hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 08/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Startup là gì? Cần biết gì để tránh rủi ro?

Startup là cụm từ khá phổ biến, được nhắc nhiều trên thực tế. Vậy, Startup là gì? Cần biết gì để tránh rủi ro khi Startup?

Mục lục bài viết
  • Startup là gì?
  • Các giai đoạn phát triển của Startup
  • Các yếu tố quan trọng giúp Startup thành công
  • Làm gì để tránh rủi ro khi khởi nghiệp?

Startup là gì?

Startup hoặc start-up dịch sang tiếng Việt có nghĩa là khởi động. Thông thường, đây là từ được dùng để nói về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (startup company). Tuy nhiên, từ này cũng thường được dùng với nghĩa hẹp, chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn khởi nghiệp.

Startup  là một thuật ngữ rất quen thuộc trong thế kỷ 21, khi mà phong trào khởi nghiệp ngày càng nở rộ tại Việt Nam và trên toàn thế giới, vì thế, cụm từ nầy hầu như ai cũng đã từng được nghe nhắc đến.

Tuy nhiên, cần phân biệt giữa khởi nghiệp và lập nghiệp (entrepreneurship). Startup - khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghĩa là nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm, còn lập nghiệp chỉ đơn giản là bắt đầu một công việc kinh doanh hay sản xuất thông thường.

Nói cách khác, doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới.

Như vậy, khái niệm doanh nghiệp Startup có thể hiểu là những doanh nghiệp có đủ 03 yếu tố cơ bản sau đây:

- Là doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo và hoạt động trên chính ý tưởng sáng tạo đó.

- Thành lập theo đúng quy định của nhà nước.

- Có khả năng tăng trưởng nhanh.
startup la gi

Các giai đoạn phát triển của Startup

Thông thường, một Startup khi bắt đầu thực hiện kế hoạch khởi nghiệp đều phải trải qua 4 giai đoạn chính, bao gồm:

- Định hướng: Đây là giai đoạn khởi đầu của tất cả các công ty Startup. Giai đoạn này liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, thử nghiệm, đặt mục đích, mục tiêu, triển khai ý tưởng, lên kế hoạch để hướng đến mục tiêu trong tương lai.

Mặc dù chỉ là khởi đầu nhưng đây chính là giai đoạn quan trọng quyết định một nửa năng lực thành hay bại của một Startup trong chặng đường thực hiện, vì thế, cần ưu tiên và dành nhiều thời gian, công sức để thực hiện kế hoạch một cách tỉ mỉ, cẩn thận nhất.

Hãy xác định rõ ràng và trả lời cụ thể những câu hỏi sau: Sản phẩm, dịch vụ công ty bạn hướng đến là gì? Có bao nhiêu mục tiêu và mục tiêu ngắn hạn, dài hạn như thế nào? Nhóm khách hàng bạn hướng đến là ai? Giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mang lại là gì? Bạn mong muốn đạt được điều gì? Những khó khăn mà họ bạn thể gặp phải là gì?

- Thử thách: Khi doanh nghiệp đã hoạt động được một thời gian ngắn dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan sẽ bước đến thử thách. Có khách hàng, có doanh thu và cạnh tranh đồng nghĩa với việc xuất hiện cả thời cơ và thách thức mới. Có doanh nghiệp biết cách tận dụng và cân bằng, tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp “vỡ mộng”. Đây chính là giai đoạn mà hầu hết các startup ở Việt Nam đều thất bại và thay đổi mô hình kinh doanh để thích nghi với ngoại cảnh.

- Hòa nhập: Sau khi đã vượt qua được các khó khăn, thử thách thì giai đoạn tiếp theo là sự phục hồi, hòa nhập. Ở giai đoạn này, công ty Startup đã bắt đầu đạt được những mục tiêu về doanh thu, doanh số. Doanh thu tăng trưởng dương hoặc không thua lỗ quá nhiều như giai đoạn trước.

- Phát triển: Sau khi đã trải qua nhiều thách thức, khó khăn, phát triển là giai đoạn mà công ty Startup nào cũng mong muốn hướng đến. Đây là lúc công ty đã phát triển ổn định và cần lên kế hoạch dài hạn, điều chỉnh các mục tiêu mới to lớn hơn...

