hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/07/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

TP Bank là ngân hàng gì? TP Bank có các sản phẩm nào?

TP Bank là ngân hàng gì? Lãi suất tiền vay/tiền gửi tại TPBank là bao nhiêu? Đánh giá mức độ uy tín của TPBank hiện nay ra sao?... Đây là một số những câu hỏi mà được rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu hoặc chuẩn bị sử dụng dịch vụ, sản phẩm của TPBank. Trong phạm vi bài viết này, HieuLuat cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về TPBank.

Mục lục bài viết
  • 1. TP Bank là ngân hàng gì? Một số thông tin cơ bản về TPBank thế nào?
  • 1.1 TP Bank là ngân hàng gì?
  • 1.2 Một số thông tin cơ bản của TPBank gồm những gì?
  • 1.3 Lịch sử phát triển của TPBank thế nào?
  • 1.4 Sứ mệnh và tầm nhìn của TPBank là gì?

1. TP Bank là ngân hàng gì? Một số thông tin cơ bản về TPBank thế nào?

TPBank hay TP Bank là một trong những ngân hàng đang được cấp phép, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với đầy đủ các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng là cấp tín dụng, nhận tiền gửi, thanh toán qua tài khoản...

1.1 TP Bank là ngân hàng gì?

TPBank có tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong được thành lập vào ngày 05/05/2008, thời gian hoạt động tính đến nay là đã hơn 14 năm. Ngân hàng Tiên Phong có các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tài chính hướng tới phân khúc thị trường khách hàng trẻ và năng động. Để cụ thể hóa cho mục tiêu này, TPBank đã có sự đầu tư, phát triển chuyên sâu về hạ tầng công nghệ, trình độ quản lý (đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng số) hướng tới là ngân hàng số đứng đầu thị trường.

Với châm ngôn thương hiệu là “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank dựa trên chính nhu cầu của khách hàng để xây dựng các chuẩn mực, chỉ tiêu về chất lượng nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng. 

1.2 Một số thông tin cơ bản của TPBank gồm những gì?

+ Tên chính thức: Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank); Tên tiếng anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank;

+ Trụ sở (hội sở): Tòa nhà TPBank, 57 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;

+ SWIFT CODE: TPBVVNVX;

+ Mã giao dịch trên sàn chứng khoán: TPB;

+ Ngày thành lập: 05/05/2008;

+ Website: https://tpb.vn

+ Email chăm sóc khách hàng: dichvu_khachhang@tpb.com.vn;

+ Đường dây nóng/Hotline: 19006036 hoặc 1900585885 hoặc đầu số quốc tế gọi về +84 2437 683683;

+ Số điện thoại TPBank dùng để liên hệ với khách hàng: 1900585885 hoặc 024 3768 3683 hoặc 024 7300 8668;

1.3 Lịch sử phát triển của TPBank thế nào?

Thời gian hoạt động của TPBank so với nhiều ngân hàng không phải là quá dài nhưng không có nghĩa là TPBank không có những thành công nhất định cho mình. Trong quá trình phát triển, TPBank đã có một số dấu mốc đáng chú ý như sau:

- Tháng 05/2008, TPBank chính thức được cấp giấy phép hoạt động;

- Tháng 08/2008, TPBank ra mắt hệ thống ngân hàng tự động Minibank 24/7 và chính thức tham gia mạng lưới thanh toán lớn nhất tại Việt Nam là Smartlink. Đến tháng 09/2008, TPBank chính thức là công ty đại chúng;

- Tháng 12/2010, TPBank tăng vốn điều lệ của mình lên thành 3000 tỉ đồng;

- Tháng 11/2012, TPBank nhận giải thưởng “Tin và Dùng” cho Dịch vụ ngân hàng điện tử do độc giả của Thời báo kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu và Dùng bình chọn;

- Năm 2013, TPBank có hàng loạt những dấu mốc đáng chú ý như tháng 01 tham gia thị trường vàng, tháng 07 ra mắt giải pháp công nghệ eCounter - eGold và thẻ tiêu dùng đa tiện ích (đây là những giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam), đến tháng 11 TPBank đạt giải “Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu” năm 2013 - Giải thưởng do IDG (tập đoàn dữ liệu quốc tế) và hội thảo diễn đàn Ngân hàng khu vực Đông Nam Á bình chọn;

