hieuluat
Chia sẻ email

PCR là gì? Mức giá xét nghiệm PCR COVID-19 mới nhất

PCR là gì? Xét nghiệm RT-PCR COVID-19 không còn xa lạ với chúng ta. Tuy nhiên, bạn đã hiểu đúng về PCR, xét nghiệm RT-PCR và chỉ số CT trong kết quả xét nghiệm? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về các khái niệm trên, cũng như mức giá của xét nghiệm RT-PCR COVID-19 mới nhất 2022.

Mục lục bài viết
  • PCR là gì? Xét nghiệm RT-PCR là gì?
  • Khái niệm PCR 
  • Xét nghiệm RT-PCR COVID-19 là gì?
  • Ứng dụng của kỹ thuật PCR là gì?    
  • Ý nghĩa của chỉ số CT trong kết quả xét nghiệm RT-PCR     

PCR là gì? Xét nghiệm RT-PCR là gì?

Khái niệm PCR 

PCR là phản ứng chuỗi polymerase, là một loại xét nghiệm sinh học phân tử ra một lượng lớn các bản sao DNA hoặc đoạn phân tử ADN chọn lọc. Kỹ thuật này dựa vào các cơ chế chu kỳ nhiệt và có độ nhạy, độ đặc hiệu thuộc hàng đầu trong các loại xét nghiệm.  

PCR là gì? Là một loại xét nghiệm sinh học phân tử

PCR là gì? Là một loại xét nghiệm sinh học phân tử (Ảnh minh họa)


Kết quả của xét nghiệm PCR có độ chính xác rất cao. Tuy nhiên độ chính xác còn được quyết định dựa vào trình độ kỹ thuật, phương tiện máy móc và quản lý chất lượng.

Độ chính xác và khả năng ứng dụng cao khiến xét nghiệm PCR được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xét nghiệm y khoa. PCR còn là phương tiện xét nghiệm có giá trị cao nhất trong chẩn đoán một số bệnh lý do virus như SARS-COV-2 hay COVID-19.


Xét nghiệm RT-PCR COVID-19 là gì?

RT-PCR Covid-19 là xét nghiệm cho kết quả chính xác cao nhất

RT-PCR Covid-19 là xét nghiệm cho kết quả chính xác cao nhất

RT-PCR Covid-19 là xét nghiệm sinh học phân tử nhằm phát hiện vật liệu di truyền của virus SARS-CoV-2 (nếu có) theo thời gian thực (realtime). Kết quả xét nghiệm là giá trị chỉ số CT thể hiện số lượng chu kỳ mà virus Covid-19 bị thiết bị Realtime PCR phát hiện. 

Virus được phát hiện ngay cả khi cơ thể không nhiễm bệnh. Xét nghiệm RT-PCR có thể xác định trường hợp nhiễm Covid-19 từ 1-2 ngày cuối của thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi có những triệu chứng đầu tiên. Đây cũng là xét nghiệm cho kết quả chính xác cao nhất để xác định nhiễm SARS-CoV-2.


Ứng dụng của kỹ thuật PCR là gì?    

PCR khuếch đại chính xác một lượng DNA

PCR khuếch đại chính xác một lượng DNA (Ảnh minh họa)


Kỹ thuật PCR khuếch đại chính xác một lượng DNA rất nhỏ (máu, sợi tóc, hoặc tế bào,...) thành một lượng lớn DNA. Mục đích là nhằm lập bản đồ gen, phát hiện gen, phát hiện đột biến điểm, giải mã trình tự DNA,...

  • Qua đó, xét nghiệm PCR giúp chẩn đoán, tầm soát bệnh ung thư, phát hiện bất thường về gen liên quan đến ung thư như: Gen TPMT trong bệnh bạch cầu ở trẻ em, HPV trong UT cổ tử cung, gen APC trong UT đại tràng, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh,...

  • Phát hiện các vi khuẩn (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…), virus (viêm gan B, viêm gan C, HIV, Herpes, H5N1, SARS,...)

  • Phát hiện và chẩn đoán các bệnh do tác nhân khó hoặc nuôi cấy thất bại như lao nuôi cấy thất bại, viêm màng não mủ mất đầu,…

  • Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh như khuẩn kháng thuốc MRSA, vi khuẩn sinh ESBL,...

  • Xác định độc tố vi khuẩn như độc tố ruột không chịu nhiệt của khuẩn Escherichia coli.     


Ý nghĩa của chỉ số CT trong kết quả xét nghiệm RT-PCR     

Giá trị chỉ số CT phản ánh kết quả xét nghiệm RT-PCR

Giá trị chỉ số CT phản ánh kết quả xét nghiệm RT-PCR (Ảnh minh họa)


Trong xét nghiệm RT-PCR, thiết bị Realtime PCR được cài đặt một số lượng chu kỳ khuếch đại nhất định và tín hiệu huỳnh quang nền. CT là chu kỳ nhiệt mà RT-PCR bắt đầu ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra từ phản ứng PCR vượt qua cường độ huỳnh quang nền.

Nói cách khác, chỉ số CT là số chu kỳ máy phải chạy để phát hiện được tín hiệu huỳnh quang vượt quá cường độ nền. Do đó giá trị chỉ số CT tỉ lệ nghịch với nồng độ virus. Mẫu càng nhiều virus Sars-CoV-2 thì tín hiệu huỳnh quang sẽ xuất hiện sớm ở những chu kỳ đầu tiên.

