hieuluat
Chia sẻ email

Truyền thống là gì? Sự hình thành và phát triển truyền thống ra sao?

Trong đời sống con người, truyền thống thể hiện ở các lĩnh vực như tư tưởng, văn hóa, chính trị – xã hội. Truyền thống tác động đến hành vi của con người, theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Để hiểu rõ về truyền thống cần dựa trên nhiều phương diện, nhiều nguồn thông tin. Vậy cụ thể truyền thống là gì?

Mục lục bài viết
  • 1. Truyền thống là gì
  • 1.1. Truyền thống là gì?
  • 1.2. Ví dụ về truyền thống
  • 2. Sự hình thành và phát triển truyền thống
  • 3. Nghề truyền thống là gì?

1. Truyền thống là gì

Truyền thống là khái niệm khá trừu tượng, để định nghĩa chính xác cũng không đơn giản mà phải dựa trên một số phương diện nguồn thông tin. Một biểu hiện đặc trưng rõ ràng của truyền thống chính là tính kế thừa lịch sử. Cùng tìm hiểu về khái niệm của. truyền thống

1.1. Truyền thống là gì?

Truyền thống theo gốc từ Latinh được viết là "Tradio", gồm động từ Tradere (traditus) và có nghĩa là "truyền lại", "nhường lại", "giao lại" và "phân phát".

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì truyền thống là sự kế thừa di sản xã hội có giá trị được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Còn theo GS. Trần Văn Giàu thì:

“Truyền thống là những đức tính hay những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực.

Từ điển Trung Quốc định nghĩa truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội, lưu truyền từ lịch sử và hiện nay vẫn còn có giá trị.

Có thể hiểu truyền thống bao gồm:

- Đức tính

- Tập quán

- Tư tưởng

- Lối sống

- Thói quen

- Cách ứng xử

được hình thành trong đời sống, trong điều kiện lịch sử nhất định; được bảo tồn trong đời sống vật chất và tinh thần, được xã hội công nhận và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có vai trò quan trọng với mỗi cá nhân, toàn xã hội. Đồng thời, truyền thống cũng là tài sản tinh hoa của thế hệ đi trước chuyển giao cho các thế hệ sau.

Truyền thống thể hiện trong nhiều lĩnh vực từ tư tưởng, văn hóa đến chính trị – xã hội. Thế hệ sau có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống  tốt đẹp do cha ông để lại.

Có thể thấy trruyền thống là tập hợp những thành tựu con người ghi nhận qua thời gian gắn với cuộc sống của mình.

Truyền thống cũng có những chuyển biến nhất định khi điều kiện lịch sử thay đổi, không phải tồn tại bất biến, vĩnh cửu trong mọi thời đại.

Truyền thống thường có tính hai mặt tùy theo từng cộng đồng, từng hoàn cảnh khác nhau:

Mặt tích cực: truyền thống góp phần gìn giữ những giá trị quý giá, đó chính là nền tảng cho sự phát triển, sự vận động theo hướng tích cực của cộng đồng, dân tộc…

Mặt tiêu cực: truyền thống là mảnh đất thuận lợi để duy trì, thậm chí làm sống lại những mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Điều này làm kìm hãm sự phát triển của một dân tộc, một quốc gia.

Như vậy, bên cạnh những truyền thống mang ý nghĩa và giá trị tích cực, có vai trò thúc đẩy xã hội phát triển còn có những truyền thống là nhân tố cản trở sự phát triển của xã hội; những truyền thống có ý nghĩa tiêu cực cần được hạn chế tiến đến xoá bỏ.

Cần phân biệt truyền thống và giá trị truyền thống. Giá trị truyền thống là những truyền thống đã được thừa nhận, đánh giá, thẩm định khách quan một cách nghiêm ngặt qua thời gian, và được lựa chọn, thừa nhận của cộng đồng qua các giai đoạn lịch sử.

Giá trị truyền thống chính là những cái tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực và tiêu biểu cho bản sắc của một dân tộc, có khả năng truyền lại qua thời gian, không gian. Giá trị truyền thống là những gì cần bảo vệ, phát triển.

truyen thong la gi

1.2. Ví dụ về truyền thống

Nội dung trên đã giải đáp cho “truyền thống là gì?”. Đó là những giá trị tinh thần (tư tưởng, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, …) đã hình thành trong lịch sử lâu dài của dân tộc và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có thể kể đến một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:

+ Tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm

+ Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách

+ Truyền thống về nghệ thuật: Có các hình thức văn hóa nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca quan họ...

