Chứng khoán là một trong những lĩnh vực đầu tư ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Người tham gia vào thị trường chứng khoán dù là mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm đều phải có những kiến thức cơ bản về chứng khoán lẫn đầu tư chứng khoán. Vậy hiểu thế nào về thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chính là nơi diễn ra các giao dịch giữa người bán và người mua. Muốn biết thị trường chứng khoán là gì, đầu tiên cùng tìm hiểu về chứng khoán.
Chứng khoán là gì?
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Chứng khoán có thể là hình thức bút toàn ghi sổ, chứng chỉ hay dữ liệu điện tử.
Chứng khoán được phát hành với mục đích huy động vốn cho doanh nghiệp và chính phủ. Các dữ liệu giao dịch chứng khoán được lưu lại tại Trung tâm lưu ký Chứng Khoán Việt Nam và được Nhà nước quản lý.
Khi sở hữu chứng khoán, một người có thể là chủ sở hữu một phần công ty (cổ phiếu) nhưng cũng có thể là chủ nợ của công ty đó (trái phiếu).
Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán, còn được biết đến với tên gọi khác, cũng khá phổ biến đó là sàn chứng khoán. Đây là nơi phát hành, giao dịch mua - bán, trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán, thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán hoặc có thể thông qua các công ty môi giới chứng khoán.
Thị trường chứng khoán được chia làm hai bộ phận dựa trên việc mua, bán chứng khoán lần đầu hay mua bán lại, đó là: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ một công ty cụ thể để hút nguồn vốn đầu tư, với thị trường sơ cấp, một doanh nghiệp/công ty có thể huy động số vốn lớn trên thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán sơ cấp chính là nơi chứng khoán được người phát hành bán cho tổ chức, cá nhân.
Nơi diễn ra việc mua, bán lại chứng khoán, giao dịch chứng khoán chính là thị trường chứng khoán thứ cấp.
Có thể hiểu, thị trường chứng khoán là tập hợp gồm: người mua và người bán cổ phiếu (chứng khoán), Đó có thể là các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai.
Các khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán đa phần được thực hiện thông qua môi giới chứng khoán và những nền tảng giao dịch điện tử.
Nguyên tắc hoạt động thị trường chứng khoán
Điều 5, Luật Chứng khoán quy định rõ Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
2. Công bằng, công khai, minh bạch.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
Các loại thị trường chứng khoán
Có 2 loại thị trường chứng khoán chính:
Thị trường sơ cấp
Khi một doanh nghiệp quyết định công khai và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, nó sẽ phát hành một đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO). Các nhà đầu tư muốn đăng ký mua các cổ phiếu này sẽ thực hiện giao dịch mua-bán trên thị trường sơ cấp. Mục đích của IPO nói chung là thu tiền để phát triển hoặc mở rộng kinh doanh.
Thị trường thứ cấp
Sau khi cổ phiếu phát hành trong đợt IPO đã được đăng ký mua hết và phân bổ cho các nhà đầu tư, công ty mới thành lập sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Cổ phiếu của nó bây giờ bước vào thị trường thứ cấp. Chúng có thể được mua và bán tự do trên thị trường chứng khoán.
Một số thuật ngữ trong thị trường chứng khoán
Thuật ngữ trong chứng khoán về cổ phiếu
- Cổ phiếu (Stock): Giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành cổ phiếu. Hiện nay, các giao dịch liên quan đến mua bán cổ phiếu đều được thực hiện trực tuyến.
- Security (Chứng khoán): các loại giấy tờ có giá, có thể mua bán trên thị trường chứng khoán. Lúc này, chứng khoán được xem là hàng hóa trên thị trường đó.
- Derivatives (Chứng khoán phái sinh): Chính là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu với các mục tiêu phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận, tạo lợi nhuận…
- Share (Cổ phần): Chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu 01 phần đơn vị nhỏ nhất của 01 doanh nghiệp.
- Outstanding shares (Cổ phiếu lưu hành trên thị trường): Số cổ phần hiện đang được nắm giữ bởi các nhà đầu tư (gồm cả các cổ phiếu giới hạn do nhân viên hay cá nhân khác trong nội bộ công ty sở hữu)
- Common stock (Cổ phiếu phổ thông): Loại chứng khoán đại diện cho phần sở hữu của cổ đông trong 01 công ty/tập đoàn. Cổ đông được chia lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh thông qua cổ tức, phần giá trị tài sản của công ty tăng thêm theo giá thị trường.
