hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 02/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Trích đo địa chính là gì? Ai được quyền trích đo?

Trích đo địa chính là gì? Thực hiện trích đo địa chính khi nào? Thẩm quyền trích đo địa chính là của cơ quan, đơn vị nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

 
Mục lục bài viết
  • Trích đo địa chính là gì?
  • Trích đo địa chính thửa đất là gì?
  • Khi nào cần trích đo địa chính?
  • Thẩm quyền trích đo địa chính thửa đất là của ai?
  • Phân biệt trích đo địa chính và trích lục địa chính thế nào?

Trích đo địa chính là gì?

Trích đo địa chính thửa đất là gì?

Trích đo địa chính là cụm từ/thuật ngữ được sử dụng nhiều trong đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai.

Vậy trích đo địa chính là gì, khi nào cần thực hiện trích đo địa chính, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong phần đầu tiên của bài viết nhé.

Trích đo địa chính thửa đất được định nghĩa là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nới chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.

Kết quả của việc trích đo địa chính là mảnh trích đo địa chính, hay đây chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính.

Từ định nghĩa trên, suy ra, khi đề cập tới trích đo địa chính, có thể chú ý tới một số đặc điểm như sau:

  • Trích đo địa chính là việc đo đạc thửa đất, do đó, các thông số khi đo đạc gồm ranh giới, mốc giới, diện tích, công trình trên đất (kích thước), chiều dài các cạnh thửa đất,...;

  • Kết quả của việc trích đo địa chính phải là bản vẽ và bản vẽ này được gọi là mảnh trích đo địa chính;

  • Thực hiện trích đo địa chính khi tại vị trí thửa đất đo đạc chưa có bản đồ địa chính;

  • Trích đo địa chính được tiến hành nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai;

  • Trích đo địa chính hoặc mảnh trích đo địa chính không phải là kết quả, giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của người sử dụng đất mà chỉ là các căn cứ được dùng để phục vụ các nhu cầu quản lý đất đai;

  • Tỷ lệ trích đo địa chính gồm 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000 và tỷ lệ này phụ thuộc vào mật độ thửa đất trung bình trên 01ha (Mt) (số lượng thửa đất chia cho tổng diện tích tính bằng đơn vị ha của các thửa đất);

Lưu ý rằng:

  • Hiện nay, việc trích đo địa chính hầu hết được thực hiện theo hệ tọa độ VN-2000;

  • Tên gọi của mảnh trích đo địa chính gồm: 

  • Tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện xã thực hiện trích đo;

  • Hệ tọa độ thực hiện trích đo (VN-2000);

  • Khu vực thực hiện trích đo (ví dụ như địa chỉ thửa đất là số nhà, xứ đồng, thôn, xóm, …);

  • Số liệu của mảnh trích đo địa chính;

  • Số hiệu của mảnh trích đo địa chính gồm: Số thứ tự mảnh trích đo và năm thực hiện trích, đo địa chính thửa đất (ví dụ TDD06-2020);

Như vậy, trích đo địa chính là gì là câu hỏi được giải đáp dựa trên quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau: 

  • Là việc đo đạc thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính;

  • Kết quả của việc đo đạc là bản vẽ thể hiện các thông số của thửa đất như ranh giới, mốc giới, chiều dài các cạnh, diện tích…và được gọi là mảnh trích đo địa chính;

Trích đo địa chính là gì?Trích đo địa chính là gì?

Khi nào cần trích đo địa chính?

Như chúng tôi đã trình bày ở phần trên, trích đo địa chính được thực hiện để nhằm phục vụ yêu cầu quản lý đất đai và được thực hiện khi có sự thay đổi so với bản đồ địa chính hoặc khi chưa có bản đồ địa chính.

Cụ thể, mục đích hoặc một số trường hợp cần thực hiện trích đo địa chính bao gồm:

  • Là một trong những căn cứ để lập sổ mục kê đất đai (lập sổ mục kê sau khi hoàn thành việc biên tập mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính) (Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT);

  • Cấp lại giấy chứng nhận;

  • Cấp đổi giấy chứng nhận;

  • Cấp mới giấy chứng nhận khi đăng ký biến động;

  • Cấp giấy chứng nhận lần đầu;

  • Tách thửa, hợp thửa;

  • Thi hành án chia thừa kế;

  • Giải quyết tranh chấp đất đai;

  • Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

  • Đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề…;

Cần lưu ý, việc lập, xác nhận, sử dụng mảnh trích đo địa chính hoặc yêu cầu trích đo địa chính được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.

Đồng thời, tùy thuộc từng mục đích sử dụng cụ thể mà cơ quan tiến hành lập, xác nhận mảnh trích đo địa chính có sự phân biệt (chi tiết được chúng tôi trình bày ở phần dưới đây).

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp vướng mắc về vấn đề trích đo địa chính là gì, khi nào thực hiện trích đo địa chính ở phần trên.

Theo đó, thực hiện trích đo địa chính trong trường hợp chưa có bản đồ địa chính hoặc thực tế khi có sự thay đổi, sai sót, không đồng nhất giữa bản đồ địa chính với hiện trạng sử dụng.

