Thời gian gần đây, cụm từ “thiết quân luật là gì” thường xuyên xuất hiện, đặc biệt sau vụ việc tổng thống Nga ra lệnh thiết quân luật đối với bốn lãnh thổ mới sát nhập. Vậy thiết quân luật là gì? Khi nào thì cần thiết quân luật?. Hãy theo dõi hết bài viết này để biết chi tiết về “thiết quân luật là gì”nhé.
Thiết quân luật là gì?
Thiết quân luật là gì?
Thời gian gần đây, cụm từ “Thiết quân luật” thường được nhắc đến và tìm kiếm. Vậy khái niệm thiết quân luật là gì? Những lực lượng nào sẽ thi hành lệnh thiết quân luật?
Khái niệm thiết quân luật là gì?
Luật Quốc Phòng 2018 tại Điều 21 được định nghĩa về thiết quân luật như sau:
“Thiết quân luật là biện pháp quản lý Nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.”
Định nghĩa trên đã giải thích rõ thiết quân luật là gì? Thiết quân luật có thể hiểu là sự thiết lập quản lý Nhà nước do lực lượng quân đội thực hiện sau khi nhận lệnh từ chính phủ. Mục đích thiết quân luật nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp tạm thời trong lúc lực lượng dân sự bị áp đảo, hoặc lãnh thổ bị chiếm đóng.
Các lực lượng thi hành thiết quân luật
Sau khi nhận lệnh thiết quân luật thì các cơ quan ban ngành và lực lượng có liên quan sẽ chủ động thực hiện và thi hành lệnh. Những lực lượng sẽ thi hành lệnh thiết quân luật là lực lượng tổng hợp và lực lượng quân sự. Thông thường, lực lượng quân sự sẽ là lực nòng cốt.
Khi quân đội thực hiện lệnh thiết quân luật thì các đơn vị sẽ có những quyền hạn và được phép áp dụng các biện pháp do pháp luật quy định cho các trường hợp đặc biệt cần thiết. Với mục đích nhanh chóng ổn định tình hình địa phương.
Các đơn vị lực lượng quân đội có thể sử dụng thi hành thiết quân luật là:
Đối với đơn vị cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung Ương có thể sử dụng đơn vị cấp sư đoàn hoặc tương đương.
Đối với đơn vị cấp thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã thì sử dụng một trung đoàn hoặc tương đương.
Đối với đơn vị cấp thấp hơn như xã, phường hoặc thị trấn có thể sử dụng một tiểu đoàn hoặc tương đương.
Lực lượng thi hành thiết quân luật còn căn cứ tuỳ thuộc vào tính chất, diễn biến tình hình, đặc điểm của từng địa bàn có thể tổ chức thành lực lượng cơ động để kiểm soát cũng như bảo vệ các mục tiêu quan trọng. Các tổ chức lực lượng cơ quan bao gồm như: lực lượng bảo vệ, lực lượng canh gác; lực lượng kiểm soát, tuần tra, chốt chặn; lực lượng tuyên truyền, công tác vận động quần chúng; lực lượng trinh sát quân báo, …
Đơn vị lực lượng quân đội thi hành lệnh thiết quân luật có nhiệm vụ thực hiện các nội dung:
Các công tác chuẩn bị từ lực lượng, phương tiện, vật phẩm, ngân sách đến giấy tờ công tác như công văn, văn kiện, văn bản thi hành lệnh thiết quân luật và con dấu của Uỷ ban Quân sự đều cần thiết
Đơn vị quân đội nhận bàn giao từ chính quyền địa phương cần nắm rõ tình an ninh trật tự, quân sự, kinh tế - xã hội, … để đánh giá tình hình và xác định biện pháp thiết quân luật.
Sau đó kết luận tình hình chính xác và khách quan nhằm đề ra những chủ trương cùng biện pháp để thi hành lệnh thiết quân luật có thể đạt hiệu quả. Nhằm mục đích đưa địa phương nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
Khi tình hình nhân dân, an ninh, trật tự, chính trị- xã hội ổn định và có lệnh của cấp trên thẩm quyền thì Uỷ ban Quân đội cần phải chuyển giao lại cho chính quyền địa phương.