- Tháng 09/2014, TPBank là ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản eBank trên nền tảng công nghệ HTML5 - đây là nền tảng giúp thống nhất, tích hợp cả hai phiên bản Mobile Banking và Internet Banking. Đây cũng được coi là bước phát triển lớn, tạo đà phát triển cho TPBank;

- Tháng 12/2014, TPBank chính thức khai trương trụ sở mới (hội sở) tại địa chỉ 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội (hội sở mới với diện tích hơn 6000m2 gồm 10 tầng làm việc, 4 tầng hầm phục vụ cho gần 1000 cán bộ, công nhân viên của TPBank. Đây là cột mốc đánh dấu vị thế mới của TPBank trên thị trường tài chính

+ Đồng thời, TPBank cũng nâng cấp hệ thống core banking FCC lên phiên bản 12.0.3 trong cùng tháng này;

- Năm 2015, TPBank khai trương hàng loạt các chi nhánh trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam như ở Hà Nội, Nghệ An, Đắk Lắk, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh,..;

- Tháng 06/2016, TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 (tự do cá nhân hóa) và Ebank Biz- HTML5 cho doanh nghiệp;

+ Đến tháng 08/2016, TPBank cho ra mắt thẻ tín dụng TPbank World MasterCard;

- Tháng 02/2017, TPBank ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động 24/7 LiveBank;

- Tháng 04/2018, TPBank niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), mã giao dịch là TPB. Đến tháng 05, TPBank LiveBank chính thức cung cấp tính năng phát hành thẻ ATM ngay lập tức tới khách hàng. Đến tháng 07/2018, Moody’s nâng xếp hạng tín dụng của TPBank thành B1;

- Tháng 12/2021, vốn điều lệ của TPBank đã tăng lên hơn 15.817 tỉ đồng;

Hiện nay, các con số về vốn điều lệ, giải thưởng,...đã có nhiều thay đổi.

tp bank la ngan hang gi

1.4 Sứ mệnh và tầm nhìn của TPBank là gì?

Tầm nhìn của TPBank

Sứ mệnh của TPBank

Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng là các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số hiện đại, từ đó, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh

+ Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, đối tác của mình dựa trên nền tảng công nghệ số hiện đại, tiên tiến và mang lại hiệu quả cao;

+ Là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả, bền vững, mang lại hiệu quả tốt nhất cho cổ đông;

+ Tạo điều kiện tối ưu để các cán bộ, công nhân viên của TPBank có cuộc sống kinh tế đầy đủ, phát triển sự nghiệp của bản thân, phát huy tối đa năng lực sáng tạo;

+ Là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng vì mục tiêu con người và sự hưng thịnh của quốc gia;

1.5 Giá trị cốt lõi mà TPBank hướng tới là gì?

Bên cạnh hiểu TP Bank là ngân hàng gì, tầm nhìn, sứ mệnh của TPBank thì nhiều khách hàng còn mong muốn được hiểu rõ giá trị cốt lõi mà TPBank hướng tới trong quá trình hoạt động của mình cụ thể là những gì. TPBank hướng tới 5 giá trị cốt lõi, 5 giá trị này là kim chỉ nam cho các hoạt động của TPBank, cụ thể bao gồm:

- Bền bỉ vượt qua mọi khó khăn, gian khó để tiến tới thành công;

- Hợp lực cùng gắn bó chia sẻ, nhận thức rõ giá trị của bản thân trong giá trị của ngân hàng;

- Cầu tiến: Mỗi cá nhân trong ngân hàng tự phấn đấu để hoàn thiện bản thân, phát huy năng lực nội tại, sở trường, đồng thời, ngân hàng sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để cá nhân phát huy được năng lực đó;

- Sáng tạo trong từng cá nhân, cá thể hợp thành ngân hàng, sáng tạo trong tư duy, nhận thức và đột phá trong giải pháp thực hiện nhằm hướng tới giá trị đích thực cho khách hàng và ngân hàng ;

- Liêm chính: Chính trực, liêm khiết là phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ, cá nhân của ngân hàng;

2. TPBank là nhân hàng Nhà nước hay tư nhân?

Sau khi đã hiểu được TPBank là ngân hàng gì thì nhiều người có đặt ra câu hỏi, vậy TPBank là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta ngược lại lịch sử hình thành của TPBank: TPBank được thành lập vào năm 2008 với các cổ đông lớn/chủ chốt/chính là Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Công ty cổ phần FPT, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.

Do vậy, TPBank là ngân hàng tư nhân, nhưng vì là ngân hàng được thành lập, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam nên TPBank chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Cổ đông chiến lược của TPBank là cá nhân, đơn vị nào?