Do đó, ở thời kỳ ủ bệnh, chỉ số CT cao do lượng virus còn thấp. Sau đó, khi bệnh nặng hơn, giá trị CT giảm do lượng virus tăng cao. Sau điều trị, phục hồi, lượng virus giảm xuống thì CT sẽ tăng đến giá trị 33 thì được xem là không thể lây nhiễm cho mọi người xung quanh.


Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị chỉ số CT    

Thu thập mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng lớn đến kết quả xét nghiệm

  • Thời điểm thu thập mẫu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xét nghiệm. Khi trong giai đoạn ủ bệnh, tải virus tại thời điểm lấy còn ít, kết quả xét nghiệm không thể xác định được đã nhiễm bệnh hay chưa. Thời điểm khởi phát triệu chứng bệnh sẽ cho kết quả xét nghiệm đúng hơn. 

  • Loại mẫu bệnh phẩm (dịch tỵ hầu, dịch mũi, dịch họng…) cần đảm bảo được bảo quản đúng, thời gian từ lúc thu thập mẫu đến lúc xét nghiệm cũng cần đảm bảo theo đúng quy trình.

  • Khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu quá gần nhau, cùng một vị trí cũng làm ảnh hưởng đến chỉ số CT. Trường hợp bệnh nhân làm sạch dịch mũi trước khi lấy mẫu xét nghiệm cũng làm kết quả có độ chính xác không cao. 


3 nhóm giá trị chỉ số CT phải chú ý    

- CT dưới 20 là mốc cần thận trọng với những đối tượng sau: người cao tuổi, có bệnh nền. Với nhóm đối tượng, CT thấp thì khả năng bệnh trở nặng cao, cần nhập viện sớm để được theo dõi và chữa trị. 

Tuy nhiên, người trẻ tuổi, người có sức để kháng tốt có kết quả CT thấp hơn 20 nhưng vẫn cảm thấy khỏe, không có cái triệu chứng trở nặng. Điều này có thể do họ có hệ miễn dịch tốt, kiểm soát được tình trạng bệnh.

- CT 20 - 29: Nhóm bệnh nhân là người lớn tuổi, có bệnh nền thì vẫn có nguy cơ trở nặng, vẫn cần được theo dõi sát sao. Tải lượng virus thời điểm này vẫn còn nguy cơ lây nhiễm, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế.

Tải lượng virus giảm thì chỉ số CT sẽ cao lên.

Tải lượng virus giảm thì chỉ số CT sẽ cao lên (Ảnh minh họa)

- CT lớn hơn 30 cho thấy tải lượng virus thời điểm này còn rất ít, rất khó lây. Giá trị CT này là một trong các tiêu chuẩn để F0 xuất viện. Theo một số nghiên cứu, giá trị CT > 33 thì không còn khả năng lây bệnh nữa.


Mức giá xét nghiệm PCR COVID-19 mới nhất hiện nay

Mức thanh toán dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR được quy định Theo thông tư số 02/2022/TT-BYT. Cụ thể:

Trường hợp mẫu đơn: Mức thanh toán tối đa không quá 501.800 đồng/xét nghiệm.

Trường hợp gộp mẫu: Mức thanh toán tối đa không vượt quá mức giá xét nghiệm gộp mẫu theo quy định tại thông tư này.

- Trường hợp gộp mẫu nhỏ hơn 5 que tại nơi lấy mẫu: 

  • Xét nghiệm gộp 02 que: 223.300 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 03 que: 175.100 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 04 que: 151.000 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 05 que:136.600 đồng/xét nghiệm;
- Trường hợp gộp mẫu từ 6 đến 10 que tại nơi lấy mẫu: 
  • Xét nghiệm gộp 06 que là 110.600 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 07 que là 103.800 đồng/xét nghiệm; 
  • Xét nghiệm gộp 8 que là 98.600 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 9 que là 94.600 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 10 que là 91.400 đồng/xét nghiệm;
- Trường hợp gộp mẫu không quá 05 mẫu tại phòng xét nghiệm: 
  • Xét nghiệm gộp 02 mẫu: 257.000 đồng/xét nghiệm; 
  • Xét nghiệm gộp 03 mẫu: 208.800 đồng/xét nghiệm; 
  • Xét nghiệm gộp 04 mẫu: 184.700 đồng/xét nghiệm; 
  • Xét nghiệm gộp 05 mẫu: 170.300 đồng/xét nghiệm...
- Trường hợp gộp mẫu từ 6 đến 10 que tại phòng xét nghiệm: 
  • Xét nghiệm gộp 06 mẫu là 145.300 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 07 mẫu là 138.500 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 08 mẫu là 133.300 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 09 mẫu là 129.300 đồng/xét nghiệm;
  • Xét nghiệm gộp 10 mẫu là 126.100 đồng/xét nghiệm.

Trên đây là những thông tin khái niệm PCR là gì cũng như ứng dụng của kỹ thuật PCR trong y học, chẩn đoán nhiễm virus Covid-19 và mức thanh toán cho xét nghiệm RT-PCR SARS-CoV-2. Nếu bạn còn thắc mắc gì, vui lòng liên hệ  với chúng tôi để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

X