Thuật ngữ về thị trường chứng khoán
- F0 chứng khoán
Để chỉ những người mới, chưa có kinh nghiệm và lần đầu tham gia vào thị trường chứng khoán. Thuật ngữ này xuất hiện từ năm 2020.
- Thị trường bò - Bull Market – Thị trường giá lên
Thuật ngữ trong đầu tư chứng khoán chỉ xu hướng đi lên kéo dài của thị trường.
- Thị trường gấu - Bear Market – Thị trường giá xuống
Thuật ngữ chứng khoán chỉ xu hướng đi xuống của thị trường, các loại chứng khoán bị rớt giá liên tục trong một thời gian dài.
- Sàn/Sở giao dịch - Stock Exchange
Là nơi người bán, người mua gặp nhau, trao đổi các sản phẩm chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu… đúng theo quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam có hai sàn giao dịch chứng khoán lớn, uy tín nhất, đó là: Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
- Môi giới - Broker
Là người hoặc đơn vị trung gian giữa người mua và người bán.
- Thanh khoản - Liquidity
Dùng để chỉ mức độ mà một tài sản có thể được mua hoặc bán trên thị trường nhưng không làm ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản đó. Chứng khoán có tính thanh khoản cao, chỉ sau tiền mặt.
- Chỉ số chứng khoán - Index
Chỉ số chứng khoán phản ánh sự biến động giá của thị trường và có thể được phân nhóm theo quốc gia, theo ngành…
- Khối lượng giao dịch - Volume: Chỉ số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong một ngày.
- Ngành - Industry: chỉ nhóm cổ phiếu có chung nhóm ngành nghề kinh doanh.
- Mã cổ phiếu -Stock Symbol: Các kí tự được sắp xếp và liệt kê trên sàn giao dịch để chỉ cổ phiếu của một công ty.
- Vốn hóa thị trường - Market Capitalization: tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn có một số thuật ngữ cũng được dùng khá phổ biến trong thị trường chứng khoán như:
- Exchange traded funds (ETF): quỹ hoán đổi danh mục
- Go up/rise: Tăng
- Go down/fall/depreciate: Giảm
- Rise suddenly/jump/skyrocket: Tăng vọt
- Take a nose dive/drop sharply: Giảm đột ngột
- Limit up: Giá trần; Limit down: Giá sàn
- Capital reduction: Giảm vốn
- Opening price: Giá mở cửa/giá đầu ngày; Closing price: Giá đóng cửa/giá cuối ngày
Đặc điểm của thị trường chứng khoán là gì?
Đặc điểm đầu tiên là các giao dịch được thực hiện công khai giúp cho thị trường chứng khoán duy trì được tính minh bạch. Những người tham gia thị trường chứng khoán đều nắm được thông tin về giá cả cổ phiếu đang được thực hiện giao dịch trên thị trường.
- Thị trường chứng khoán cơ bản còn có đặc điểm là 01 thị trường liên tục. Các chứng khoán sau khi đã được phát hành trên thị trường sơ cấp khi ở thị trường thứ cấp, chúng có thể được mua đi bán lại nhiều lần.
Với thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư khi muốn có thể chuyển chứng khoán của mình thành tiền mặt bất cứ lúc nào.
- Một đặc điểm quan trọng của thị trường chứng khoán đó là tính thanh khoản. Nhờ vào khả năng mua bán nhanh chóng qua thị trường chứng khoán được đánh giá là loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn các loại khác. Cụ thể, cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất.
Chứng khoán là loại tài sản bị ảnh hưởng đến giá trị do tác động thông qua biến đổi của thị trường.
Các yếu tố tạo nên rủi ro có thể liên quan đến chính trị, lạm phát.
Chứng khoán có khả năng sinh lời ổn định thông qua biến động tăng giá trên thị trường hoặc qua việc chia cổ tức của các doanh nghiệp.
