hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 12/06/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thông tin là gì? Các đặc trưng cơ bản của thông tin là gì?

Mỗi ngày chúng ta tiếp nhận nhiều luồng thông tin khác nhau như: Thời sự, quảng cáo, sách báo,...Thế nhưng không phải ai cũng biết thông tin là gì? Các đặc trưng cơ bản của thông tin là gì? Hãy cùng Hiểu Luật tìm hiểu qua bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Thông tin là gì? Cho ví dụ
  • Nêu tóm tắt các đặc trưng cơ bản của thông tin
  • Tầm quan trọng của thông tin như thế nào?
  • Sử dụng trái phép thông tin sẽ bị xử lý như thế nào?
  • Kết luận

Thông tin là gì? Các đặc trưng cơ bản của thông tin là gì?

Thông tin là gì? Các đặc trưng cơ bản của thông tin là gì?

Thông tin là gì? Cho ví dụ

Thông tin là những dữ liệu đã được xử lý, sắp xếp theo một cách có ý nghĩa với mục đích dùng để truyền đạt, mô tả những kiến thức, ý tưởng, tin tức thông qua nhiều phương tiện khác nhau như: Văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc video. Nó có thể được truy cập và chia sẻ qua nhiều nguồn, chẳng hạn như sách, trang web và phương tiện truyền thông xã hội.

Trong Khoản 1 Điều 2 Luật tiếp cận thông tin do Quốc hội ban hành năm 2016 có định nghĩa:

Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn và tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.

Ví dụ: Khi một công ty thực hiện khảo sát thị hiếu khách hàng đối với sản phẩm mới ra mắt, những người phụ trách khảo sát phải có trách nhiệm ghi nhận những thông tin về khách hàng như: Tên, độ tuổi, đánh giá sản phẩm, góp ý cải thiện,...nhằm giúp cho công ty nắm được mức độ đón nhận của thị trường đối với sản phẩm mới và những điểm cần cải thiện để hoàn thiện sản phẩm.

Thông tin có nhiều loại và tồn tại dưới các hình thức khác nhau

Thông tin có nhiều loại và tồn tại dưới các hình thức khác nhau

Nêu tóm tắt các đặc trưng cơ bản của thông tin

Để sử dụng các nguồn thông tin một cách chính xác và hiệu quả, ta cần biết các đặc trưng cơ bản của thông tin là gì. Dưới đây là 5 đặc trưng cơ bản của thông tin:

  • Tính thực tế: Thông tin thực tế là những thông tin có thật ngoài thực tế và được chứng thực như một điều dĩ nhiên, có tính chất khoa học và có căn cứ. Ví dụ: Nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

  • Tính hoàn thiện: Thông tin hoàn thiện là thông tin có chứa đầy đủ các dữ liệu từ nguồn dữ liệu sẵn có. Đặc trưng này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thông tin. Ví dụ: Một lá thư cần được ghi đầy đủ tên và thông tin người nhận để được đưa đến địa chỉ chính xác và đúng người.

  • Độ tin cậy: Thông tin đáng tin cậy là thông tin chứa các mẫu thông tin đúng đắn và không bị mâu thuẫn với các luồng thông tin từ nguồn khác. Ví dụ: Trong báo cáo tài chính cuối năm của công ty X có ghi nhận doanh thu bán hàng là 100 triệu nhưng trong thực tế chỉ ghi nhận 90 triệu, thông tin trên báo cáo tài chính là không đáng tin cậy.

  • Tính liên quan: Thông tin liên quan là những thông tin có tương quan và hữu ích cho một mục tiêu hoặc ngữ cảnh cụ thể. Đặc trưng này cũng ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin vì khi một thông tin chứa các dữ liệu không liên quan tới nhau, thì sẽ có độ tin cậy thấp hơn. Ví dụ: Để đánh giá hiệu suất làm việc của một nhân viên, người quản lý cần đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người đó hơn là mức độ tuân thủ quy định của công ty.

  • Tính kịp thời: Thông tin kịp thời là thông tin được cập nhật mới liên tục theo đúng thực tế. Ví dụ: Luật đất đai 2003 của Việt Nam đã được thay thế bằng Luật đất đai 2013. Nếu thông tin không được cập nhật kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thu thập sai thông tin so với thời điểm hiện tại.

