạm cụ thể như: Tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội bức tử (Điều 130), tội hành hạ người khác (Điều 140), tội đầu cơ (Điều 196)...

- Là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;

- Trong một số tội phạm cụ thể là tình tiết định khung tăng nặng.

- Có thể tồn tại trong mọi tội phạm.
Đặc điểm

Nếu tách riêng từng hành vi thì có thể cấu thành một tội phạm cụ thể, cũng có hành vi không đủ để cấu thành tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, khi tổng hợp hành vi thì thành một tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017.

Mỗi một hành vi đều cấu thành tội phạm cụ thể, độc lập (các tội phạm này không phân biệt đã bị xử lý hình sự hay chưa bị xử lý hình sự)

Hậu quả pháp lýCó những hành vi phải chịu trách nhiệm pháp lý, có những hành vi không phải chịu trách nhiệm pháp lý

Người phạm tội phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với toàn bộ những hành vi do mình gây ra

Ví dụ

A thực hiện hành vi đánh đập, ngược đãi, nhục mạ, mắng nhiếc... người lệ thuộc mình  (ông bà, cha mẹ...) một cách liên tục, liên tiếp về mặt thời gian (ngày qua ngày...) dẫn đến người đó chết. Tổng hợp các hành vi liên tục như trên của A đã đủ dấu hiệu cấu thành tội bức tử quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015.

Tháng trước A thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, trị giá tài sản là 30 triệu đồng nhưng chưa bị bắt;

Đầu tháng này, A tiếp tục thực hiện hành vi trộm chiếc xe máy trị giá 34 triệu đồng của B nhưng vẫn trót lọt.

Đến giữa tháng, A tiếp tục trộm chiếc máy tính và điện thoại của C, tổng trị giá hai tài sản trên là 10 triệu đồng thì bị công an bắt.

Tại cơ quan công an, A đã khai nhận hành vi trộm cắp tài sản của hai vụ việc trước của mình.


Kết luận: Phạm tội từ 02 lần trở lên và phạm tội liên tục ngoài đặc điểm chung là người phạm tội thực hiện ít nhất từ 02 lần trở lên cùng xâm phạm đến một quan hệ xã hội nhất định được pháp luật bảo vệ thì có các đặc điểm riêng biệt như chúng tôi đã nêu trên.
Trên đây là giải đáp về phạm tội liên tục, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Phạm tội 02 lần có được hưởng án treo không?

>> Phạm tội có tính chất côn đồ được hiểu như thế nào?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X