+ Về văn hóa truyền thống: Đó là các tập quán vùng – miền, địa phương, cách ứng xử,…

2. Sự hình thành và phát triển truyền thống

Truyền thống tồn tại, phát triển nhờ vào hoạt động và tư duy sáng tạo của cá nhân con người, của một tập thể, của cộng đồng dân tộc.

Bản chất của truyền thống chính là sự lặp đi, lặp lại một cách có chọn lọc và là sự lưu truyền từ đời này sang đời khác, truyền thồng được kế thừa và sáng tạo qua các thế hệ nối tiếp nhau.

Từ xa xưa, cha ông ta đã coi trọng và đề cao việc xây dựng, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp để chuyển giao cho thế hệ sau. Và các thế hệ con cháu về sau cũng không ngừng duy trì phát huy, gìn giữ để làm rạng rỡ truyền thống đó. Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là sự thể hiện lòng biết ơn những người đi trước.

Truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong đời sống nhân dân nói riêng và toàn thể đất nước nói chung. Truyền thống gắn với sự tồn tại và phát triển trong mỗi con người theo chiều hướng tương lai. Trong mỗi chúng ta, ai nấy đều mang trong mình những giá trị truyền thống, chỉ khác nhau về mức độ mà thôi.

Truyền thống do con người xây dựng, phát triển và là một mặt không thể thiếu của nền văn minh nhân loại. Truyền thống đóng vai trò liên kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau trở thành một tập thể hoàn chỉnh, đoàn kết và thống nhất.

Một yếu tố quan trọng trong truyền thống đó là phong tục. Phong tục là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ xa xưa, được đa số nhân dân thừa nhận, làm theo. Tuy nhiên xã hội thay đổi và phát triển, có những truyền thống đã không còn phù hợp, không cần phải giữ gìn, phát huy. Chính vì vậy, với những truyền thống đã lạc hậu cần loại bỏ để tiếp thu cái mới, phù hợp hơn, góp phần làm phong phú những truyền thống tốt đẹp của đất nước, dòng họ, gia đình…

truyen thong la gi

3. Nghề truyền thống là gì?

Trong truyền thống thì có văn hóa truyền thống, nghệ thuật truyền thống, nghề truyền thống… Vậy nghề truyền thống là gì?

3.1. Nghề truyền thống là gì?

Trước đây, theo định nghĩa tại Thông tư 116/2006/TT-BNN thì:

“a) Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Việt Nam tồn tại nhiều làng nghề truyền thống ở khắp mọi vùng, miền tổ quốc. Những làng nghề này có từ rất lâu đời; được tồn tại, phát triển và truyền từ đời này sang đời khác những ngành nghề phổ biến mang đặc trưng của ông, cha để lại.

Làng nghề từ thời xưa được xem như một đơn vị hành chính cổ xưa, đó là nơi tập trung đông người, sinh hoạt có tổ chức, tập quán riêng. Đặc trưng của làng nghề truyền thống là vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc và nét riêng của địa phương.

3.2. Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã lưu giữ và phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt. Có thể kể đến một số làng nghề tiêu biểu ở Việt Nam như sau:

- Làng Gốm Bát Tràng - Hà Nội: nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Làng nghề này gắn liền với địa danh Bát Tràng (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nhờ kỹ thuật tạo lớp men và lò nung, các nghệ nhân Bát Tràng đã tạo nên sản phẩm gốm đặc biệt, hài hòa về bố cục, màu sắc tao nhã, kết hợp với sự tinh tế giữa con người - gốm Bát Tràng.

- Làng Gốm Bầu Trúc - Ninh Thuận của người dân tộc Chăm, tỉnh Ninh Thuận.

Làng nằm ở ven quốc lộ 1A, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm về hướng Nam. Cùng với gốm Bát Tràng, thì gốm Bầu Trúc cũng là một làng gốm cổ xưa nhất Việt Nam.

Gốm Bầu Trúc được các nghệ nhân dùng tay tạo nên, không dùng bàn xoay, các họa tiết được tạo hình từ những vật dụng như muỗng, nắp chai... dù đơn sơ nhưng đậm chất dân tộc và con người trong từng sản phẩm.

- Làng Lụa Vạn Phúc Hà Đông - Hà Nội

Lụa Vạn phúc nổi tiếng với các mặt hàng lụa đa dạng:  Lụa the, lụa vân, Gấm, Lụa quế, Gấm… Lụa Vạn Phúc không chỉ nổi tiếng và được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

- Làng Tranh dân gian Đông Hồ - Bắc Ninh thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Nguyên liệu để vẽ tranh là giấy dó và màu được tạo ra từ gạch non, lá cây, rể cây đốt thành than. Muốn  tranh có độ óng ánh người làng nghề dùng vỏ sò, nghêu nung lên thành vôi, giã nhuyễn, trộn với nhựa cây phết đều lên giấy dó rồi mới vẽ.

Tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với tranh động vật, tranh hứng dừa; đám cưới chuột… Đa phần tranh Đông Hồ đều thể hiện sự hạnh phúc, ấm no... nên được ưa chuộng và chọn treo trong những dịp Xuân về.

- Làng Tranh sơn mài Tương Bình Hiệp - Bình Dương

Ở đây có hàng trăm hộ làm tranh sơn mài, có hộ chỉ làm 1, 2 công đoạn của tấm tranh rồi chuyển giao cho các hộ khác làm những công đoạn tiếp theo. Các công đoạn của nghề truyền thống sơn mài chỉ có ở Việt Nam. Với

Hiện làm tranh sơn mài đã được công nghiệp hóa với những dây chuyền sản xuất nhưng vẫn mang tính gia đình. Các sản phẩm tranh sơn mài được Việt Nam và thế giới ưa chuộng…

>> Xem thêm danh sách làng nghề truyền thống ở Việt Nam

truyen thong la gi

4. Lối sống truyền thống là gì?

Lối sống của các cá nhân, cộng đồng và của cả dân tộc hiện nay không phải tự nhiên có mà được hình thành, phát triển dựa trên sự kế thừa các giá trị từ lối sống truyền thống của cha ông ta kết hợp với những giá trị mới. Vậy lối sống truyền thống là gì?

4.1. Lối sống truyền thống là gì?

Theo Wikipedia:

Lối sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, hay là cả một nền văn hóa.

Lối sống truyền thống được hiểu là những giá trị lối sống, phong cách, thói quen trong đời sống của cá nhân, tập thể, dân tộc… từ xa xưa được truyền cho đời con, cháu.

Thực tế, không phải cứ truyền thống là có giá trị, ý nghĩa tích cực, kể cả lối sống truyền thống, vì vậy cần phải có sự chọn lọc sao cho phù hợp.

Hiện nay, giới trẻ vừa được kế thừa các giá trị của lối sống truyền thống dân tộc, vừa được tiếp thu các giá trị lối sống hiện đại để hình thành lối sống mới.

Bởi lối sống truyền thống có những giá trị còn phù hợp với điều kiện hiện tại nhưng cũng có những yếu tố không còn phù hợp.

Trong quá trình xây dựng lối sống mới, cần nhận diện đúng đắn các giá trị của lối sống truyền thống dân tộc để kế thừa, phát huy. Mặt khác cần đấu tranh, loại bỏ những yếu tố lạc hậu của lối sống truyền thống.

Sự biến đổi của đời sống xã hội, sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường đã phần nào làm biến đổi sâu sắc lối sống của người Việt Nam, nhất là giới trẻ.

Việc nhận diện để xây dựng được lối sống mới phù hợp là yêu cầu quan trọng trong mỗi giai đoạn. Đòi hỏi phải xác định rõ:

- Những giá trị của lối sống truyền thống dân tộc

- Sự biến đổi của lối sống truyền thống dân tộc

- Quá trình hình thành lối sống mới trên cơ sở kế thừa, phát huy giá trị lối sống truyền thống, đồng thời tiếp thu giá trị của lối sống hiện đại, văn minh.

4.2. Lối sống truyền thống của người Việt Nam

Lối sống người Việt Nam được hình thành trên cơ sở điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị và tâm lý, văn hoá của dân tộc Việt Nam. Lối sống người Việt Nam là sự hóa thân của những đặc điểm truyền thống dân tộc và có nét riêng về bản sắc con người và văn hoá Việt Nam.

Qúa trình hình thành và phát triển lối sống truyền thống của người Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử.

Lối sống truyền thống qua từng giai đoạn lịch sử được vun đắp, làm phong phú hơn qua hoạt đông lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, giao tiếp xã hội…

Văn hoá Việt Nam nói chung, lối sống người Việt Nam nói riêng ngày càng phong phú, đa dạng qua quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc trong nước và các nước trên thế giới.

Giống với các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần, lối sống truyền thống của người Viết Nam cũng được bồi đắp, làm giàu với tinh hoa văn hoá và lối sống của nhiều dân tộc.

Hieuluat vừa thông tin về để giải đáp cho truyền thống là gì? Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với tổng đài  19006192 của chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Dân tộc là gì? Đặc điểm của các dân tộc Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

X