hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 30/05/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thực tập sinh là gì? Có được ký hợp đồng lao động không?

Thực tập sinh là vị trí mà nhiều sinh viên mới ra trường đảm nhiệm để tham gia học tập, làm việc tại các công ty. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Thực tập sinh là gì? Thực tập sinh có được ký hợp đồng lao động không?

Mục lục bài viết
  • Thực tập sinh là gì?
  • Các vị trí thực tập trong công ty
  • Kiến tập khác gì thực tập
  • Giải đáp liên quan đến thực tập sinh
  •  Thực tập sinh có được ký hợp đồng lao động không?
Câu hỏi: Em là sinh viên năm 4 sắp ra trường và đang ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh tại các công ty. Vậy làm thực tập sinh có được ký hợp đồng lao động, đóng BHXH không ạ?

Thực tập sinh là gì?

Thực tập sinh là gì?Hiện nay chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa về thực tập sinh. Trên thực tế, đây là thuật ngữ mà mọi người thường xuyên sử dụng trong quan hệ lao động - việc làm.

Thực tập sinh có thể được hiểu là người làm việc tại các doanh nghiệp nhằm mục đích học hỏi, tích lũy kinh nghiệm ngay sau khi vừa tốt nghiệp ra trường.

Với vị trí thường không yêu cầu kinh nghiệm, nội dung công việc đơn giản, thường sẽ hỗ trợ cho các vị trí công việc khác trong công ty. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng hoạt động, lĩnh vực công việc,... của mỗi công ty mà vị trí thực tập sinh sẽ có yêu cầu khác.

Tuy nhiên, nhìn chung thì vị trí này sẽ có yêu cầu đơn giản, tính chất công việc không quá phức tạp, là cơ hội để sinh viên mới ra trường/ sinh viên sắp tốt nghiệp được học tập, trải nghiệm.

Các vị trí thực tập trong công ty

Như đã đề cập ở mục trên, nội dung này không có trong quy định pháp luật mà tùy thuộc vào thực tiễn hoạt động, nhu cầu sử dụng lao động của các công ty. Do đó, vị trí thực tập trong các công ty thường đa dạng, ở nhiều bộ phận/vị trí khác nhau.

Ví dụ như thực tập sinh marketing, thực tập sinh hành chính nhân sự, thực tập sinh phòng kinh doanh, thực tập sinh kế toán, thực tập sinh pháp lý, thực tập sinh IT, thực tập sinh tester,...

Vị trí thực tập trong công ty thường đa dạng, không bị bó hẹp hay cố định trong phạm vi cụ thể. Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn từ phía công ty và người thực tập mà có thể bố trí, sắp xếp các vị trí thực tập khác nhau.

Kiến tập khác gì thực tập

Cùng với "thực tập" thì "kiến tập" cũng là một thuật ngữ được nhắc nhiều trên thực tế. Tuy nhiên chúng lại có một số điểm khác nhau trong cách sử dụng.

Theo đó, kiến tập thường chỉ đến giai đoạn mà sinh viên đến quan sát, học hỏi, tìm hiểu công việc tại công ty nhưng không trực tiếp làm việc/thực hiện công việc. Kiến tập giúp sinh viên có thể hiểu hơn các công việc liên quan đến ngành học cùng mình. Việc kiến tập được các trường và một số doanh nghiệp phối hợp tổ chức thực hiện cho sinh viên thường từ năm 2, năm 3 trở đi, tập trung vào việc tiếp thu lý thuyết, không yêu cầu chuyên môn cao.

Một số điểm khác nhau để phân biệt thực tập và kiến tập là:

Tiêu chí

Thực tập

Kiến tập

Đối tượng

Sinh viên năm cuối, sinh viên vừa tốt nghiệp đã sẵn sàng đi làm.

Sinh viên năm 2, năm 3 vẫn chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên ngành.

Mục đích, nội dung

Đi làm thực tế, áp dụng kiến thức vào công việc.

Thiên về việc quan sát, tìm hiểu lý thuyết công việc, không trực tiếp xử lý công việc.

Chế độ lương

Có hoặc không lương tùy thuộc vào quy chế của từng công ty

Không có lương

Thời gian

Tùy vào quy chế của công ty hoặc thỏa thuận giữa người thực tập - công ty

Thời gian tùy thuộc vào chương trình của trường và công ty, nhưng thường ngắn so với thực tập, kéo dài theo ngày hoặc vài tháng.

Cơ hội việc làm

nhiều cơ hội việc làm hơn, thể hiện được năng lực của mình

Ít cơ hội việc làm vì mục đích là đến quan sát, học hỏi.

Như vậy thông qua một số khía cạnh có thể nhận thấy điểm khác nhau giữa kiến tập và thực tập.

Giải đáp liên quan đến thực tập sinh

Giải đáp liên quan đến thực tập sinh

 Thực tập sinh có được ký hợp đồng lao động không?

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 6 Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học 2018)thì hiện nay không có quy định về nội dung thực tập cũng như vấn đề thực tập trong hợp đồng lao động.

Do đó thực tập sinh có được ký hợp đồng lao động hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa thực tập sinh và công ty mà không bắt buộc.

Thực tập sinh có được đóng BHXH không?

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc ký hợp đồng xác định thời hạn, hoặc ký hợp đồng lao động theo thời vụ/công việc nhất định từ đủ 03 - dưới 12 tháng, người ký hợp đồng lao động từ 01 tháng - 03 tháng chính là đối tượng đóng BHXH bắt buộc.

Ngoài ra theo Điều 13 bộ luật lao động 2019: Nếu 2 bên ký hợp đồng bằng tên gọi khác không phải là hợp đồng lao động nhưng nội dung lại thể hiện quan hệ lao động, có trả tiền công tiền lương, có sự quản lý điều hành, giám sát thì vẫn được coi là Hợp đồng lao động.

Do đó, thực tập sinh có được đóng BHXH hay không sẽ phụ thuộc vào việc người này có ký hợp đồng lao động với công ty không.

Trên đây là những thông tin về “Thực tập sinh là gì? Thực tập sinh có được ký hợp đồng lao động không?

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X