hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 21/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thể chế là gì? Thể chế chính trị là gì?

Thể chế là gì? Thể chế chính trị được hiểu như thế nào? Thể chế đóng vai trò gì đối với xã hội?... Những câu hỏi về thể chế này chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể hiểu tường tận, rõ ràng. Bài viết dưới đây của HieuLuat sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất xoay quanh vấn đề thể chế là gì.

Thể chế là gì? Thể chế chính trị là gì?

Thể chế được hiểu theo nghĩa rộng thì chính là tập hợp những quy định, quy chế mà con người trong xã hội, cộng đồng buộc phải tuân thủ. Thể chế theo nghĩa hẹp chính là những quy tắc xử sự chung của một quốc gia, những luật lệ mà quốc gia đó đã ban hành nhằm hướng tới sự thống nhất trong cộng đồng, sự công bằng của xã hội.

Thể chế là từ dùng để chỉ những quy tắc, luật lệ được sử dụng trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Mỗi vùng quốc gia, lãnh thổ lại có những quy định khác nhau về thể chế. Việc nhận diện thể chế có thể thông qua những yếu tố cấu thành như sau:

- Thể chế có tính hệ thống: Thể chế là tập hợp các quy tắc, quy luật xã hội nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và cách thức xử sự chung của một xã hội;

- Chủ thể của thể chế gồm Nhà nước, cộng đồng dân cư, các cơ quan, tổ chức;

- Chính sách, thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, bộ máy quản lý chính là biểu hiện bên ngoài của thể chế;

Thể chế là thuật ngữ thường được sử dụng trong chính trị. Thể chế chính trị có thể được hiểu là hình thức chế độ, tư tưởng chính trị mà quốc gia đó đã lựa chọn thực hiện. Thể chế chính trị biểu hiện ở hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý hành chính nhà nước, cách thức tổ chức, thực hiện các chính sách pháp luật, đường lối đối nội đối ngoại của mỗi quốc gia.

Mỗi quốc gia có quyền lựa chọn cho mình thể chế chính trị riêng biệt, phù hợp với khả năng, năng lực của mình. Tại Việt Nam, thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là thể chế đang được áp dụng thực hiện. Các tổ chức cấu tạo nên bộ máy chính trị hiện nay ở Việt Nam theo Hiến pháp 2013 bao gồm:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam;

+ Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

+ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (Công đoàn);

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

+ Hội Nông dân Việt Nam;

+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

Kết luận: Thể chế được hiểu là tập hợp các quy tắc xử sự chung mà con người trong quốc gia, xã hội đó tuân thủ.

the che la gi

Hiện nay, thể chế được phân loại như thế nào?

Thể chế có nhiều cách phân chia, mỗi cách phân chia đều mang ý nghĩa riêng biệt, có thể kể đến như sau:

- Nếu xét theo mức độ chính thống hay sự lựa chọn sử dụng, áp dụng thể chế thì thể chế được phân thành:

+ Thể chế chính thức: Là những quy tắc đã được luật hóa, nói cách khác đây là những quy chế đã được quốc gia ban hành thành đạo luật. Ở Việt Nam, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hình thành nên thể chế chính thức có thể được liệt kê gồm Hiến pháp, các Bộ luật, Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định,...

+ Thể chế phi chính thức: Đây là những quy tắc xử sự không được luật hóa nhưng lại được nhiều người tự nguyện tuân thủ thực hiện. Biểu hiện của nó được gọi tên là phong tục, tập quán, tập tục,..của một quốc gia, một xã hội;

- Ngoài ra, thể chế còn có thể được phân loại thành:

+ Thể chế Nhà nước: Chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, bộ máy của Nhà nước,...tập hợp và thể hiện rõ thể chế Nhà nước. Việc ban hành, thực hiện theo các quy định đã được đưa vào luật đều nhằm mục đích thực hiện mục tiêu chung của xã hội;

+ Thể chế tư: Được hiểu là toàn bộ những quy định chung của cơ quan, tổ chức ngoài Nhà nước (ví dụ doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,..) nhằm thực hiện các hoạt động theo mục tiêu đã đề ra cũng như để duy trì tính kỷ luật của tổ chức, gìn giữ và phát huy những điểm nổi bật của riêng từng cơ quan;

+ Thể chế xã hội: Là những quy tắc xử sự chung ngoài phạm vi Nhà nước và tư nhân, nó chính là phong tục tập quán của một xã hội, là những nét văn hóa đã được gìn giữ từ đời này qua đời khác, cũng là lẽ phải trong xã hội;

Như vậy, thể chế có thể được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận. Tuy nhiên, mọi hình thức phân chia của thể chế đều làm nổi bật tính quy tắc, quy chế xử sự chung nhằm đảm bảo tối ưu tính công bằng cho các nhóm người trong xã hội để tiến tới hoàn thành mục tiêu chung.

Trên đây là giải đáp về thể chế là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X