hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 11/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tái hôn là gì? Quy định mới nhất về thủ tục tái hôn

Nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn quyết định tái hôn lại với nhau. Vậy tái hôn là gì? Quy định mới nhất về thủ tục tái hôn như thế nào?

Mục lục bài viết
  • Tái hôn là gì?
  • Tái hôn và tái giá có giống nhau không?
  • Điều kiện để tái hôn
  • Thủ tục tái hôn được quy định như thế nào?
Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và vợ tôi đã làm thủ tục ly hôn vào năm 2020, đã được Tòa án giải quyết bằng Bản án có hiệu lực pháp luật. Đến nay, hai vợ chồng nhận thấy vẫn còn tình cảm, muốn hàn gắn lại tình cảm để chăm sóc con cái, xây dựng gia đình. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này có phải là tái hôn không? Tái hôn là gì? Và thủ tục tái hôn được quy định như thế nào?

Tái hôn là gì?

Hiện nay, khái niệm “tái hôn” vẫn chưa được ghi nhận cụ thể trong một văn bản quy phạm pháp luật nào. Có thể hiểu một cách khái quát, tái là “lại, trở lại một lần nữa”, hôn là hôn nhân. 

Như vậy, tái hôn được hiểu là sự kết hôn lại của những cặp đôi đã ly hôn. Điều này có nghĩa là trước đó họ đã kết hôn, ly hôn và sau trở lại sống chung với nhau, ở bên cạnh nhau sẽ được gọi là tái hôn.

Tái hôn là gì?

Tái hôn là gì?

Tái hôn và tái giá có giống nhau không?

Tái hôn và tái giá là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, tái hôn và tái giá vẫn chưa được ghi nhận trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. 

Hiểu theo nghĩa của từ điển tiếng Việt, “tái” nghĩa là quay trở lại lần nữa, “hôn” là hôn nhân, “giá” là liên quan đến nữ giới. 

Như vậy, về bản chất, tái hôn và tái giá đều dùng để chỉ trường hợp kết hôn từ lần thứ 2 trở đi. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau như sau:

- Tái hôn dùng cho trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó muốn hàn gắn và kết hôn lại.

- Tái giá dùng để chỉ người phụ nữ đã ly hôn và sau đó gặp đối tượng khác rồi kết hôn thêm lần nữa.

Điều kiện để tái hôn

Tại khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nói rằng: “Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn”.

Như vậy, cặp vợ chồng đã ly hôn và muốn tái hôn thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kết hôn thì mới được pháp luật công nhận là hôn nhân hợp pháp. 

Bởi lẽ, khi 2 bên làm thủ tục ly hôn và được giải quyết bằng một Bản án hay Quyết định có hiệu lực của Tòa án là đã chấm dứt quan hệ hôn nhân, trở thành người tự do. 

Do đó, để được tái hôn hợp pháp, hai bên cần phải đáp ứng các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

- Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

-  Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định hành động;

- Hai bên không bị mất năng lượng hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 gồm:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo ;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn ;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong khoanh vùng phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Như vậy, để được tái hôn thì cả hai bên phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định. Việc tái hôn phải được thực hiện dựa trên sự tự nguyện cả 2 bên. Đồng thời, hai bên phải xác định rõ xem phía vợ cũ hoặc chồng cũ có đang trong một quan hệ hôn nhân hợp pháp nào không. Trường hợp nếu một bên đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp khác thì họ sẽ không thể tái hôn được.

Thủ tục tái hôn được quy định như thế nào?

Thủ tục tái hôn được quy định như thế nào?

Thủ tục tái hôn được quy định như thế nào?

Các bên khi muốn tái hôn thì cần nắm rõ thủ tục theo quy định pháp luật:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lại, các bên cầu chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

- Tờ khai đăng ký kết hôn;

- Giấy tờ cá nhân như CCCD;

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của địa phương;

- Quyết định hoặc Bản án ly hôn của Tòa án.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Trường hợp 1. Tái hôn có yếu tố nước ngoài: Hai bên cần đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nên một trong hai bên thường trú hoặc đến Cơ quan đại sứ quán của nước ta ở nước sở tại hai bên đang sinh sống.

Trường hợp 2. Tái hôn không có yếu tố nước ngoài: Hai bên chỉ cần đến Ủy ban nhân dân cấp xã của một trong hai bên cư trú để đăng ký kết hôn.

Bước 3. Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn

Sau khi kiểm tra đầy đủ hồ sơ và xét thấy hai bên đủ điều kiện đăng ký kết hôn, việc kết hôn sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên.

Ủy ban nhân dân sẽ gửi Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên và mỗi bên giữ 01 bản. 

Trên đây là nội dung tư vấn về Tái hôn là gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về những nội dung có liên quan. Nếu còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X