hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 10/07/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thẩm phán là gì? Quyền hạn của thẩm phán được quy định ra sao?

Thẩm phán có vai trò quan trọng trong việc xử lý, ra quyết định cuối cùng cho các vụ việc, vụ án dân sự, hình sự trên Tòa án. Vậy thẩm phán là gì? Quyền hạn của thẩm phán được quy định ra sao?

Mục lục bài viết
  • Thẩm phán là gì? Thẩm phán tối cao là gì?
  • Thẩm phán có quyền gì? 
  • Những hành vi bị cấm đối với thẩm phán
  • Muốn làm thẩm phán học ngành gì?
Câu hỏi: Em hiện đang là học sinh THPT nhưng có mong muốn làm thẩm phán, nhưng hiện em vẫn chưa rõ về quyền hạn của thẩm phán được quy định như thế nào và mình phải học ngành gì để được làm, mong được tư vấn.

Thẩm phán là gì? Thẩm phán tối cao là gì?

Thẩm phán là gì? Thẩm phán tối cao là gì?Thẩm phán là gì? Thẩm phán tối cao là gì?

Theo khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định: “Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.”

Thẩm phán cũng được phân chia theo ngạch, các ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:

  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

  • Thẩm phán cao cấp;

  • Thẩm phán trung cấp;

  • Thẩm phán sơ cấp.

Theo đó, để được trở thành thẩm phán cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định về điều kiện, tiêu chuẩn làm thẩm phán và do Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ. Thẩm phán có nhiệm vụ xét xử các vụ án tại Tòa án. Trong đó, thẩm phán được chia thành 4 ngạch gồm: Tối cao, cao cấp, trung cấp, sơ cấp.

Thẩm phán tối cao được hiểu là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đây là ngạch Thẩm phán cao nhất trong hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam.

Thẩm phán có quyền gì? 

Thẩm phán có quyền gì?Thẩm phán có quyền gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định theo đó khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

  • Lập hồ sơ vụ việc dân sự.

  • Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

  • Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

  • Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.

  • Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

  • Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.

  • Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.

  • Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.

  • Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.

  • Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

  • Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.

  • Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.

  • Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Một vụ án, vụ việc khi được Tòa án xét xử có thể tốn rất nhiều thời gian từ vài tháng đến vài năm do có nhiều công việc cần phải quyết như: Xem xét vụ án, vụ việc; Lập hồ sơ; Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan,... Trong đó, Thẩm phán có rất nhiều quyền hạn và nhiệm vụ trong quá trình giải quyết mà chúng tôi đã trình bày như trên.

Những hành vi bị cấm đối với thẩm phán

Đây là nội dung tại Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 về Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán do Hội đồng Tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành. Theo đó thẩm phán không được làm những việc sau:

  1. Ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ:

  • Những việc pháp luật quy định công dân không được làm;

  • Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật;

  • Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc;

  • Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

  • Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;

  • Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng;

  • Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực;

  • Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác;

  • Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

  1. Ứng xử tại cơ quan, Thẩm phán không được:

  • Thực hiện không đúng thẩm quyền, lạm quyền, vượt quyền;

  • Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác;

  • Trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ, công chức.

  1. Ứng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí

  • Khi chưa ban hành bản án, quyết định, Thẩm phán không được phát biểu công khai quan điểm của mình về việc giải quyết vụ việc.

  • Thẩm phán không được cung cấp bản án, quyết định cho thông tấn, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, trừ các hình thức đã được pháp luật quy định.

  1. Ứng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài

  • Thẩm phán không được lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.

  1. Ứng xử tại nơi cư trú

  • Thẩm phán không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.

  1. Ứng xử tại gia đình

  • Thẩm phán không được để thành viên trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của Thẩm phán để vụ lợi.

  • Thẩm phán không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

  1. Ứng xử tại nơi công cộng

  • Thẩm phán không được lợi dụng chức danh của mình để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội.

  • Thẩm phán không được tiếp tay hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật.

  1. Về những chuẩn mực đạo đức của Thẩm phán:

Tính độc lập:

  • Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.

Sự liêm chính

  • Thẩm phán không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức Tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà Thẩm phán giải quyết.

Sự vô tư, khách quan

  • Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan.

Sự công bằng, bình đẳng

  • Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.

Sự đúng mực

  • Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.

Theo quy định trên, có thể thấy một người thẩm phán phải ứng xử đúng mực theo quy định ở nơi làm việc, cộng đồng, gia đình,.. Đồng thời phải có chuẩn mực đạo đức tốt nhằm đảm bảo được sự công bằng, khách quan và không được có các hành vi được quy định như tư vấn cho bị can, bị cáo và các bên liên quan trong vụ việc, tự ý mang hồ sơ vụ án về nhà, tiết lộ bí mật nhà nước,...

Muốn làm thẩm phán học ngành gì?

Tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán tòa án như sau:

“1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.

3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”

Như vậy, nếu muốn làm thẩm phán bạn cần phải học ngành Luật, trình độ cử nhân Luật trở lên. Đồng thời, bạn cần phải thông qua quá trình đào tạo nghiệp vụ. kinh nghiệm công tác thực tiễn, sức khỏe và đảm bảo được các tiêu chuẩn đạo đức và điều kiện theo quy định.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  19006192 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X