Người thiểu năng trí tuệ khó có thể tự chủ động các hoạt động sinh hoạt thông thường. Họ luôn cần tới sự hỗ trợ của người thân. Không hoàn toàn mất đi nhận thức nên việc chăm sóc người thiểu năng rất vất vả. Nội dung của bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thiểu năng là gì và các chính sách của Nhà nước đối với họ.
Thiểu năng là gì?
Thiểu năng là một dạng rối loạn phát triển thần kinh. Những người bị thiểu năng hay chậm phát triển trí tuệ thường sẽ có IQ dưới trung bình (thấp hơn 75). Tình trạng thiểu năng khiến chức năng của não bộ bị giới hạn gây nên sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt thường ngày: giao tiếp, tư duy…
Người thiểu năng có chỉ số IQ dưới 75 (Ảnh minh họa)
Tình trạng thiểu năng trí tuệ được chia làm 4 mức độ khác nhau. Các mức độ này được giới hạn theo chỉ số IQ, cụ thể là:
Chỉ số IQ 50 – 75: Tình trạng chậm phát triển ở mức độ nhẹ. Trẻ bị thiểu năng ở mức nhẹ không thể tự đưa ra quyết định. Nếu gia đình sử dụng phương pháp dạy đúng cách và được rèn luyện, trẻ vẫn có thể sống tự lập khi trưởng thành.
Chỉ số IQ 35 – 55: Tình trạng ở mức trung bình, gặp khó khăn khi sống tự lập và chăm sóc bản thân. Trẻ bị thiểu năng ở mức trung bình vẫn có thể tự thực hiện công việc sinh hoạt cá nhân đơn giản nếu được chỉ dạy.
Chỉ số IQ 20 – 40: Tình trạng chậm phát triển ở mức độ nặng. Người bị thiểu năng ở mức độ này không thể tự chăm sóc bản thân và luôn cần có sự giám sát. Trẻ bị thiểu năng trí tuệ ở mức độ nặng vẫn có thể tiếp thu những hành vi giao tiếp cơ bản. Tuy nhiên, điều này cần nỗ lực rất lớn từ gia đình.
Chỉ số IQ <25: tình="" trạng="" thiểu="" năng="" ở="" mức="" độ="" rất="" nặng.="" ở="" mức="" độ="" này,="" người="" bị="" thiểu="" năng="" có="" nhiều="" hạn="" chế="" khi="" giao="" tiếp.="" người="" nghe="" rất="" khó="" để="" hiểu="" những="" gì="" họ="" định="" nói.="" gia="" đình="" sẽ="" cần="" chăm="" sóc,="" giám="" sát="" trẻ="" bị="" thiểu="" năng="" ở="" thể="" này="" dù="" khi="" đã="" trưởng="">25:>
Thiểu năng trí tuệ ở mức độ nhẹ được chia thành nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Việc phân chia này sẽ giúp người bệnh được chăm sóc và điều trị theo những phương pháp phù hợp.
Các dạng khuyết tật thiểu năng trí tuệ thường gặp
Khuyết tật trong việc đọc
Đây là dạng thiểu năng có nhận thức kém trong việc đọc hiểu. Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị mắc thiểu năng dạng đọc:
Nhận biết chữ cái, từ khó
Đọc chậm, không trôi chảy lưu loát
Gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ.
Người bị thiểu năng ở dạng đọc không hiểu được mối quan hệ của các chữ cái, của từ. Do đó, họ cũng không thể hiểu được ý nghĩa của cả câu.
Khuyết tật trong việc học toán
Trẻ bị thiểu năng trong việc học toán gặp khó khăn khi ghi nhớ con số (Ảnh minh họa)
Học toán hay làm tính sẽ chịu ảnh hưởng khả năng ghi nhớ và sắp xếp. Nếu có biểu hiện khó khăn trong việc sắp xếp ghi nhớ con số, trẻ có thể bị thiểu năng trong việc học toán. Đặc biệt, trẻ rất khó hay không thể đọc, xem giờ đồng hồ.
Khuyết tật dạng viết chữ
Đối với khuyết tật dạng viết chữ, trẻ luôn gặp khó khăn khi viết tạo ra các nét chữ cái, từ và câu. Biểu hiện đặc trưng của trẻ bị thiểu năng trong việc viết chữ là:
Chữ viết lộn xộn, nét dài nét ngắn, thứ tự các chữ trong từ không đúng.
Không thể chép chính xác lại từ, cụm từ hay thậm chí là chữ cái.
Gặp khó khăn khi liên kết các từ trong câu khi viết.
Khuyết tập trong hành động
Người thiểu năng ở dạng này rất khó để thực hiện các động tác khéo léo. Đối với họ, những động tác cần có sự phối giữa tay chân hay tay và mắt không hề dễ. Thậm chí ở mức độ nặng, họ còn không thể thực hiện các động tác vận động đơn giản.
Khuyết tật trong ngôn ngữ
Tình trạng thiểu năng trí tuệ trong ngôn ngữ có liên quan đến việc hiểu lời nói và nói. Người bị thiểu năng ở dạng này sẽ có những biểu hiện như:
Nói không lưu loát, nói lặp.
Khó làm việc theo chỉ dẫn.
Chậm hiểu hoặc không hiểu câu nói trong giao tiếp.