Các yếu tố quan trọng giúp Startup thành công

- Thời điểm phù hợp: Thời điểm bắt đầu là vô cùng quan trọng, nó quyết định khá lớn đến sự thành công của công ty Startup. Quyết định này phải được được xác định bởi rất nhiều yếu tố như sự suy giảm hay tăng trưởng của ngành, đối thủ cạnh tranh, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn lực của công ty và khả năng đón nhận của thị trường.

- Vấn đề vốn khởi nghiệp: Đây là yếu tố quan trọng và có thể nói là tiên quyết để một Startup có thể bắt đầu bước vào môi trường kinh doanh. Nguồn vốn càng mạnh, khởi nghiệp càng dễ dàng mà không quá áp lực trong thời gian đầu.

- Sự mềm dẻo, linh hoạt của người Startup: Hãy cố gắng khôn ngoan, luôn xoay chuyển một cách mềm dẻo để giúp công ty trụ vững trong bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào.

- Lãnh đạo tài giỏi: Với công ty khởi nghiệp công nghệ, đây là yếu tố quan trọng. Startup khác với khi bạn làm việc như một nhân viên ở các công ty, bạn sẽ phải tự giác trong mọi vấn đề và công việc. Chính bạn là người thúc ép mình phải tuân theo sự kỷ luật, các nguyên tắc bạn tự đặt ra trong công việc, trong việc phân bổ thời gian, KPI hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Đây là một điều tối quan trọng dành cho những ai muốn startup.

- Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường: Đây là yếu tố cần có với mọi người điều hành chứ không riêng gì doanh nghiệp Startup. Thị trường là điều bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng nhất dù tốn nhiều thời gian, công sức. Bạn cần phải phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng, kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng.

- Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược: Một chiến lược hoàn hảo nghĩa là xác định chính xác mục đích, mục tiêu, phương hướng cho công ty, quyết định phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Đây là bí quyết để thành công của mọi doanh nghiệp.

Làm gì để tránh rủi ro khi khởi nghiệp?

- Thỏa thuận rõ ràng: Có rất nhiều người hùn vốn làm ăn trong lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp bằng cách chung tiền làm ăn chứ không thành lập pháp nhân. Việc này dẫn đến nhiều nguy cơ tranh chấp do các thỏa thuận chỉ tồn tại ở dạng thỏa thuận dân sự và thường sơ sài nên khi xảy ra các xung đột liên quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích... sẽ không có cơ sở để giải quyết.

Vì thế, nững người sáng lập nên rõ ràng ngay từ đầu về các điều khoản hợp tác, phương pháp làm ăn với nhau, có như vậy mới có thể giải quyết khi công ty có sự cố.

- Hãy chú ý đến quyền sở hữu trí tuệ: Nếu bạn có ý tưởng độc đáo và khác biệt thì sẽ tiếp cận thị trường nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này phải đi kèm với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đó cần bắt đầu ngay khi triển khai dự án hoặc ngay sau khi doanh nghiệp được thành lập để tránh bị "ăn cắp". Bởi tại Việt Nam, các vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái khá phổ biến. Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là cơ sở để thực hiện việc khiếu nại, khiếu kiện khi cần thiết.

- Đừng lựa chọn sai mô hình công ty: Lựa chọn mô hình công ty là một trong những yếu tố cơ bản về xác lập quy chế pháp lý đặc thù đi kèm từng mô hình. Vì thế, ban đầu hãy sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý để được tư vấn thành lập mô hình công ty phù hợp.

- Hãy tuân thủ quy định về thuế, kế toán: Để tránh rắc rối với cơ quan thuế, hãy đặc biệt lưu ý đến điều này. Nghĩa vụ thuế được căn cứ trên ba nguyên tắc: chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn. Khi thành lập doanh nghiệp, cần chú ý kê khai thuế ban đầu, xem xét việc kê khai và đóng các loại thuế tùy theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên đây là giải đáp Startup là gì? Cần biết gì để tránh rủi ro khi Startup? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X