hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 14/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thẩm định giá là gì? Các vấn đề cần biết về thẩm định giá

Thẩm định giá là một khái niệm quan trọng và không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính.Vậy cụ thể thì thẩm định giá là gì?

Mục lục bài viết
  • Thẩm định giá là gì? Công ty thẩm định giá là gì?
  • Mục đích thẩm định giá
  • Trường hợp nào phải thẩm định giá?
  • Điều kiện hoạt động thẩm định giá gồm những gì?
  • Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá
Câu hỏi: Xin chào các anh chị, vừa rồi tôi muốn thế chấp nhà đất cho ngân hàng để được cho vay tiền dùng trả nợ và kinh doanh, bên ngân hàng yêu cầu tôi đợi để họ tiến hành xác định giá trị căn nhà, hiện nay nhà đất tôi trên thị trường có giá bán hơn 5 tỷ, các anh chị cho tôi hỏi việc thẩm định giá của ngân hàng là gì và những vấn đề cần lưu ý về thẩm định giá?

Thẩm định giá là gì? Công ty thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là gì?

Thẩm định giá là gì?

Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật giá 2023 thẩm định giá được hiểu là quá trình mà cơ quan hoặc tổ chức có chức năng thẩm định tiến hành xác định giá trị được quy đổi ra bằng VNĐ của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự và phù hợp với giá của thị trường tại một thời gian và địa điểm xác định, nhằm phục vụ cho một mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Luật Giá 2023, Doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp thành lập và được đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ về thẩm định giá theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và được Bộ Tài chính cấp giấy phép đủ điều kiện thực hiện kinh doanh ngành nghề thẩm định giá theo quy định. 

Mục đích thẩm định giá

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về mục đích thẩm định giá; mục đích này thay đổi tùy theo nhu cầu của bên sử dụng dịch vụ thẩm định. Tuy nhiên, mục đích thẩm định phải tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội. Thông thường, việc thẩm định giá diễn ra trong các trường hợp sau đây:

- Giao dịch mua bán tài sản: Thẩm định giá giúp người mua và người bán xác định giá trị hợp lý của tài sản, tránh tình trạng mua bán với giá quá cao hoặc quá thấp.

- Chuyển nhượng tài sản: trong các giao dịch dân sự về chuyển quyền sở hữu tài sản, tặng cho, thừa kế, thì việc thẩm định giá là cần thiết. 

- Vay vốn ngân hàng: Các tổ chức tài chính yêu cầu thẩm định giá tài sản thế chấp để xác định mức cho vay hợp lý.

- Xác định giá trị doanh nghiệp: Thẩm định giá doanh nghiệp là một phần quan trọng trong các hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) hoặc phát hành cổ phiếu.

- Bảo hiểm tài sản: Thẩm định giá giúp xác định mức phí bảo hiểm hợp lý và giá trị bồi thường trong trường hợp xảy ra tổn thất.

Trường hợp nào phải thẩm định giá?

Trường hợp nào phải thẩm định giá?

Trường hợp nào phải thẩm định giá?

Căn cứ Điều 40 Luật giá  2023 Chủ thể cung cấp dịch vụ thẩm định giá có thể là Doanh nghiệp thẩm định giá hoặc nhà nước. Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện thẩm định giá theo yêu cầu, đối với hoạt động thẩm định giá của nhà nước được thực hiện do hội đồng thẩm định giá theo quy định cơ quan tổ chức người có thẩm quyền. 

Căn cứ Điều 59 Luật giá 2023 trong các trường hợp dưới đây việc thẩm định giá là bắt buộc: 

- Liên doanh, liên kết, cho thuê tài sản hoặc chuyển giao tài sản công.

- Mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước.

Điều kiện hoạt động thẩm định giá gồm những gì?

Như đã trình bày thì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá cần phải có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá do Bộ Tài Chính cấp, Căn cứ Điều 49 Luật Giá 2023 điều kiện để được cấp phép kinh doanh dịch vụ này bao gồm:

- Doanh nghiệp phải có ít nhất 5 người có thẻ thẩm định viên về giá, đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá, đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp.

- Đối với DNTN, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên thì Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá, người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá là thẩm định viên về giá. 

- Đối với công ty cổ phần, công ty TNHH 2-50 thành viên thì phải có tối thiểu 02 thành viên góp vốn hoặc 02 cổ đông phải là người có thẻ thẩm định viên về giá. Tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá

Căn cứ Điều 45 Luật giá 2023 thẩm định viên về giá phải đáp ứng 04 điều kiện sau đây:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự.

- Hợp đồng lao động chưa hết hạn với doanh nghiệp nơi cá nhân có đăng ký thẻ thẩm định viên về giá được đăng ký hành nghề, trừ khi người có thẻ thẩm định viên là đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

- Có tổng thời gian làm việc trên thực tế từ 36 tháng trở lên tại các doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá với trình độ đại học trở lên. Đối với những người có trình độ đại học chuyên ngành giá hoặc thẩm định giá theo chương trình định hướng ứng dụng, thời gian làm việc thực tế phải từ đủ 24 tháng.

- Đã được cập nhật kiến thức về thẩm định giá đúng theo quy định của Bộ Tài chính, trừ khi thẻ thẩm định viên được cấp chưa đủ 01 năm tính từ thời điểm được đăng ký hành nghề thẩm định giá 

Bài viết đã gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan đến thẩm định giá là gì.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  19006192 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X