Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mỗi người. Như vậy hiểu thế nào về tín ngưỡng và tôn giáo? Tín ngưỡng khác tôn giáo, mê tín dị đoan ra sao?
Tín ngưỡng là gì?
Định nghĩa tín ngưỡng là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 thì:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Ví dụ về tín ngưỡng
Tín ngưỡng Việt Nam làm một trong những nét văn hóa Việt Nam mang đặc trưng của văn hóa nông nghiệp đó là:
- Tôn trọng, gắn bó mật thiết với thiên nhiên: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- Kết hợp hài hòa âm dương thể hiện ở các đối tượng thờ cúng như Trời – Đất, Tiên – Rồng,
- Đề cao phụ nữ thể hiện ở rất nhiều nữ thần như các Mẫu Tam phủ, Mẫu Tứ phủ…
Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Tín ngưỡng phồn thực
Thể hiện sự tin tưởng, ngưỡng mộ, sùng bái sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người. Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ xa xưa trong lịch sử, trên cơ sở tư duy trực quan và cảm tính của cư dân nông nghiệp trước sự sinh sôi để duy trì sự sống của con người, sự sống của cây trồng, vật nuôi.
Họ nhận thấy thực tiễn đó là sức mạnh siêu nhiên và sùng bái các hiện vật, các hiện thực đó như thần thánh. Do đó, bản chất của tín ngưỡng phồn thực chính là tín ngưỡng cầu sự sinh sôi nảy nở, no đủ.
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Nước ta có nguồn gốc sống bằng nghề trồng lúa nước nên sự gắn bó tự nhiên có sự dài lâu, cộng với việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố của tự nhiên nên nhận thức là lối tư duy tổng hợp và tín ngưỡng đa thần.
Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm trọng nữ, trong tín ngưỡng là tình trạng nữ thần chiếm ưu thế. Tục thờ Mẫu trở thành tín ngưỡng Việt Nam điển hình.
- Thờ Tam phủ, Tứ phủ
- Thờ tứ pháp
Tín ngưỡng sùng bái thần linh
- Thổ công
- Thần tài.
Tín ngưỡng sùng bái con người
- Hồn và vía
- Tổ tiên
- Thành Hoàng làng
Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. (Ảnh minh họa)
Tôn giáo là gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật này thì: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, Điều 24 Hiến pháp năm 2013 khẳng định rằng, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người đều có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo;
- Mỗi người đều có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Bên cạnh đó, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện nghi lễ tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
Ngoài ra, người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành án phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau thế nào?
Điểm giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
- Những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo,…) có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo mình theo và các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy.
- Tôn giáo và tín ngưỡng đều có vai trò trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với xã hội, đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý tôn giáo.
- Tín ngưỡng và tôn giáo đều được pháp luật thừa nhận
Sự khác nhau
Tín ngưỡng | Tôn giáo |
Tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó | Tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ |
với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo | Người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau |
Tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo | Tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ Mẫu). |
Có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời | Sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít) |
Tín ngưỡng khác mê tín dị đoan ra sao?
Mê tín dị đoan là có niềm tin vào những điều mơ hồ, không có thật, không phù hợp với quy luật tự nhiên. Mê tín dị đoan chủ yếu trong lĩnh vực tâm linh và thường dẫn tới những hậu quả xấu ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và xã hội về thời gian, tài sản, sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng con người.
Vậy tín ngưỡng giống và khác mê tín dị đoan thế nào?
Giống nhau
- Đều tin vào những điều mà mắt không thấy, tai không nghe
- Tín điều của tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với nhau, giữa con người với xã hội, cộng đồng và điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình
Sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan
Tín ngưỡng | Mê tín dị đoan |
Mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh | Mục đích kiếm tiền là chính, chỉ làm việc với khách hàng khi có tiền |
Không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp | Hầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp |
Có cơ sở thờ tự riêng như đình, từ đường, miếu,… | Thường phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia |
Thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự vào ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng; hàng năm đến ngày giỗ ông bà, tổ tiên… | Hoạt động không định kỳ, hoạt động mê tín dị đoan có thể diễn ra bất cứ lúc nào thì người dân có nhu cầu |
Sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận | Hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình |
Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo dược quy định thế nào?
Hiểu thế nào về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Các nội dung trên đã giải đáp cho tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì?
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được Điều 24 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận. Cụ thể:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Quyền tự do tín ngưỡng cũng được cụ thể hóa tại Điều 6, Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016.
Mỗi người cũng đều có quyền:
+ Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo
+ Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo
+ Tham gia lễ hội
+ Học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Ngoài ra, mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng đều có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Và tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác chính là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Xử lý tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 164 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Nếu người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm.
- Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
+ Phạm tội 02 lần trở lên
+ Dẫn đến biểu tình;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 5 Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định các hành vi bị cấm trong lĩnh vực tôn giáo được gồm:
Thứ nhất là phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ hai, ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ ba, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ tư, hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Và thứ năm là lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Trên đây là giải đáp thắc mắc cho tín ngưỡng là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.