Ngoài ra thị trường chứng khoán còn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều có thể tham gia vào thị trường một cách tự do, thị trường không có sự áp đặt về giá cả mà giá cả là được hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu giữa người bán, người mua.
Chức năng của thị trường chứng khoán
Các thông tin trên có thể giúp người đọc hiểu được thị trường chứng khoán là gì? Vậy chức năng của thị trường chứng khoán ra sao?
Phong vũ biểu kinh tế
Sàn giao dịch chứng khoán là một phong vũ biểu đáng tin cậy để đo lường tình trạng kinh tế của một quốc gia. Mọi thay đổi lớn trong đất nước và nền kinh tế đều được phản ánh trong giá cổ phiếu. Giá cổ phiếu tăng hay giảm thể hiện chu kỳ bùng nổ hay suy thoái của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán còn được gọi là nhịp đập của nền kinh tế hay tấm gương kinh tế phản ánh điều kiện kinh tế của một quốc gia.
Định giá chứng khoán
Chức năng tiếp theo của thị trường chứng khoán là gì?: giúp định giá chứng khoán trên cơ sở các yếu tố cung và cầu. Chứng khoán của các công ty có lợi nhuận và định hướng tăng trưởng được đánh giá cao hơn vì có nhiều nhu cầu hơn đối với các chứng khoán đó. Việc định giá chứng khoán rất hữu ích cho các nhà đầu tư, chính phủ và các chủ nợ. Các nhà đầu tư có thể biết giá trị khoản đầu tư của họ, các chủ nợ có thể đánh giá mức độ đáng tin cậy và chính phủ có thể đánh thuế vào giá trị của chứng khoán.
An toàn giao dịch
Trên thị trường chứng khoán, chỉ có các chứng khoán niêm yết mới được giao dịch và cơ quan quản lý chứng khoán chỉ đưa tên công ty vào danh sách giao dịch sau khi xác minh tính lành mạnh của công ty. Các công ty được niêm yết họ cũng phải hoạt động trong các quy tắc và quy định nghiêm ngặt.
Góp phần tăng trưởng kinh tế
Trong thị trường chứng khoán chứng khoán của các công ty khác nhau được mua và bán. Quá trình thoái vốn và tái đầu tư này giúp đầu tư vào các đề xuất đầu tư hiệu quả nhất và điều này dẫn đến hình thành vốn và tăng trưởng kinh tế.
Đảm bảo công bằng
Sở giao dịch chứng khoán khuyến khích mọi người đầu tư vào chứng khoán sở hữu bằng cách điều chỉnh các đợt phát hành mới, thực hành giao dịch tốt hơn và bằng cách giáo dục công chúng về đầu tư.
Cung cấp phạm vi đầu cơ
Để đảm bảo tính thanh khoản và cung cầu chứng khoán, thị trường chứng khoán cho phép đầu cơ chứng khoán lành mạnh.
Thanh khoản
Chức năng chính của thị trường chứng khoán là gì? Đó là cung cấp thị trường sẵn sàng để mua và bán chứng khoán. Sự hiện diện của thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư rằng khoản đầu tư của họ có thể được chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ khi nào họ muốn. Các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các dự án đầu tư dài hạn mà không phải đắn đo vì thông qua giao dịch chứng khoán, họ có thể chuyển đổi các khoản đầu tư dài hạn thành ngắn hạn và trung hạn.
Phân bổ vốn tốt hơn
Cổ phiếu của các công ty tạo ra lợi nhuận được niêm yết ở mức giá cao hơn và được giao dịch tích cực để các công ty đó có thể dễ dàng huy động vốn mới từ thị trường chứng khoán. Công chúng ngần ngại đầu tư vào chứng khoán của các công ty làm ăn thua lỗ. Vì vậy, thị trường chứng khoán tạo điều kiện phân bổ quỹ của nhà đầu tư vào các kênh sinh lời.
Thúc đẩy thói quen tiết kiệm và đầu tư
Thị trường chứng khoán mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn vào các loại chứng khoán khác nhau. Những cơ hội hấp dẫn này khuyến khích mọi người tiết kiệm nhiều hơn và đầu tư vào chứng khoán của khu vực doanh nghiệp hơn là đầu tư vào các tài sản không sinh lợi như vàng, bạc, v.v.
