Mỗi tội phạm đều có trạng thái, tâm lý riêng nên trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, cơ quan chức năng luôn phải nghiên cứu, phân tích và nắm rõ tâm lý tội phạm. Vậy hiểu rõ hơn về tâm lý tội phạm như thế nào?
Tâm lý tội phạm là gì?
Tâm lý tội phạm là tư tưởng, tình cảm, trạng thái và suy nghĩ của tội phạm có liên quan đến quá trình chuẩn bị và thực hiện tội phạm. Đó là sự hình thành tâm lý, ý đồ phạm tội, gồm cả biện pháp, phương thức thực hiện tội phạm.
Trong thực tế, các cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật đều nghiên cứu, phân tích, nắm chắc tâm lý tội phạm; nắm rõ ý đồ, cách thức, hành vi thực hiện tội phạm vì mỗi tội phạm có trạng, thái tâm lý khác nhau.
“Tâm lý tội phạm” đã trở thành một môn học, còn được gọi là tâm lý học tội phạm.
Người học bộ môn này sẽ nắm được tâm lý tội phạm rõ hơn, có phương pháp thích hợp để đấu tranh, khai thác thông tin từ tội phạm cũng như cảm hóa, giáo dục được người phạm tội.
Tâm lý học tội phạm nghiên cứu các quy luật tâm lý liên quan đến việc chuẩn bị, thực hiện hành vi phạm tội, cũng như sự hình thành tâm lý, ý đồ phạm tội và những mẫu hành vi phạm tội, nhân cách tội phạm, nhóm tội phạm.
Nắm chắc tâm lý tội phạm góp phần nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa tội phạm, hỗ trợ trong điều tra, giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Tâm lý tội phạm là sự hình thành tâm lý, ý đồ phạm tội... Ảnh minh họa
Các yếu tố của tâm lý tội phạm gồm những gì?
Tội phạm có thể được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Nghiên cứu cấu trúc của tội phạm, sự phản ánh tội phạm trong luật hình sự để biết được các yếu tố cấu thành tội phạm, Bộ luật hình sự phản ánh tội phạm như thế nào?
Cấu trúc tâm lý tội phạm làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý tội phạm như động lực thúc đẩy, diễn biến, hậu quả tâm lý… của hành vi phạm tội.
Cấu trúc của hành vi phạm tội trong tâm lý tội phạm gồm các thành phần:
1. Nhu cầu
Phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường, được hiểu như là một trạng thái của con người khi thiếu thốn một điều gì đó và tìm cách bù đắp.
Nhu cầu chính là nguyên nhân sâu xa bên trong mọi hành vi. Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu của bản thân người đó.
2. Động cơ phạm tội
Là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Có thể là tình cảm, mong muốn…
Cơ sở của động cơ là nhu cầu. Nhưng không phải nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy thực hiện hành vi.
Động cơ thúc đẩy và hành vi thực hiện có thể không cùng tính chất với nhau. Một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến hành vi sai trái và phạm tội.
3. Mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội là kết quả người thực hiện hành vi phạm tội mong muốn đạt được và được xác định trên cơ sở động cơ.
Động cơ thúc đẩy con người đề ra những mục đích cụ thể. Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội.
Những hành vi phạm tội giống nhau xét về mặt khách quan nhưng lại khác nhau về mục đích cũng khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội.
4. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội
Quyết định thực hiện hành vi phạm tội là lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, cách thức, phương tiện phạm tội. Nó thể hiện ý chí và lý trí của người thực hiện hành vi phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi, hậu quả từ hành vi đó.
Quyết định thực hiện hành vi tâm lý tội phạm có thể được đưa ra ngay khi gặp tác động trực tiếp của một tình huống nào đó. Cũng có thể xuất phát từ hành động có trong quá khứ, hoặc là kết quả của quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài…
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Căn cước công dân gắn chip để làm gì? Nếu còn băn khoăn, độc giả vui lòng gửi câu hỏi
>> Cấu thành tội phạm là gì? Ý nghĩa của việc cấu thành tội phạm