hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 16/05/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thống kê là gì? Các nội dung cần biết về thống kê

Thống kê đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích dữ liệu và đưa ra những kết luận hữu ích. Bài viết này sẽ gửi đến bạn đọc nội dug liên quan đến thống kê là gì?

Câu hỏi: Nhóm chúng tôi đang thảo luận về kế hoạch tiếp thị cho một dòng sản phẩm mới. Các nhân viên trong nhóm đã thu thập một lượng lớn dữ liệu về thị trường, bao gồm thông tin về đối thủ cạnh tranh, sở thích của khách hàng, và xu hướng tiêu dùng. Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp khó khăn trong việc phân tích, thống kê dữ liệu và đưa ra quyết định chính xác. Cho tôi hỏi thống kê là gì, chức năng của thống kê và có bao nhiêu phương pháp thống kê? Xin cảm ơn.

Thống kê là gì? Ví dụ về thống kê

Thống kê là gì? Các nội dung cần biết về thống kê

Thống kê là gì? Các nội dung cần biết về thống kê

Thống kê là ngành khoa học áp dụng toán học vào việc thu thập, phân tích, giải thích và trình bày dữ liệu. Nó giúp chúng ta hiểu và diễn giải các dữ liệu phức tạp, và dựa vào đó để ra quyết định hoặc dự đoán các xu hướng.

Ví dụ: Qua kết quả khảo sát từ 200 khách hàng ngẫu nhiên đã từng sử dụng sản phẩm A cho thấy, 70% khách hàng phản ánh giá cả của sản phẩm là phù hợp, 50% khách hàng hài lòng với chất lượng sản phẩm và chỉ có 30% khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm. Như vậy sản phẩm A cần cải thiện chất lượng để giữ chân khách hàng. Đây là một ví dụ về thống kê và ý nghĩa của thống kê.

Tiêu chí thống kê là gì?

Theo ngành khoa học thống kê, tiêu chí thống kê được hiểu là các nguyên tắc hoặc chuẩn mực được sử dụng để đánh giá và chọn lọc dữ liệu phù hợp cho một nghiên cứu cụ thể, bao gồm tính đại diện, tính toàn vẹn và độ chính xác của dữ liệu.

Trong quá trình thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của thông tin thống kê, các tiêu chí thống kê sẽ được xem xét, một số tiêu chí của thống kê nhằm đảm bảo cho chất lượng, độ tin cậy của thống kê gồm:

- Tính đại diện: Dữ liệu thu thập phải đại diện cho toàn bộ nhóm hoặc mẫu nghiên cứu mà nó muốn mô tả. Điều này đảm bảo rằng kết quả phân tích có thể được tổng quát hóa cho một nhóm lớn hơn.

Ví dụ: để khảo sát sự hài lòng, chất lượng giảng dạy tại một trường Đại học gồm 20 khoa/chuyên ngành thì dữ liệu thu thập cần lấy từ nhiều khoa, không thể lấy dữ liệu của 01 khoa để phân tích, khái quát hóa về chất lượng giảng dạy cho cả trường Đại học.

- Tính độc lập: Dữ liệu trong một mẫu nên được thu thập sao cho các giá trị dữ liệu độc lập với nhau, trừ khi sự phụ thuộc là một phần của thiết kế nghiên cứu.

- Tính ngẫu nhiên: Việc chọn mẫu ngẫu nhiên giúp tránh thiên lệch và đảm bảo mọi thành phần trong tổng thể đều có cơ hội được chọn.

- Tính đầy đủ và chính xác: Thu thập dữ liệu cần đầy đủ chính xác và không bỏ sót thông tin quan trọng, giúp phân tích được chính xác và toàn diện.

- Tính tin cậy: Dữ liệu thu thập cần đảm bảo tính tin cậy, tức là nếu thực hiện lại quá trình thu thập với cùng phương pháp thì kết quả thu được phải gần như nhau.

- Tính khách quan: Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu cần khách quan, không bị ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân hoặc định kiến của người thu thập.

- Tính bảo mật; tính hợp pháp: Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật

Chức năng, mục đích của hoạt động thống kê

Chức năng của thống kê:

Hoạt động thống kê đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học, công nghệ, kinh doanh đến chính sách công, sau đây là một số chức năng của hoạt động thống kê:

- Thu thập dữ liệu: Thống kê cung cấp phương pháp và công cụ để thu thập dữ liệu một cách hệ thống và có tổ chức, đảm bảo dữ liệu đầy đủ và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

- Tổ chức và phân loại dữ liệu: Sau khi thu thập, dữ liệu cần được tổ chức và phân loại một cách khoa học để dễ dàng trong việc phân tích và trích xuất thông tin.

