hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 10/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tài chính là gì? Chức năng, bản chất của tài chính

Tài chính là thuật ngữ quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tài chính là gì và chức năng, vai trò của nó thế nào?

Mục lục bài viết
  • Tài chính là gì?
  • Khái niệm tài chính là gì?
  • Vai trò của tài chính
  • Sự ra đời của tài chính thế nào?
  • Bản chất của tài chính là gì?

Tài chính là gì?

Tài chính đồng thời còn là phạm trù lịch sử, ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

Khái niệm tài chính là gì?

Theo Wikipedia - bách khoa toàn thư mở trực tuyến thì:

Tài chính là phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

Tài chính phản ánh tổng hợp những mối quan hệ kinh tế phát sinh ra trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập, sử dụng những quỹ tiền tệ với mục đích đáp ứng những nhu cầu khác nhau của các chủ thể tồn tại trong đời sống xã hội.

Theo quan điểm của P.J.Drake:

- Về nghĩa hẹp, tài chính phản ánh hoạt động thu, chi tiền tệ của chính phủ

- Về nghĩa rộng hơn, tài chính phản ánh các khoản vay, cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền trên thị trường.

Còn theo quan điểm kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới dạng tiền tệ, ở dạng các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính.

tai chinh la gi

Vai trò của tài chính

Tài chính có 2 vai trò cơ bản như sau:

Là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân

Thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính hình thành nên quỹ tiền tệ cho các khâu của hệ thống tài chính.

Các quỹ tiền tệ được sử dụng để thực hiện mục tiêu của các chủ thể trong xã hội.

Là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Tài chính điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng cách:

- Tác động đến các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhà nước

- Hướng dẫn hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội phù hợp với chính sách kinh tế của Nhà nước

- Kiểm soát, điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế thích ứng với những biến động của nền kinh tế.

Sự ra đời của tài chính thế nào?

Từ nội dung trên có thể biết được tài chính là gì, đóng vai trò quan trọng thế nào? Vậy nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của tài chính là gì?

Thứ nhất tài chính ra đời do sự xuất hiện của Nhà nước

Nhà nước ra đời do sự phân chia giai cấp và có quyền quyết định việc in tiền, lưu thông tiền đồng thời xây dựng hệ thống luật pháp để quản lý các quỹ tiền tệ.

Thông qua các loại thuế, Nhà nước lập ra quỹ Ngân sách Nhà nước theo đó lĩnh vực tài chính Nhà nước được hình thành.

Thứ hai tài chính ra đời do sản xuất hàng hoá và tiền tệ

Xã hội có sự phân công về lao động và sự chiếm hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, nền sản xuất hàng hoá ra đời và tiền tệ xuất hiện.

Các quỹ tiền tệ được tạo lập và sử dụng bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng, phát triển kinh tế - xã hội. Các quan hệ kinh tế đó làm nảy sinh phạm trù tài chính.

tai chinh la gi

Bản chất của tài chính là gì?

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định của các chủ thể.

Các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính bao gồm các quan hệ sau đây:

- Quan hệ giữa Nhà nước với các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế -xã hội thông qua việc phân phối lại nguồn vốn ngân sách Nhà nước dưới hình thức cấp phát kinh phí hoạt động cho các tổ chức này, nhằm duy trì các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng.

- Quan hệ giữa Nhà nước với tổ chức xã hội và các hộ dân cư thông qua các hình thức Nhà nước bắt buộc: nộp thuế, phí, lệ phí hay hình thức tự nguyện; đối với các hộ gia đình để hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước và ngược lại, đến lượt Nhà nước lại sử dụng quỹ tiền tệ để chi cho các nhu cầu phúc lợi chung của xã hội dưới hình thức: chi đảm bảo xã hội để thực hiện các chính sách đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ, chi bảo hiểm xã hội, hỗ trợ thiên tai…

- Quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ thông qua việc hoạt động mua bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ lẫn cho nhau.

- Quan hệ giữa các tổ chức kinh tế và những thành viên trong nội bộ của các tổ chức kinh tế đó, thể hiện thông qua quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, cũng như quan hệ giữa tổ chức với người lao động như : Các tổ chức kinh tế trả lương, thưởng, bán trái phiếu, cổ tức, lãi trái phiếu… cho người lao động và ngược lại, người lao động mua cổ phiếu, trái phiếu, thanh toán các khoản nợ cho tổ chức kinh tế đó.

Chức năng của tài chính

Tài chính ở Việt Nam gồm 03 chức năng chính như sau:

Giám sát 

Chức năng này đóng vai trò kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính xuất hiện trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ

Con người có thể kiểm tra, điều chỉnh được quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội trong hình thức giá trị nhờ chức năng giám sát. Ngoài ra còn kiểm tra được chế độ tài chính do Nhà nước ban hành…

Phân phối

Chức năng phân phối là khả năng mang tính khách quan của phạm trù tài chính. Chức này được vận dụng nhằm tổ chức quá trình phân phối của cải xã hội bằng hình thức giá trị.

