hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 15/06/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tố cáo là gì? Ai có quyền tố cáo?

Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo hành vi vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Vậy cụ thể tố cáo là gì? Ai có quyền tố cáo?

Câu hỏi: Tôi phát hiện nhà hàng xóm có hành vi mua bán và tàng trữ thuốc lá mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc số thuốc, nghi ngờ đây là thuốc lá lậu trốn thuế và không rõ nguồn gốc thì tôi có thể tố cáo hành vi này được không? Ai sẽ có quyền được đi tố cáo? Xin được tư vấn.

Tố cáo là gì? Nêu ví dụ về tố cáo

Tố cáo là gì? Nêu ví dụ về tố cáoTố cáo là gì? Nêu ví dụ về tố cáo

Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 giải thích khái niệm về tố cáo như sau:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Ví dụ về tố cáo: Lấy minh họa từ câu hỏi của bạn đọc giả, khi phát hiện hàng xóm có hành vi mua bán, tàng trữ thuốc lá không giấy tờ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật khi xuất hiện hành vi trốn thuế, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, mua bán trái phép thuốc lá lậu hoặc có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nếu đó là thuốc lá giả,... Và bạn có quyền tố cáo lên cơ quan công an xã nơi người bạn muốn tố cáo cư trú, kèm theo đơn tố cáo vào một số bằng chứng (nếu có).

Ai có quyền tố cáo?

Ai có quyền tố cáo?Ai có quyền tố cáo?

Cũng dựa theo khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 thì những người có quyền tố cáo sẽ gồm:

  • Cá nhân đại diện cho chính bản thân mình để đi tố cáo;

  • Cá nhân đại diện cho một tổ chức, tập thể nào đó để tố cáo;

  • Đơn tố cáo tập thế.

Đồng thời theo quy định tại Điều 9 Luật Tố cáo năm 2018 thì người tố cáo có các quyền sau đây:

  • Thực hiện quyền tố cáo;

  • Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

  • Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

  • Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

  • Rút tố cáo;

  • Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

  • Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tố cáo 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo cụ thể như sau:

  • Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo;

  • Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo;

  • Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo;

  • Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo;

  • Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo;

  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo;

  • Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo;

  • Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo;

  • Bao che người bị tố cáo;

  • Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo;

  • Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo;

  • Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

  • Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo;

Người tố cáo là là đối tượng rất dễ bị nguy hiểm do có hành vi báo lại cho cơ quan có thẩm quyền về một hành vi vi phạm của một cá nhân, tổ chức nào đó. Vì thế người tố cáo rất dễ bị đe dọa, báo thù,... Để đảm bảo an toàn cho người tố cáo thì người có nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết phải tuân thủ các quy tắc giải quyết, không thực hiện các hành vi nghiêm cấm trong quá trình giải quyết tố cáo theo quy định.

Đơn tố cáo là gì? Mẫu đơn tố cáo và cách ghi 

Đơn tố cáo có thể hiểu là mẫu đơn chuyên dụng cho việc tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của cá nhân, tổ chức hoặc nhà nước được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Bạn có thể tải Mẫu đơn tố cáo:

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: ……………………………………………………………………………..

Họ và tên: ……………………………….…… Sinh ngày:……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ………………………

Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: ………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Ông/Bà/Anh/Chị: …………………………………………Sinh ngày:……………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………

Vì Ông/Bà/Anh/Chị ……………….. đã có hành vi………......................................................

Sự việc cụ thể như sau:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của Ông/Bà/Anh/Chị……………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 ….., ngày ... tháng... năm…

 Người tố cáo   

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cách ghi mẫu đơn tố cáo bạn có thể điền mẫu như sau:

Trong đơn tố cáo phải ghi rõ các nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm tố cáo;

- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;

- Hành vi vi phạm bị tố cáo;

- Người bị tố cáo, các thông tin khác có liên quan.

Nếu nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc  cũng có thể điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Có thể gửi kèm những bằng chứng xác thực để chứng minh hành vi vi phạm và thiệt hại gây ra để tăng sức thuyết phục của Đơn tố cáo.

Người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn.

Trên đây là bài viết Tố cáo là gì? Ai có quyền tố cáo?

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  1900.6199 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X