hieuluat
Chia sẻ email

Thông điệp là gì? Cách tạo thông điệp truyền thông

Đề truyền tải một thông tin vào đó đến người mọi người, người ta thường dùng phương thức truyền tải thông điệp. Việc truyền tải thông điệp luôn tạo ra hiệu quả trong việc đưa thông tin một các có chủ đích đến mọi người. Vậy "Thông điệp là gì? Cách tạo thông điệp truyền thông".

Mục lục bài viết
  • Thông điệp là gì? Ví dụ về thông điệp
  • Thông điệp trong ngữ văn là gì?
  • Thông điệp của tác phẩm là gì?
  • Thông điệp truyền thông là gì?
  • Các dạng thông điệp truyền thông
Câu hỏi: Tôi có thành lập một công ty sản xuất bánh kẹo. Tôi đang muốn tiến hành quảng cáo cho sản phẩm của mình. Tôi được khuyên cần phải đưa một thông điệp trong chương trình quảng cáo của mình. Nên tôi muốn hỏi Thông điệp là gì? Cách tạo thông điệp truyền thông?

Thông điệp là gì? Ví dụ về thông điệp

Thông điệp là gì? Cách tạo thông điệp truyền thông

Thông điệp là một thuật ngữ phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông. Không có định nghĩa cụ thể nào về "thông điệp". Tuy nhiên, khi khái quát lên chúng ta có thể hiểu: Thông điệp được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau để truyền tải thông tin, nội dung hay một giá trị nào đó có chủ đích đến người nhận thông tin. 

Thông điệp được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như một câu nói, một biểu tượng, một dấu hiệu, một đoạn video, một bức tranh….nhưng điểm chung của nó là ngắn gọn, súc tích, dễ thu hút mọi người.

Ví dụ về thông điệp:

- Thông điệp của của Coca-Cola là "Taste the feeling – Uống cùng cảm giác" 

- Một trong các thông điệp trong dịp tết của Omo là "Vui Trồng Lộc Tết, Lấm Bẩn Gieo Điều Hay" truyền tải đến việc khuyến khích trồng cây xanh nhân dịp xuân về để có nhiều lộc may mắn. 

Thông điệp trong ngữ văn là gì?

Thông điệp trong ngữ văn là việc tác giả muốn truyền tải một ý nghĩa, một giá trị, lời muốn nói của họ đến người đọc thông qua nội dung của văn bản bản, của một tác phẩm văn học. Trong đó, tác giả thường sử dụng các công cụ như tình tiết, hình ảnh khắc họa nhân vật hay một tình huống để truyền tải thông điểm đó. 

Ví dụ: trong tác phẩm "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật trào phúng từ việc xây dựng các nhân vật trào phúng và các tình tiết trào phúng để truyền tải đến người đọc thông điệp đó là việc tác giả đang phê phán một bộ phận tầng lớp thượng lưu thành thị đua theo phong trào "Âu hóa" với những thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ.

Thông điệp của tác phẩm là gì?

Tác phẩm là tên gọi chung của các sản phẩm trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật. Ta thường nghe đến các tác phẩm văn học (truyện, tiểu thuyết, thơ….), tác phẩm nghệ thuật (tranh vẽ, tượng, điêu khắc….).

Mỗi khi tác giả thực hiện các sản phẩm của mình đều mong muốn thông qua đó truyển tải thông tin, ý nghĩa gì đó đến người xem đó được gọi là thông điệp của tác phẩm.

Ví dụ: Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân, thông qua hình ảnh người thiếu nữ mặc áo dài bên hoa huệ họa sĩ đã truyền tải thông điệp đến người xem ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam cũng như thú chơi hoa huệ tao nhã của người Hà thành. 

Hay ví dụ người ta hay dùng các bức tượng chân dung của các chiến sĩ trong chiến tranh tại các quảng trường hay đài tưởng niệm để truyền tải đến thông điệp về hòa bình. 

Thông điệp truyền thông là gì?

Thông điệp truyền thông thường được các thương hiệu hay các doanh nghiệp sử dụng để chuyển tải nội dung quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng. Những thông điệp này sẽ được chuyển tải thông qua các phương tiện như báo, đài phát thanh, truyền hình, internet…..

Các dạng thông điệp truyền thông

Hiện nay, các thông điệp truyền thông được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

- Thông điệp bằng văn bản như slogan

- Thông điệp bằng hình ảnh như logo, ký hiệu, bức tranh, thiết kế hình ảnh….

- Thông điệp bằng âm thanh 

- Thông điệp bằng sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh như video

- Thông điệp bằng việc tổ chức các cuộc thi

Vai trò của thông điệp truyền thông

Thông điệp truyền thông có vai trò quan trọng khi một cá nhân, tổ chức nào đó muốn truyền tải nội dung nào đó đến người tiếp nhận. Cụ thể:

- Thông điệp truyền thông có vai trò giáo dục: khi cần phải tuyên truyền một vấn đề, hay một chính sách nào đó thì người ta sẽ sử dụng thông điệp để việc tuyên truyền đó trở nên hiệu quả;

- Thông điệp truyền thông có vai trò trong hoạt động quảng cáo: có thể nói để một thương hiệu hay một doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng thì họ thường đưa vào những sản phẩm đó một thông điệp. 

Một thông điệp ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn sẽ dễ thu hút người dùng chú ý đến sản phẩm của doanh nghiệp đó. 

Cách tạo thông điệp truyền thông ấn tượng

Cách tạo thông điệp truyền thông ấn tượng

Quy trình tạo thông điệp truyền thông

Để tạo ra một thông điệp truyền thông thường sẽ thông qua các quy trình sau đây:

- Thứ nhất, xác định nội dung hoặc sản phẩm cần truyền thông là gì

- Thứ hai, xác định đối tượng hướng đến của thông điệp cần truyền tải đến

- Thứ ba, lên ý tưởng cho thông điệp

- Thứ tư, lựa chọn phương thức thực hiện thông điệp

- Thứ năm, tiến hành xây dựng thông điệp

Lưu ý khi viết thông điệp truyền thông

Để một thông điệp truyền thông được truyền tải một cách hiệu quả nhận đến mọi người, cần lưu ý một số điểm khi viết thông điệp truyền thông như sau:

- Thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, đơn giản, sử dụng ngôn ngữ thông dụng, phổ biến

- Thông điệp truyền thông cần chính xác, tập trung vào thông tin cần truyền tải

- Thông điệp truyền thông cần phải được truyền tải thông qua các phương thức phù hợp với đặc điểm của nội dung hay sản phẩm cần truyền bá

- Thông điệp truyền thông phải phù hợp với văn hóa của nhóm đối tượng được hướng tới. 

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về “Thông điệp là gì? Cách tạo thông điệp truyền thông”.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

X