 Trường hợp thực hiện trích đo địa chínhTrường hợp thực hiện trích đo địa chính

Thẩm quyền trích đo địa chính thửa đất là của ai?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 23 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, cơ quan/đơn vị có thẩm quyền thực hiện trích đo địa chính gồm:

  • Văn phòng đăng ký đất đai hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

  • Đơn vị có chức năng hành nghề đo đạc bản đồ địa chính;

Người trực tiếp thực hiện đo đạc, lâp bản trích đo địa chính là cán bộ đo đạc thuộc Văn phòng đăng ký đất đai hoặc các chi nhánh hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, hoặc là người có chuyên môn thuộc các đơn vị có chức năng hành nghề đo đạc.

Tuy nhiên, để việc trích đo địa chính có hiệu lực pháp lý thì mảnh trích đo địa chính được lập với từng mục đích phải được kiểm tra, xác nhận, ký duyệt bởi người có chức năng, quyền hạn, thẩm quyền.

Cụ thể như bảng được chúng tôi liệt kê dưới đây:

Đơn vị thực hiện trích đo địa chính

Mục đích trích đo địa chính

Người kiểm tra, ký duyệt mảnh trích đo địa chính

Trường hợp 1:

  • Văn phòng đăng ký đất đai;

  • Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;

  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

Phục vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đơn lẻ hoặc thường xuyên hàng năm

  • Người kiểm tra thuộc cơ quan cử người thực hiện trích đo địa chính;

  • Người ký duyệt: Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai (ký ngoài khung mảnh trích đo địa chính);

(theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT)

Trường hợp 2:

  • Tổ chức có chức năng hành nghề đo đạc bản đồ địa chính ngoài trường hợp 1;

  • Ví dụ là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh là đo đạc đất đai..;

Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm

  • Mảnh trích đo địa chính phải có chữ ký và dấu của tổ chức thực hiện đo đạc; Người kiểm tra: Là người trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai; 

  • Người ký duyệt: Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai;

(theo mẫu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT)

Do cơ quan, tổ chức thuộc trường hợp 1 hoặc trường hợp 2 thực hiện

  • Phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất;

  • Đấu giá quyền sử dụng đất;

  • Quản lý đất đai khác;

  • Xác nhận đo vẽ và phù hợp hiện trạng: Do Ủy ban nhân dân xã nơi có đất;

  • Sở Tài nguyên và Môi trường ký duyệt nghiệm thu chất lượng sản phẩm đủ điều kiện đưa vào sử dụng;

(điểm 6.1 khoản 6 Điều 22 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT)

Như vậy, ngoài việc hiểu trích đo địa chính là gì thì thẩm quyền thực hiện trích đo địa chính và việc xác nhận kết quả trích đo địa chính cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Đây cũng là căn cứ để xác định thẩm quyền thực hiện cũng như hiệu lực của mảnh trích đo địa chính.

Thẩm quyền trích đo địa chính thửa đấtThẩm quyền trích đo địa chính thửa đất 

Phân biệt trích đo địa chính và trích lục địa chính thế nào?

Trích lục địa chính, trích đo địa chính là hai khái niệm được sử dụng rất nhiều trong đời sống, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được chính xác hai vấn đề này.

Căn cứ quy định của pháp luật về đất đai, chúng tôi cung cấp một số tiêu chí cơ bản để phân biệt như sau:

Tiêu chí phân biệt

Trích lục địa chính

Trích đo địa chính

Định nghĩa

Hay chính là trích lục bản đồ địa chính. Là việc trích lục/cung cấp/lấy thông tin về thửa đất từ bản đồ địa chính đã được lập

(pháp luật về đất đai không định nghĩa)

Đo đạc riêng đối với từng thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai

(khoản 5 Điều 3 Thông tư 25/2014/T-BTNMT)

Kết quả thực hiện

Bản trích lục bản đồ địa chính thửa đất, trong đó thể hiện các thông tin về thửa đất:

  • Số thứ tự, tờ bản đồ;

  • Địa chỉ thửa đất: Xã, huyện, tỉnh;

  • Diện tích, mục đích sử dụng;

  • Tên người sử dụng và địa chỉ thường trú của họ;

  • Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất;

  • Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất và chiều dài cạnh thửa;

(Mẫu tại phụ lục số 13 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT)

Mảnh trích đo địa chính thửa đất, trong đó thể hiện các thông tin:

  • Hệ tọa độ sử dụng để trích đo;

  • Khu vực, thôn, tờ số;

  • Địa chỉ thực hiện trích đo: Ví dụ thôn, xã, huyện, tỉnh;

  • Tỷ lệ thực hiện trích đo;

  • Mục đích sử dụng đất;

  • Diện tích, số thửa đất;

  • Kích thước cạnh thửa tương ứng với tỷ lệ trích đo;

  • Số hiệu của mảnh trích đo;

(Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT)

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện

  • Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai được phân cấp quyền hạn hoặc có thẩm quyền;

  • Ví dụ Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường…;

  • Văn phòng đăng ký đất đai;

  • Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;

  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

  • Tổ chức có chức năng hành nghề đo đạc bản đồ địa chính khác;

Như vậy, bên cạnh việc giải đáp trích đo địa chính là gì, chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc một số tiêu chí cơ bản để phân biệt việc trích lục bản đồ địa chính và trích đo địa chính ở trên.

Đây là những nội dung cơ bản để hiểu về trích đo địa chính, mảnh trích đo địa chính.

Trên đây là giải đáp về trích đo địa chính là gì, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X