hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 19/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trắng án là gì? Quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội

Trong quá trình điều tra và xác minh tội phạm, có thể tìm ra được các bị can, bị cáo cho vụ án thì vẫn có trường hợp được xét xử trắng án. Vây có thể hiểu trắng án là gì? Nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định hiện nay ra sao?

Câu hỏi: Người hàng xóm và tôi có mâu thuẫn từ 03 ngày trước và trong tối hôm đó thì người này bị mất tích. Sau vài ngày điều tìm kiếm thì phát hiện thi thể người hàng xóm ở dưới hồ cá nhà tôi. Hiện tôi đang được công an mời lên điều tra làm tôi rất lo lắng, tôi không biết người hàng xóm mất trong hồ cũng không thực hiện hành vi nào gây tội, vậy tôi có được trắng án không?

Trắng án là gì? Xử trắng án là gì?

Trắng án là gì? Xử trắng án là gì?Trắng án là gì? Xử trắng án là gì?

Hiện nay vẫn chưa có quy định chi tiết giải thích về khái niệm trắng án là gì, tuy nhiên có thể hiểu trắng án là việc sau quá trình điều tra, xét xử bị can, bị cáo thì Tòa tuyên bố không có tội hoặc dù đã tuyên bố có tội nhưng trong quá trình kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục tố tụng quy định và chứng minh được không có tội thì Tòa án sẽ tuyên bố không có tội hay còn gọi là trắng án.

Theo đó, xử trắng án cũng có thể hiểu là việc Tòa án tuyên bố người đó không có tội.

Quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội

Quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội

Quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015  quy định như sau:

“Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.”

Theo đó, người bị buộc tội hay còn gọi đang trong quá trình điều tra và xét xử vẫn được xem là không có tội con đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự và chỉ có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp không đủ chứng cứ, căn cứ để buộc tội và kết tội theo trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định thì các cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng phải kết luận không có tội.

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, dù đã xác định được các đối tượng tình nghi hay có thể gọi là bị can, bị cáo. Tuy nhiên, không phải lúc nào bị can, bị cáo điều được phán quyết là có tội mà có thể phát sinh các đối tượng khác hoặc phát hiện xác định sai đối tượng.

Trường hợp nào được loại trừ trách nhiệm hình sự?

Bộ luật Hình sự 2015 quy định tại chương IV (Điều 20,21,22,23,24,25,26) những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự như sau: quy định 7 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự gồm:

  1. Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

  1. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

  1. Phòng vệ chính đáng

  • Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

  • Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

  • Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

  1. Tình thế cấp thiết

  • Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

  • Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

  1. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

  • Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

  • Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

  1. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

  • Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

  • Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

  1. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

  • Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

  • Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

  • Phạm tội “Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

  • Phạm tội “Chống loài người” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

  • Phạm tội “Tội phạm chiến tranh” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

Như vậy, loại trừ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau:

  • Sự kiện bất ngờ

  • Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

  • Phòng vệ chính đáng

  • Tình thế cấp thiết

  • Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

  • Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

  • Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

Tuy nhiên, để xem xét việc miễn trách nhiệm hình sự cần phải được điều tra, xem xét thông qua nghiệp vụ điều tra của cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình điều tra, xét xử nếu phát sinh các tình tiết mới, tình tiết tăng nặng mà chọn hình thức xử phạt phù hợp.

Ví dụ trường hợp rủi ro trong phòng nghiên cứu, người gây thiệt hại biết trước sẽ có rủi ro và thiệt hại xảy ra nhưng vẫn cố tình thực hiện hoặc thực hiện mà không đảm bảo an toàn thì có thể phải chịu trách nhiệm do lỗi cẩu thả của bản thân.

Trên đây là thông tin về Trắng án là gì? Nguyên tắc suy đoán vô tội

Bài viết vẫn chưa giải quyết hết thắc mắc của bạn? Đừng ngần ngại, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số  19006192 để hỗ trợ, giải đáp

Có thể bạn quan tâm

X