hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 16/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì?

Chính sách kinh tế mới có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Để biết được thực chất của chính sách kinh tế mới là gì cũng như ý nghĩa của việc vận dụng chính sách kinh tế mới hiện nay, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết về chính sách kinh tế mới dưới đây nhé!

Mục lục bài viết
  • Chính sách kinh tế mới ra đời vào hoàn cảnh nào?
  • Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì?
  • Trong nông nghiệp
  • Trong công nghiệp
  • Trong thương nghiệp

Chính sách kinh tế mới ra đời vào hoàn cảnh nào?

Chính sách kinh tế mới ra đời trong hoàn cảnh như sau:

Sau khi đánh bại quân đội 14 nước đế quốc và bọn nội phản, nước Nga bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng chế độ mới với nhiều khó khăn to lớn:

- Nền kinh tế của đất nước bị tàn phá hết sức nghiêm trọng: Sản lượng nông nghiệp chỉ bằng ½ so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ bằng 1/7 so với trước chiến tranh,....

- Tình hình chính trị xã hội bất ổn: Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi, nông dân ở nhiều nơi tỏ ra bất mãn với chính sách Cộng sản thời chiến.

Chính sách cộng sản thời chiến bao gồm các chính sách như:

- Nhà nước tiến hành kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm công nghiệp,

- Thực hiện thi hành chế độ nghĩa vụ toàn dân theo nguyên tắc không làm thì không ăn.

- Nhà nước trưng thu lương thực thừa của nông dân, độc quyền mua bán lúa mì để cung cấp cho thành thị và quân đội

- Cấm buôn bán trao đổi sản phẩm trên thị trường đặc biệt là lúa mì, thực hiện chế độ tem phiếu và phân phối trực tiếp bằng hiện vật cho người tiêu dùng.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình mới khiến cho người dân trở nên bất bình.

Trước tình hình đó, vào tháng 3 năm 1921, Đảng Bôn-Sê-Vích Nga đã đưa ra quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin khởi xướng.


Lênin là người khởi xướng chính sách kinh tế mới (NEP)

Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì?

Thực chất của chính sách tiền tệ mới là sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần được kiểm soát bởi nhà nước. Chính sách này được biểu hiện qua các lĩnh vực sau:

Trong nông nghiệp

Nhà nước thực hiện chuyển đổi từ chế độ trưng thu lương thực sang chế độ thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp dưới hình thức hiện vật. Chính sách thuế lương thực đánh dấu sự chuyển biến mới về chất trong liên minh công nông lúc bấy giờ. Chính sách này gồm các nội dung sau:

- Đầu tiên, nhà nước phải xác định trước và ổn định mức thuế lương thực cho nông dân

- Khi người nông dân nộp đủ số thuế đã quy định trước mùa gieo hạt thì được quyền sử dụng số lương thực dư thừa cũng như được tự do bán ra ngoài thị trường để mua những sản phẩm công nghiệp cần thiết. Nếu sản xuất càng nhiều thì người nông dân bán ra càng nhiều và thu nhập ngày càng cao.

Chính sách Thuế lương thực đã làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện cũng như khôi phục và phát triển kinh tế.

Trong công nghiệp

Nhà nước chú trọng khôi phục công nghiệp nặng. Bên cạnh đó, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ với số lượng dưới 20 công nhân và được kiểm soát bởi Nhà nước.

Nhà nước thực hiện một số Chính sách tiến bộ trong công nghiệp như:

+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho tư bản nước ngoài thực hiện đầu tư, kinh doanh ở Nga.

+ Thực hiện chấn chỉnh việc tổ chức, quản lý sản xuất công nghiệp. Đa phần các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế cũng như cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

Trong thương nghiệp

Tư nhân được phép tự do buôn bán trao đổi hàng hóa trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của đời sống xã hội. Đồng thời, nhà nước mở lại các chợ, thực hiện chính sách khôi phục nền kinh tế thương nghiệp và đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa thành thị và nông thôn.

Trong chính sách tiền tệ

Vào năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp mới thay thế cho đồng tiền cũ

Như vậy, với chính sách kinh tế mới trên, nền kinh tế nước Nga Xô Viết đã có những chuyển biến rõ nét. Nhân dân Nga Xô Viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn, tích cực sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục nền kinh tế.


Khái niệm thực chất của chính sách kinh tế mới

Ý nghĩa của việc vận dụng chính sách kinh tế mới hiện nay là gì?

Việc vận dụng chính sách kinh tế mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nhiều nước.

Việc vận dụng chính sách kinh tế mới cần dựa vào điều kiện cụ thể của mỗi đất nước. Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải vừa tập trung cải tạo,đẩy mạnh phát triển sản xuất vừa chú trọng đến vai trò của lực lượng sản xuất.

Đồng thời, khuyến khích yếu tố vật chất gắn với sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ và kinh tế thị trường để nền kinh tế xã hội của nhà nước ngày càng phát triển.

Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng đã nhận định bài học đầu tiên qua tổng kết 30 năm đổi mới là:

“Trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam”

Với những yêu cầu đòi hỏi mới của thực tiễn, Đại hội của Đảng lần thứ XIII đã thực hiện bổ sung nhiều nhận thức định hướng mới thể hiện các quan điểm về thể chế phát triển.

Trong đó, nhấn mạnh yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hình thành các mô hình kinh tế mới cũng như phát triển các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo Chính sách kinh tế mới của Lênin để phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, tích cực, chủ động hòa nhập với quốc tế đảm bảo phù hợp điều kiện cụ thể của nước ta.

Vì thế, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, nâng cao vị thế của đất nước Việt Nam trên thế giới. Đây chính là tiền đề quan trọng để Việt Nam ngày càng phát triển hơn trong tương lai.

Đại hội XIII của Đảng đã định hướng phát triển đất nước trong 10 năm giai đoạn 2021-2030. Có các chính sách như là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc,......

Mặt khác, nhà nước chủ trương tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Qua đó, tạo điều kiện môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy đầu tư, tăng cường sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.


Đại hội XIII của Đảng đã định hướng phát triển đất nước dựa trên việc vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới

Qua bài viết, các bạn đã biết được thực chất của chính sách kinh tế mới là gì. Hy vọng những thông tin về chính sách kinh tế mới được chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn.

Có thể bạn quan tâm

X