Hiện nay, một số cổ đông chiến lược (cổ đông lớn) của TPBank là:

+ Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI;

+ Tập đoàn công nghệ FPT;

+ Công ty tài chính quốc tế IFC;

+ Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore;

+ Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare)

tp bank la ngan hang gi

3. Mạng lưới của TPBank hiện nay thế nào?

Khi tìm hiểu TP Bank là ngân hàng gì, khách hàng sẽ liên tưởng ngay đến sự nhanh nhẹn, năng động, khả năng đáp ứng nhu cầu cao của TP Bank đối với khách hàng. Hiện nay, TPBank đang có mặt và hoạt động trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, tập trung nhiều nhất là các điểm giao dịch tại các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,...).

Chi tiết các điểm giao dịch trên hệ thống của TPBank, quý khách hàng có thể tham khảo trên website chính thức của TPBank: https://tpb.vn

4. Các sản phẩm mà TPBank cung cấp hiện nay là gì?

Hiện nay, TPBank cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng, đối tác là cá nhân, doanh nghiệp. Thông thường, các sản phẩm nổi bật cho các nhóm đối tượng cá nhân, doanh nghiệp là các sản phẩm thẻ, sản phẩm cho vay (cấp tín dụng), tiết kiệm, bảo hiểm, ngân hàng số. Một số sản phẩm cụ thể hiện nay gồm:

Các loại sản phẩm, dịch vụ

Cá nhân

Doanh nghiệp

Thẻ ghi nợ (debit card) hay là thẻ thanh toán

- Thẻ ghi nợ quốc tế:

+ TPBank Visa CashFree;

+ TPBank Visa Plus;

- Thẻ ghi nợ nội địa:

+Thẻ ATM Smart 24/7;

Thẻ ghi nợ quốc tế cho doanh nghiệp

Thẻ tín dụng (credit card)

+ TPBank Visa PLatinum;

+ TPBank Mobifone Visa PLatinum;

+ TPBank Visa Gold;

+ TPBank Vietnam Airlines Visa PLatinum;

+ TPBank Visa FreeGo;

Thẻ tín dụng quốc tế cho doanh nghiệp

Chuyển tiền

+ Chuyển tiền du học định kỳ;

+ Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam;

+ Chuyển tiền qua số thẻ/số tài khoản;

-/-

Dịch vụ khác

+ Thanh toán qua thẻ TPBank mPos;

+ Dịch vụ giữ hộ vàng;

+ Dịch vụ mua bán ngoại tệ tại quầy;

+ Dịch vụ nhận kiều hối Western Union;

+ Japan Desk: Các sản phẩm dịch vụ dành riêng cho khách hàng Nhật bản tại Việt Nam;

+ Mua bán vàng vật chất;

+ Dịch vụ thu hộ học phí;

+ Trung gian thanh toán bất động sản;

+ Thanh toán qua ví MoMo

+ Chuyển khoản qua eBank;

+ Chuyển khoản theo lô/trả lương;

+ Thanh toán thuế EZ.Tax;

+ Chuyển khoản định kỳ;

Bảo hiểm

+ Bảo hiểm nhà

+ Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe;

+ Bảo hiểm nhân thọ Sun Life;

+ Bảo hiểm xe

-/-

Tiết kiệm/Tiền gửi

+ Tiết kiệm Bảo Lộc;

+ Tiết kiệm Super Savy;

+ Tiết kiệm Trường An Lộc;

+ Tiết kiệm Tài Lộc;

+ Tiết kiệm điện tử;

+ Tài khoản gửi góp Future Savings Kids/Future savings;

+ Tiền gửi Trường An Lộc;

+ Tiền gửi Tài Lộc;

+ Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi đầu kỳ/cuối kỳ;

+ Tiền gửi có kỹ hạn lĩnh lãi định kỳ;

Ngân hàng số

+ Ngân hàng điện tử LiveBank;

+ Savy - App tiết kiệm vạn năng;

+ TPBank QuicKpay;

+ TPBank SoftPOS;

+ Ứng dụng ngân hàng số TPBank;

Ngân hàng số TPBank Biz

Dịch vụ ngoại hối

-/-

+ Giao dịch giao ngay;

+ Giao dịch kỳ hạn;

+ Giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền;

Tài khoản

+ Tài khoản Super Zero;

+ Tài khoản Shopname/ Nickname;

+ Tài khoản số lựa chọn

+ Quản lý tài khoản số chuyên chi/chuyên thu cho doanh nghiệp;

