hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 04/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Sales là gì? Nhân viên sales cần thực hiện các công việc nào?

Sales là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp. Vậy Sales là gì? Cùng tìm hiểu thuật ngữ ngày thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
  • Sales là gì?
  • Nhân viên sales cần thực hiện các công việc nào?
  • Để trở thành một nhân viên sales giỏi cần có những yếu tố gì?
  • Các vị trí thường gặp trong ngành sales là gì?

Sales là gì?

Sales là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng cho các doanh nghiệp. Nhân viên sales sẽ thực hiện công việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giải đáp các thắc mắc về sản phẩm - dịch vụ, thuyết phục khách hàng giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm - dịch vụ phù hợp giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, sales là bộ phận rất quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp.

Nhân viên sales cần thực hiện các công việc nào?

Tùy thuộc vào sản phẩm - dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, các công việc mà nhân viên sales cần thực hiện sẽ không hoàn toàn giống nhau. Dưới đây là một số công việc mà nhân viên sales cần thực hiện tại đa số các doanh nghiệp:

- Nắm vững các thông tin liên quan đến sản phẩm - dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp: mã hàng sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, kiểu dáng, công dụng, cách thức sử dụng,...

- Đối với những vị trí sales trực tiếp tại cửa hàng, khu trưng bày,... thì nhân viên sales cần tư vấn, giới thiệu trực tiếp với khách hàng cũng như theo dõi tốc độ tiêu thụ sản phẩm - dịch vụ, thu thập dữ liệu và báo cáo các thông tin về sản phẩm - dịch vụ

- Để ý, tìm hiểu những biến động của thị trường để nắm được nhu cầu của khách hàng, từ đó tăng năng suất bán hàng, tăng doanh thu của doanh nghiệp

- Tìm kiếm khách hàng, đưa ra danh sách của cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu mua sản phẩm - dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp, thương lượng báo giá và thỏa thuận các vấn đề liên quan khi khách hàng mua sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp mình

- Giao tiếp với khách hàng dưới tất cả các hình thức như gặp gỡ trực tiếp, liên lạc qua thư điện tử, số điện thoại,... để giới thiệu sản phẩm - dịch vụ, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và bán hàng.

- Kiểm kê hàng hóa và nộp hóa đơn bán hàng hàng ngày.

sales la gi

Để trở thành một nhân viên sales giỏi cần có những yếu tố gì?

- Khả năng giao tiếp và đàm phán: đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhân viên sales bởi kỹ năng này giúp nhân viên sales có thể tiếp cận, trao đổi và đàm phán với khách hàng, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, giúp khách hàng tin tưởng khi mua, sử dụng các sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp mình cung cấp

- Linh hoạt và nhạy bén: nhân viên sales để có thể trao đổi và tư vấn đưa ra các giải pháp phù hợp cho khách hàng thì cần phải linh hoạt, nhạy bén nắm được các nhu cầu của khách hàng. Từ đó khéo léo đưa ra các giải pháp giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm - dịch vụ phù hợp của doanh nghiệp mình cung cấp

- Nắm vững các thông tin về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp: việc nắm vững các thông tin về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp mình cung cấp là điều bắt buộc đối với nhân viên sales vì khi nắm vững, hiểu về sản phẩm - dịch vụ mới có thể tư vấn và đưa ra các giải pháp hợp lý cho khách hàng

- Chịu được áp lực công việc: hàng ngày nhân viên sales đều phải tiếp xúc với khách hàng và đôi khi họ cũng phải đối mặt với những lời từ chối hay thái độ thiếu thiện cảm của khách hàng. Ngoài ra áp lực về doanh số cũng đòi hỏi họ phải có bản lĩnh cao, không dễ nản chí và bỏ cuộc

- Thái độ thân thiện: một khách hàng sẽ muốn lắng nghe bạn tư vấn khi bạn có thái độ thân thiện, cùng với đó trang phục lịch sự cũng là một trong những yếu tố giúp nhân viên sales ghi điểm với khách hàng

sales là gì

Các vị trí thường gặp trong ngành sales là gì?

1. Sales development representatives (SDR)

Đây là vị trí chịu trách nhiệm cho bước đầu tiên của quy trình bán hàng: nghiên cứu, tiếp cận cộng đồng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Công việc hàng ngày của một SDR chính là xác định và tiếp cận những khách hàng phù hợp, trả lời các yêu cầu và theo sát hành trình ra quyết định mua hàng của khách hàng.

Vị trí này chủ yếu phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng mới chứ không tạo ra các giao dịch, công việc của họ sẽ thường được đo lường dựa trên sự hiệu quả của việc kết nối khách hàng với các bước sau đó của quy trình bán hàng, thông qua danh sách cuộc gọi được thực hiện, số lượng email đã gửi và tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang người mua hàng,...

2. Sale Manager

Đây là vị trí giám sát toàn bộ bộ phận bán hàng. Nhiệm vụ chính của họ là chốt các hợp đồng giao dịch từ những khách hàng tiềm năng được thống kê bởi SDR, họ cũng là người kết nối tất cả các thành viên trong nhóm và theo dõi hoạt động tạo ra khách hàng mới.

Ngoài ra, Sale Manager còn thực hiện các vai trò khác như hướng dẫn các thành viên mới, phát triển kế hoạch bán hàng cho các đội nhóm để đảm bảo mục tiêu doanh thu và tạo điều kiện giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm hoặc cấp trên.

3. Sales Executive

Đây là vị trí phụ trách việc điều hành và quản lý việc kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh theo từng thời kỳ sau đó triển khai kế hoạch đó và theo dõi, đánh giá, báo cáo kết quả cho cấp trên. Ngoài ra họ còn thực hiện các công việc như sắp xếp, phân công công việc cho cấp dưới và xử lý các tình huống phát sinh, tham gia các cuộc họp liên quan, phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp,...

4. Sales Staff

Đây là vị trí chịu trách nhiệm bán hàng trực tiếp trong doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu sản phẩm - dịch vụ cho khách hàng cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan đến sản phẩm - dịch vụ, thuyết phục khách hàng mua hàng.

5. Sales Director

Đây là vị trí giám đốc kinh doanh, họ có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Các công việc mà Sales Director cần thực hiện gồm tuyển dụng và đào tạo đội ngũ sales, dẫn dắt và thúc đẩy nhân viên sales cải thiện hiệu quả bán hàng, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch, duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng, đánh giá chi phí, mức độ cạnh tranh và yếu tố cung cầu để xác định giá bán sản phẩm - dịch vụ, đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng và lập báo cáo,...

6. Sales Engineer

Đây là vị trí đòi hỏi không chỉ nắm vững về sales mà còn phải nắm vững kỹ thuật. Họ thường thực hiện các công việc như chuẩn bị tài liệu và tổ chức các buổi hội thảo, workshop để thuyết minh kỹ thuật và giải thích về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng, gặp gỡ khách hàng và trao đổi với các kỹ sư để đánh giá nhu cầu, xác định những yêu cầu cần có ở sản phẩm, đảm bảo quy trình thực hiện đơn hàng và tiến độ giao hàng, lập kế hoạch và đề xuất chiến lược nâng cấp sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng, hỗ trợ khách hàng về các vấn đề kỹ thuật cũng như tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm - dịch vụ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề Sales là gì? Nhân viên sales cần thực hiện các công việc nào? Nếu bạn còn có những vấn đề cần được giải đáp, hãy liên hệ tổng đài  19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

X