Trẻ bị thiểu năng dạng ngôn ngữ không thể nói chuyện lưu loát (Ảnh minh họa)
Khuyết tật trong việc nghe nhìn
Tình trạng thiểu năng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe và nhìn. Những người bị thiểu năng ở dạng này gặp khó khăn khi phân biệt một số loại âm thanh. Họ cũng không thể phân biệt được sự khác nhau của hình dạng, màu sắc của sự vật.
Người thiểu năng có được hưởng chế độ gì?
Theo khoản 6 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người thiểu năng được kết luận có khuyết tật nặng hay đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp xã hội. Mức trợ cấp mỗi tháng người thiểu năng có khuyết tật nặng được nhận dựa trên mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số. Trong đó, hệ số được quy định theo từng nhóm đối tượng, cụ thể là:
Nhóm người khuyết tật nặng: Hệ số 1.5
Nhóm trẻ em hoặc người cao tuổi khuyết tật nặng: Hệ số 2.
Nhóm người khuyết tật đặc biệt nặng: Hệ số 2.
Nhóm trẻ em hoặc người cao tuổi khuyết tật đặc biệt nặng: Hệ số 2.5.
Hiện nay, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng được áp dụng từ ngày 1/7/2021. Như vậy, người thiểu năng có khuyết tật nặng sẽ nhận được tối thiểu 540.000 đồng/tháng. Thêm vào đó, người thiểu năng còn thuộc đối tượng được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế.
Chăm sóc người bị thiểu năng trí tuệ cần làm gì?
Điều đầu tiên, người chăm sóc trẻ bị thiểu năng cần làm là tìm hiểu thiểu năng là gì. Điều này sẽ giúp bạn xác định tình trạng, mức độ, dạng khuyết tật của người mắc. Như vậy, người chăm sóc sẽ biết chính xác cần làm cho người thiểu năng. Về cơ bản, công việc chăm sóc người thiểu năng sẽ xoay quanh việc hỗ trợ họ trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày như: ăn uống, vệ sinh cá nhân, cho uống thuốc.
Người chăm sóc luôn cần chú ý quan sát để nắm rõ tình hình sức khỏe, tình trạng để trao đổi với bác sĩ. Điều này sẽ giúp tìm ra hướng chăm sóc và phương pháp hướng dẫn tốt nhất để người thiểu năng có thể tự lập trong sinh hoạt thường ngày.
Công việc chăm sóc người thiểu năng là hỗ trợ họ trong các hoạt động sinh hoạt
Những chú ý khi chăm sóc người bị thiểu năng
Không chỉ cần hiểu rõ về thiểu năng là gì, cách chăm sóc thế nào; những gia đình có người mắc bệnh nên chú ý đến một số lưu ý sau:
Duy trì tinh thần lạc quan
Gia đình không may có người thiểu năng sẽ có nhiều xáo trộn. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc, tình trạng thiểu năng còn khiến người thân rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Tuy nhiên, tinh thần lạc vui vẻ lạc quan là điều cần thiết và quan trọng. Với cái nhìn tích cực, sự vui vẻ, bạn sẽ giảm thiểu áp lực khi chăm sóc người thiểu năng. Việc này còn giúp người bệnh cải thiện được tinh thần và phát triển theo hướng tích cực hơn.
Lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp
Thiểu năng trí tuệ có nhiều dạng, nhiều mức độ. Mỗi dạng sẽ có đặc điểm, tính chất khác nhau. Cha mẹ, người chăm sóc nên tìm hiểu trẻ bị dạng thiểu năng là gì, nguyên nhân thế nào… Từ đó, người chăm sóc sẽ lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp nhất và tốt nhất. Điều này sẽ giúp người thiểu năng cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần. Đồng thời, những áp lực, mệt mỏi của người thân cũng được giải tỏa.
Cha mẹ nên kết hợp với bác sĩ, chuyên gia để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp cho trẻ thiểu năng
Trên thực tế, những đứa trẻ thiểu năng vẫn thông minh như những đứa trẻ bình thường. Trong nhiều trường hợp, trẻ thiểu năng có những tài năng đặc biệt. Nếu được chỉ dạy theo cách thức riêng, chúng sẽ có thể thu được những kết quả tốt. Để lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp, người thân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực này.
Luôn kiên nhẫn
Lời nói, hành động của người thiểu năng đôi khi sẽ đi ngược lại với suy nghĩ của người bình thường. Chính điều này luôn khiến người thân trở nên bực bội, tức giận. Vì vậy, sự kiên nhân là điều cần thiết. Người thiểu năng sẽ cần nhiều thời gian để học, đề ghi nhớ những điều mà chúng ta coi là bình thường.
Người thân nên hạn chế việc cáu gắt trước mặt người thiểu năng. Thay vì xem họ như người bệnh, gia đình nên tìm cách làm bạn với người thiểu năng để họ luôn cảm thấy thoải mái, an toàn khi bên cạnh.
Hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Thiểu năng là gì”, đây thực tế là một loại bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Người thiểu năng rất khó trong việc tương tác với thế giới xung quanh. Chăm sóc người thiểu năng là một việc không hề đơn giản. Sự quan tâm và phương pháp giáo dục đúng sẽ giúp họ có thể hòa nhập vào cuộc sống đời thường.