+ Quản lý tài khoản tập trung;

+ Tài khoản vốn chuyên dụng;

Cho vay và tài trợ

+ Cho vay tín chấp tiền mặt TPFico;

+ Vay cầm cố giấy tờ có giá;

+ Vay kinh doanh;

+ Vay mua nhà, xây sửa nhà;

+ Vay mua ô tô;

+ Vay thấu chi thế chấp/tín chấp;

+ Vay tiêu dùng thế chấp;

+ Vay tiêu dùng tín chấp;

+ Ứng sổ tiết kiệm

+ Cho vay doanh nghiệp ngành nhựa;

+ Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá;

+ Cho vay tạm trữ lúa gạo;

+ Cho vay vốn lưu động - theo món;

+ Cho vay đầu tư trung - dài hạn theo dự án;

+ Cho vay đối với đại lý xe ô tô;

+ Cấp tín dụng tín chấp cho doanh nghiệp;

+ Thấu chi doanh nghiệp;

+ Tài trợ doanh nghiệp xây lắp;

+ Tài trợ dự án điện mặt trời mái nhà;

+ Tài trợ nhà thầu dự án EVN;

Bảo lãnh

-/-

+ Bảo lãnh bảo hành;

+ Bảo lãnh dự thầu;

+ Bảo lãnh hoàn tạm ứng;

+ Bảo lãnh nhanh;

+ Bảo lãnh thuế qua EZ.Tax;

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng;

Thanh toán quốc tế của doanh nghiệp

-/-

+ Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo D/P Direct/CAD/TTR;

+ Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo D/P;

+ Chuyển tiền quốc tế chiều đi/chiều về;

+ Nhờ thu xuất khẩu/nhập khẩu;

5. Lãi suất của TPBank hiện nay là bao nhiêu?

Tùy thuộc từng đối tượng khách hàng, hình thức/nhu cầu vay mà mức lãi suất được TPBank áp dụng có sự khác nhau. Ví dụ cụ thể như sau:

Khách hàng cá nhân

Khách hàng doanh nghiệp

- Vay vốn kinh doanh: Có mức lãi suất thấp nhất là 6,8%/năm;

- Vay mua nhà, xây sửa nhà: Từ 5,9%/năm;

- Vay mua xe mới/cũ từ 7,3%/năm;

Tùy thuộc từng hồ sơ, khách hàng, nhóm ngành nghề kinh doanh mà mức lãi suất có sự biến động. Khách hàng liên hệ trực tiếp với các điểm giao dịch của TPBank để được hỗ trợ chi tiết

tp bank la ngan hang gi


6. TPBank liên kết với những ngân hàng nào?

TPBank với lợi thế về công nghệ và có nhiều cổ đông với những tiềm lực, khả năng, mạng lưới hoạt động rộng khắp đã, đang và sẽ ngày càng mở rộng phạm vi liên kết, hợp tác của mình. Một số ví dụ cụ thể về sự liên kết của TPBank như sau:

Một là, liên kết của TPBank với các đối tác trong nước

TPBank liên kết với rất nhiều ngân hàng trong nước, có thể liệt kê tới như Wooribank, Techcombank, Sacombank, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga, PVCombank, Maritimebank, Shinhanbank, Vietinbank, Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) tại Việt Nam, KienLong bank, BaoVietbank, Ngân hàng Bank of China tại Việt Nam,...

Hai là, liên kết của TPBank đối với các đối tác nước ngoài

TPBank đã có nhiều đối tác trải dài trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, ví dụ như:

- UAE: Ngân hàng tư nhân Mashreqbank PSC, Ngân hàng công thương Trung Quốc (chi nhánh tại UAE),...;

- Thổ Nhĩ Kỳ: Turkiye Is Bankasi AS, HO,..

- Tanzania: Ngân hàng CRDB,..;

- Đài Loan: Ngân hàng Cathay United, Ngân hàng Shanghai Commercial & Savings Banking, Ngân hàng Mizuho, Ngân hàng DBS,...;

- Liên Bang Nga: Ngân hàng AO Unicredit,...;

- Sri Lanka: Ngân hàng MCB, Ngân hàng Hatton National Bank,...;

- Thụy Sỹ (Switzerland): Commerz Bank AG, Zurich Branch,...;

- Ba Lan (Poland): Bank Pekao HO,..;

……

7.  Một số câu hỏi thường gặp về TPBank là gì?

Một số câu hỏi thường gặp khi tìm kiếm, tra cứu thông tin về TPBank như sau:

7.1 Địa chỉ liên hệ của TPBank là gì?