 

Độ tin cậy của thông tin là một trong những đặc trưng quan trọng nhất
Độ tin cậy của thông tin là một trong những đặc trưng quan trọng nhất 

Tầm quan trọng của thông tin như thế nào?

Thông tin là một tài sản quý giá có tầm quan trọng to lớn đối với mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội. Tầm quan trọng nổi bật của thông tin được thể hiện qua các khía cạnh sau:

  • Phát triển cá nhân: Tiếp cận nhiều thông tin khác nhau có thể thúc đẩy sự phát triển trong tư duy, kiến thức của mỗi cá nhân thông qua việc mở rộng hiểu biết và vốn sống từ những thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.

  • Tạo ra sự đổi mới, sáng tạo: Thông tin luôn không ngừng sản sinh, đổi mới liên tục. Việc cập nhật các thông tin mới nhất trong một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể giúp cho các cá nhân và tổ chức tiếp cận với những kiến thức tiên tiến, góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng của xã hội. Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng cần cập nhật thông tin mới kịp thời để đưa ra những chính sách phù hợp.

  • Quản lý và định hướng tổ chức: Thông tin là phương tiện quan trọng giúp điều phối, quản lý và định hướng tổ chức về các mục tiêu, kế hoạch. Nó còn góp phần tạo lợi thế cạnh cạnh cho các tổ chức khi họ có thể nắm bắt được những thông tin mới về tình hình thị trường một cách kịp thời.

  • Thúc đẩy tiến bộ xã hội: Khi các thông tin đáng tin cậy được mỗi cá nhân, tổ chức tiếp cận ngày càng nhiều, các vấn đề, thách thức trong xã hội sẽ dần được cải thiện. Ví dụ: Mỗi người dân khi có kiến thức và hiểu biết về pháp luật, họ sẽ có xu hướng tuân thủ các quy định của nhà nước và tỉ lệ phạm tội sẽ giảm.

  • Phương tiện giao tiếp: Thông tin là một phương tiện giao tiếp hiệu quả. Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, các cá nhân và tổ chức cần tiếp nhận các thông tin về ngôn ngữ, văn hóa,... để giao tiếp với những người từ các nền văn hóa và đất nước khác nhau nhằm học hỏi và phát triển bản thân và xã hội.

Thông tin có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với con người
Thông tin có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với con người

Sử dụng trái phép thông tin sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi sử dụng trái phép thông tin người khác khi chưa được sự đồng thuận sẽ bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm. Quy định của chính phủ về việc xử lý hành vi vi phạm này như sau:

- Phạt hành chính: Theo Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP, người có hành vi thu thập, sử dụng trái phép thông tin cá nhân của người khác sẽ bị:

  • Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với hành vi: Thu thập trái phép thông tin cá nhân của người khác khi chưa có sự đồng ý của đối phương, cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba khi người đó đã yêu cầu ngừng cung cấp.
  • Phạt tiền từ 40-60 triệu đồng với hành vi: Sử dụng sai mục đích của thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng thuận của người đó; Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người đó; Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái quy định pháp luật thông tin cá nhân của người khác.

- Xử lý hình sự: Căn cứ vào Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có các trường hợp sau:

  • Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hành vi sử dụng trái phép thông tin cá nhân của người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh phẩm, danh dự của người đó sẽ chịu mức phạt 5 năm tù.
  • Theo Điều 288 Bộ luật hình sự 2015, hành vi mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin sẽ chịu mức phạt 7 năm tù.
 

Sử dụng trái phép thông tin của người khác có thể bị đi tù từ 5 đến 7 nămSử dụng trái phép thông tin của người khác có thể bị đi tù từ 5 đến 7 năm

Kết luận

Trên đây là Thông tin là gì? Các đặc trưng cơ bản của thông tin là gì? Thông tin có tầm quan trọng và giá trị to lớn đối với cá nhân, tổ chức và xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp cận những nguồn thông tin chính thống và vận dụng nó một cách đúng đắn vào thực tiễn đời sống.

Có thể bạn quan tâm

X