- Phân tích dữ liệu: Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu nhằm tìm ra các mẫu, xu hướng, và mối quan hệ giữa các biến trong thống kê. Ví dụ: sự hài lòng của khách hàng, và tỷ lệ khách hàng mua lại sản phẩm.

- Diễn giải dữ liệu: Giải thích các kết quả thu được từ phân tích, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về dữ liệu và các hiện tượng đang được nghiên cứu. Ví dụ: thống kê về tỷ lệ trẻ em sinh ra trong giai đoạn từ 2020-2025 có thể dự báo tỷ lệ già hóa dân số và mức độ già hóa dân số vào năm 2040.

- Trình bày dữ liệu: Thể hiện dữ liệu và kết quả phân tích qua các báo cáo, biểu đồ, và bảng số liệu một cách rõ ràng và dễ hiểu, giúp người khác có thể hiểu và sử dụng thông tin đó.

Mục đích của hoạt động thống kê:

Mục đích của hoạt động thống kê

Mục đích của hoạt động thống kê

Căn cứ Điều 04 Luật thống kê 2015 đối với hoạt động thống kê nhà nước, việc thống kê nhằm:

(1) Phục vụ cho việc đánh giá và dự báo diễn biến, lập kế hoạch chiến lược, xây dựng các kế hoạch cụ thể và quy hoạch chính sách, cũng như trong việc quản lý và điều hành sự phát triển kinh tế-xã hội

(2) Đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra và giám sát thực thi các chiến lược, kế hoạch, và chính sách liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội

(3) Đáp ứng nhu cầu về thông tin thống kê cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các cơ quan nhà nước, ví dụ thống kê về số lượng doanh nghiệp thành lập, giải thể phục vụ cho Bộ Kế hoạch đầu tư và cơ quan trực thuộc.

Ngoài ra đối với các doanh nghiệp, cá nhân khác thống kê cung cấp cơ sở khoa học cho việc ra quyết định chính xác và hiệu quả dựa trên dữ liệu và bằng chứng.

hông qua phân tích thống kê, các tổ chức và doanh nghiệp có thể dự báo xu hướng, nhu cầu, và thay đổi trong tương lai, từ đó chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống sắp tới.

Bên cạnh đó, hống kê cho phép kiểm tra tính chính xác của giả thuyết. Bốn là thống kê giúp xác định các vấn đề, nguyên nhân gây ra vấn đề, và đề xuất các biện pháp cải tiến, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. .

Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê 

Căn cứ Điều 5 Luật Thống kê 2015 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê cũng được chia ra làm 02 khu vực, là thống kê khu vực Nhà nước và thống kê khu vực tư nhân.

- Đối với thống kê khu vực nhà nước có 05 nguyên tắc gồm:

Trong hoạt động thống kê nhà nước cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để việc thống kê được chính xác, khách quan, có độ tin cậy của dữ liệu và phân tích, các nguyên tắc cần tuân thủ là : (1) Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời (2) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê (3) Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo (4) Công khai, minh bạch (5) Nguyên tắc tính minh bạch.

- Đối với thống kê khu vực tư nhân (ngoài nhà nước) có 05 nguyên tắc gồm:

Trong khu vực tư nhân, các nguyên tắc thống kê được thiết kế để đảm bảo rằng dữ liệu thu thập và phân tích là chính xác và đáng tin cậy. Có 05 nguyên tắc gồm: (1) Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời; (2) Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê; (3) Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo; (4) Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm; (5) Không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Có bao nhiêu phương pháp thống kê?

Có nhiều loại phương pháp thống kê nhưng có 02 loại phổ biến nhất là:

Thống kê mô tả (Descriptive Statistics): Đây là phương pháp dùng để mô tả và tổng hợp dữ liệu. Các phép đo phổ biến bao gồm trung bình, trung vị, chế độ, phương sai, độ lệch chuẩn, và các biểu đồ như biểu đồ cột, biểu đồ đường, và biểu đồ hộp.

Thống kê suy diễn (Inferential Statistics): Phương pháp này dùng để rút ra kết luận hoặc dự đoán về một tổng thể dựa trên mẫu nghiên cứu, Bao gồm các kiểm định giả thuyết, phân tích tương quan, hồi quy, và phân tích phương sai.

Ngoài ra, trong thực tế, thống kê còn có các phương pháp nâng cao như phân tích thành phần chính (PCA), phân tích cụm (Cluster Analysis), và mô hình hóa dự đoán (Predictive Modeling) dựa trên các thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo.

Trên đây là thông tin gửi tới bạn đọc về thống kê là gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý độc giả.

Gọi ngay cho các chuyên viên pháp lý của chúng tôi theo số  1900.6199 để được giải đáp, hỗ trợ nếu có vướng mắc về các quy định của pháp luật

Có thể bạn quan tâm

X