- Địa chỉ trụ sở chính (hội sở) 57 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;

- Các điểm giao dịch: Khách hàng có thể truy cập trang web: https://tpbank.vn để tìm kiếm các điểm giao dịch phù hợp với nhu cầu của mình hoặc tìm kiếm trên app của tpbank;

- Qua email: dichvu_khachhang@tpb.com.vn;

7.2 Số điện thoại chăm sóc khách hàng của TPBank là gì?

TPBank sử dụng song song số điện thoại sau đây:

Khách hàng gọi tới TPBank

TPBank gọi tới khách hàng

- Đường dây nóng/Hotline: 19006036 hoặc 1900585885;

- Hoặc đầu số quốc tế gọi về: +84 2437 683683;

- 1900585885;

- Hoặc 024 3768 3683;

- Hoặc 024 7300 8668;

7.3 Mức độ uy tín của TPBank ra sao?

Để đánh giá mức độ uy tín của TPBank cần dựa trên nhiều góc cạnh khác nhau. Có thể kể đến như vốn điều lệ, mạng lưới, sản phẩm/dịch vụ mà TPBank cung cấp, mức lãi suất, quy trình tiếp nhận/xử lý/chăm sóc/giải quyết khiếu nại của khách hàng, mức độ tuân thủ của TPBank, thời gian giải ngân….

Ngoài ra, cũng cần dựa trên mức độ/nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng tại TPBank.

Tuy vậy, một số những thông tin đáng chú ý khi nhắc tới TPBank mà khách hàng có thể quan tâm như:

+ Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ phát hành thẻ ngay tức thì thông qua hệ thống TPBank LiveBank;

+ Mức độ tín nhiệm nhà phát hành, tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn theo xếp hạng của Moody’s là B1. Đồng thời, TPBank cũng được Moody’s xếp hạng là một trong bốn ngân hàng có mức độ tín nhiệm cao, giữ nguyên triển vọng ổn định;

+ Là 1 trong 100 ngân hàng bán lẻ mạnh nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương do tạp chí The Asian Banker đánh giá, công bố vào năm 2018;

+ Là ngân hàng được nhận chứng chỉ ISO 20000 về quản lý dịch vụ công nghệ thông tin;

+ Là ngân hàng ứng dụng rất nhiều những tiến bộ về công nghệ, khoa học tiên tiến, có tính ứng dụng cao, tiện lợi cho khách hàng;

Dựa trên những con số sơ bộ mà chúng tôi nêu trên cùng với sự tìm hiểu trực tiếp của mình tại các điểm giao dịch của TPBank, khách hàng tự có đánh giá cụ thể cho mức độ uy tín của TPBank.

7.4 Cá nhân vay tín chấp tiêu dùng tại TPBank cần có hồ sơ gì?

Theo thông tin chính thức từ trang chủ của TPBank thì khi vay tín chấp tiêu dùng tại TPBank, khách hàng không cần cung cấp sao kê bảng lương mà tùy thuộc từng đối tượng khách hàng cụ thể mà TPBank có thể đề nghị cung cấp giấy tờ phù hợp.

Tuy nhiên, một số giấy tờ cần có của khách hàng là Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp (sổ hộ khẩu…).

7.5 Vay mua ô tô mới tại TPBank cần có hồ sơ gì?

Khi khách hàng cá nhân vay mua ô tô tại TPBank thì có thể được vay với lãi suất thấp nhất là 7,3%/năm. Các giấy tờ mà khách hàng cần chuẩn bị bao gồm:

- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu;

- Giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp: Sổ hộ khẩu;

- Hồ sơ, tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương, chứng từ chứng minh nguồn thu nhập khác,...;

- Hợp đồng mua bán xe của khách hàng;

Kết luận: Trên đây là một số câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về TPBank mà chúng tôi đã chọn lọc và gửi tới bạn đọc. Tùy thuộc nhu cầu cụ thể của từng khách hàng mà những vấn đề xoay quanh TPBank có thể nhiều hơn hoặc ít đi.

Trên đây là giải đáp về TP bank là ngân hàng gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

>> Techcombank là ngân hàng gì? Lãi suất tiền vay của Techcombank là bao nhiêu?

>> VPBank là ngân hàng gì? Mức lãi suất của VPBank là bao nhiêu?

Có thể bạn quan tâm

X