Chức năng của thị trường chứng khoán là gì?
Có nên đầu tư vào thị trường chứng khoán không?
Đầu tư vào chứng khoán để sinh lời không còn xa lạ và mới mẻ, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.
Để đầu tư chứng khoán cần có thời gian tìm hiểu, quan sát thị trường, đặc biệt phải có kiến thức cơ bản về chứng khoán cũng như thị trường chứng khoán. Sự thật, không phải cứ bỏ tiền ra đầu tư là sinh lời.
Thực tế, đầu tư chứng khoán không mất quá nhiều vốn như bất động sản. Nhiều người vẫn lựa chọn chứng khoán là kênh đầu tư của mình bởi vốn đầu tư thấp, lời lãi cũng được tính toán nhanh chóng, rõ ràng, việc mua - bán đơn giản, không mất thời gian, đặc biệt là tính thanh khoản cao.
Nhiều chuyên gia tài chính, những người có kinh nghiệm cũng nhìn nhận và đánh giá chứng khoán là một kênh đầu tư mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, tại Việt Nam những sàn chứng khoán được quản lý một cách chặt chẽ, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, các sàn chứng khoán ở Việt Nam luôn được quản lý chặt chẽ và minh bạch bởi nhiều cơ quan chức năng và các thành viên thị trường. Bởi vậy, giữa rất nhiều các kênh đầu tư hiện nay, đầu tư vào chứng khoán luôn là một kênh tốt, hiệu quả.
Tuy nhiên, khi quyết định tham gia vào thị trường chứng khoán cần nhớ những lưu ý dưới đây:
- Phải tìm hiểu, trau dồi kiến thức kỹ càng về chứng khoán; đọc các báo cáo về tài chính, phân tích tình hình kinh tế vi mô, vĩ mô… một cách thường xuyên.
- Xác định loại hình đầu tư chứng khoán bản thân hướng đến.
Nếu chỉ muốn có thêm thu nhập chắc chắn hơn thì có thể lựa chọn chứng chỉ quỹ hay trái. Nếu thích rủi ro, mạo hiểm và có thể kiếm lãi nhiều hơn có thể nghĩ đến đầu tư cổ phiếu.
- Xác định rõ ràng số tiền đầu tư, biết cách phân bổ hợp lý
Nếu chưa có kinh nghiệm hay chưa đủ tự tin nên tìm đến nhà môi giới chứng khoán giỏi, uy tín để được hỗ trợ.
- Bám sát xu hướng, cập nhật liên tục những tin tức về thị trường trong quá trình giao dịch
Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ đầu những năm 1990, Đảng và Nhà nước đã có quan điểm về việc hình thành thị trường chứng khoán nhằm tạo kênh huy động vốn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề vốn để phát triển kinh tế đất trở nên cấp thiết, đòi hỏi phải xây dựng thị trường vốn phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.
Chủ trương đa dạng hoá sở hữu trong đó cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí trọng tâm, yêu cầu phải có thị trường chứng khoán để hỗ trợ và giao dịch cổ phiếu sau cổ phần hoá.
Ủy ban Chứng khoán nhà nước được thành lập vào tháng 11/1996. Tháng 7/2000, khai trương Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, trở thành đơn vị tổ chức giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên của Việt Nam, tổ chức phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, đánh dấu sự ra đời chính thức của thị trường chứng khoán ở nước ta.
Năm 2003, Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam VFM ra đời, đánh dấu sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước đầu tiên.
Năm 2005, ra mắt Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hoạt động theo mô hình thị trường phi tập trung (OTC).
Tiếp đó, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán được thành lập theo Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg ngày 27/7/2005
Năm 2009, tổ chức thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt.
Năm 2017, thị trường chứng khoán phái sinh được đưa vào vận hành giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng giống như thị trường chứng khoán ở nhiều quốc gia, đều có mối liên hệ và chịu ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế, chính trị - xã hội của Nhà nước ở mỗi từng thời kỳ. Ở giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu sự chi phối và tác động từ thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối, thị trường bất động sản.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động của thị trường chứng khoán
- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được ủy thác để chiếm đoạt tài sản của khách hàng;
Trên đây là giải đáp về thị trường chứng khoán là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.