Huy động

Đây là chức năng tạo lập nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức, khai thác nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Việc huy động vốn phải tuân theo cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu…

tai chinh la gi

Hệ thống tài chính là gì?

Hệ thống tài chính là mạng lưới tổ chức, kết nối:

- Các trung gian tài chính (như ngân hàng thương mại, bảo hiểm và cho vay)

- Và thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, trái phiếu)

Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, có nhiệm vụ tổ chức trung gian kết nối chủ thể đang cần tìm nguồn lực tài chính với chủ thể có khả năng cung cấp nguồn lực tài chính.

Cụ thể về đặc trưng của hệ thống tài chính như sau:

Đối với thị trường tài chính:

Người sở hữu khoản tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu vay vốn.

Đối với trung gian tài chính:

Mỗi cá nhân trao đổi vốn thông qua các trung gian tài chính có thể là ngân hàng, quỹ tín dụng và quỹ tương hỗ.

Các trung gian tài chính này đảm nhận nhiệm vụ kết nối những cá nhân có vốn vay những người đang cần được vay vốn.

Việc kết nối này được thực hiện gián tiếp thông qua trung gian tài chính.

Ví dụ, cá nhân gửi tiền tiết kiệm của mình vào ngân hàng, ngân hàng có thể sử dụng tiền đó cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.

Dù dòng vốn thực chất là bắt nguồn từ bạn tuy nhiên người đi vay vẫn phải thông qua trung gian tài chính là ngân hàng.

Hệ thống tài chính gồm các thành phần

- Tài chính công (ngân sách nhà nước, các quỹ ngoài ngân sách).

- Tài chính doanh nghiệp.

- Thị trường tài chính (thị trường tiền tệ và thị trường vốn).

- Tài chính quốc tế (các trung tâm tài chính).

- Tài chính của mỗi hộ gia đình, tài chính của mỗi cá nhân.

- Tài chính của các tổ chức xã hội.

- Tài chính trung gian (tín dụng, bảo hiểm).

Một số khái niệm khác liên quan đến tài chính

Đầu tư tài chính là gì?

Đầu tư tài chính là việc một người sử dụng khoản tiền “nhàn rỗi” để đầu tư vào các loại như:

- Chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu

- Thị trường ngoại hối (forex)

- Bất động sản,…

Và mục đích chính là tìm kiếm thêm những khoản thu nhập.

Hiểu đơn giản thì đầu tư tài chính là hình thức "tiền đẻ ra tiền" một cách trực tiếp, tuy nhiên người đầu tư không cần phải tham gia trực tiếp các hoạt động kinh doanh hay hình thức lao động nào. Và đầu tư thường hy vọng nhận được lợi nhuận vào một thời gian dài trong tương lai.

Ngành tài chính là gì?

Tài chính là ngành học về sự quản lý và điều phối dòng tiền, ngân hàng, các hoạt động về tài sản và vốn. Học ngành Tài chính được lựa chọn đào tạo theo từng chuyên ngành riêng như:

- Tài chính liên quan đến tài sản, vốn.

- Tài chính công

- Tài chính doanh nghiệp

- Tài chính cá nhân.

Tài chính là một trong các ngành nghề có nhu cầu lớn về lao động được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi tính chất đa dạng của công việc cũng như nguồn thu nhập cao.

Hệ thống Tài chính được chia thành nhiều mảng như: Tài chính công, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính, tài chính quốc tế, tài chính cá nhân/hộ gia đình,…

Công ty tài chính là gì?

Theo nội dung tại khoản 4 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện 01 hoặc 01 số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm:

- Công ty tài chính

- Công ty cho thuê tài chính

- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

Như vậy, có thể hiểu công ty tài chính là doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Căn cứ Mục 3 Chương IV Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng như:

- Nhận tiền gửi của tổ chức

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức

- Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định

- Cho vay trả góp, vay tiêu dùng

- Bảo lãnh ngân hàng…

Tài chính doanh nghiệp là gì?

Tài chính doanh nghiệp là những công cụ cũng như công việc quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp, các hoạt động liên quan đến việc huy động, sử dụng nguồn vồn đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp với mục đích tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Người làm tài chính doanh nghiệp dựa trên những thông tin tài chính doanh nghiệp sẽ quản lý dòng tiền phục vụ cho các hoạt động tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Những công việc của tài chính doanh nghiệp có thể kể đến như báo cáo tài chính, quản lý dòng tiền, phân tích báo cáo lợi nhuận và lỗ để có thể tạo ra bảng cân đối kế toán, dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp.

Trên đây là giải đáp về tài chính là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X