Lực lượng thi hành thiết quân luật là lực lượng tổng hợp
Khi nào thì cần áp dụng thiết quân luật?
Bạn đã hiểu thiết quân luật là gì? Thiết quân luật là thiết lập sự quản lý xã hội có thời hạn do nhà nước ban hành để quân đội thực hiện trong “tình trạng khẩn cấp”. Vậy những trường hợp và các biện pháp nào cần áp dụng lệnh thiết quân luật?
Thiết quân luật được áp dụng trong trường hợp nào?
Thiết quân luật được áp dụng tạm thời khi chính quyền dân sự không hoạt động trong thời chiến lẫn thời bình.
Trong thời chiến, có những vùng mới giải phóng hoặc các địa phương có tình hình an ninh chính trị, an ninh xã hội, trật tự an ninh diễn biến phức tạp như bạo loạn, biểu tình,... Những địa phương này đã tiến vào tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tuy đã áp dụng nhiều biện pháp để trấn áp bạo loạn giải tán biểu tình, trấn áp bạo loạn có vũ trang… nhưng vẫn không giải quyết, không kiểm soát được tình hình. Thì lúc này thiết quân luật được chính phủ ban hành để chính quyền có thể áp đặt người dân thực thi theo.
Các trường hợp áp dụng thiết quân luật đã xảy ra:
Cuộc đảo chính tại Thái Lan năm 2006
Cuộc biểu tình Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc
Đàn áp phe đối lập chính trị tại Ba Lan năm 1981
Ổn định cuộc khủng hoảng năm 1970 tại Canada
Ngoài ra, thiết quân luật cũng có thể được đưa ra và áp dụng trong trường hợp thiên tai lớn, khi xảy ra các cuộc xung đột, chiến tranh hoặc tại những khu vực đã bị chiếm đóng không có chính quyền dân sự, khiến người dân rơi vào tình trạng bất ổn định.
Hầu hết các trường hợp áp dụng thiết quân luật thường đi kèm với lệnh giới nghiêm hay đình chỉ pháp luật dân sự để giảm đi các quyền dân sự của công dân. Công dân không tuân lệnh thiết quân luật có thể bị đưa ra tòa án quân sự.
Các biện pháp được áp dụng khi thiết quân luật
Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật được quy định rõ tại Điều 21 Luật Quốc Phòng 2018:
a) Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
b) Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
c) Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
d) Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
Có nhiều biện pháp được áp dụng khi thiết quân luật
Thẩm quyền ra thiết quân luật tại Việt Nam
Thế trong tình trạng khẩn cấp cần ban bố lệnh thiết quân luật thì thẩm quyền nào có quyền ra lệnh? Và các cơ quan ban ngành có trách nhiệm gì khi nhận được ban bố lệnh thiết quân luật?
Ai có thẩm quyền ra lệnh thiết quân luật tại Việt Nam?
Căn cứ theo điều 21 Luật Quốc Phòng năm 2018 thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra lệnh thiết quân luật tại Việt Nam được quy định như sau:
Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.
Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.
Theo như Luật Quốc Phòng thì Chủ tịch nước có thẩm quyền ban bố, bãi bỏ thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
Trách nhiệm của các cơ quan trong khi thực hiện thiết quân luật
Theo quy định tại Điều 21 Luật Quốc Phòng năm 2018 thì trong thời gian thực hiện lệnh thiết quân luật các cơ quan có trách nhiệm phải:
Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Căn cứ lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị quân đội nhân dân, dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý Nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó.
Người chỉ huy quân đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản.
Trên đây là những chia sẻ về thiết quân luật là gì và khi nào cần thiết quân luật theo quy định của Luật Quốc phòng năm 2018. Hy vọng với những chia sẻ bài trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về thiết quân luật là gì.