hieuluat
Chia sẻ email

Vay tín chấp là gì? 9 lưu ý khi vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là gì? Vay tín chấp ở đâu? Có bao nhiêu hình thức vay tín chấp?... Đây là những câu hỏi thường được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về các loại hình vay, cho vay đang có trên thị trường tài chính. Bài viết này của HieuLuat sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cơ bản về vay tín chấp là gì và những vấn đề xoay quanh việc vay tín chấp.

 
Mục lục bài viết
  • 1. Vay tín chấp là gì? Có bao nhiêu hình thức vay tín chấp?
  • 1.1 Vay tín chấp là gì?
  • 1.2 Có bao nhiêu hình thức vay tín chấp?
  • 2. Vay tín chấp ở đâu? Làm sao để vay tín chấp?
  • 2.1 Vay tín chấp ở đâu?

1. Vay tín chấp là gì? Có bao nhiêu hình thức vay tín chấp?

1.1 Vay tín chấp là gì?

Một là, theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015, tín chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tín chấp là việc các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở (ví dụ Hội Nông dân tập thể, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ…) thực hiện bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo để vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng  nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp của các Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở phải lập thành văn bản và có điều khoản cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, điều khoản về quyền/nghĩa vụ/trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.

Hai là, vay tín chấp chưa được định nghĩa trong các văn bản pháp lý quy định về các hoạt động ngân hàng, mà thông thường vay tín chấp được hiểu là khoản vay của các cá nhân, tổ chức tại các tổ chức tín dụng (bao gồm các quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng) mà không có tài sản bảo đảm hoặc không cần có tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm cho khoản vay này.

Trong đó, căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng 2010, các tổ chức tín dụng gồm:

+ Quỹ tín dụng nhân dân do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân cùng thành lập dưới hình thức hợp tác xã, thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng (nhận tiền gửi, cho vay,...) để thực hiện mục đích tương trợ, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng thực hiện một hoặc một số các hoạt động ngân hàng (nhận tiền gửi, cấp tín dụng/cho vay, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản);

+ Tổ chức tài chính vi mô là những tổ chức tín dụng được quyền thực hiện một số hoạt động ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ;

+ Ngân hàng gồm có các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã (ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân) thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

1.2 Có bao nhiêu hình thức vay tín chấp?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các hình thức vay tín chấp là các sản phẩm của các tổ chức tín dụng. Cách phân loại các hình thức có thể như sau:

Một là, phân loại hình thức vay tín chấp theo chủ thể vay

+ Vay tín chấp cho cá nhân: Cá nhân thực hiện vay tín chấp với mục đích tiêu dùng, kinh doanh…

+ Vay tín chấp cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp vay tín chấp để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (xoay vòng vốn, tái đầu tư, mua sắm tài sản cố định, trả lương cho cán bộ công nhân viên, đầu tư,...).

Hai là, phân loại hình thức vay tín chấp theo mục đích vay

Các cá nhân, tổ chức tùy thuộc mục đích vay có thể thực hiện vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng. Mỗi tổ chức tín dụng có thể có các gói vay tín chấp với nhiều mục đích vay khác nhau đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, mục tiêu kinh doanh của đơn vị. Hiện nay trên thị trường có các hình thức vay cơ bản sau đây:

Hình thức vay

Trường hợp áp dụng

Vay tiêu dùng

Vay phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của gia đình, cá nhân

Vay mua các sản phẩm trả góp

Thường áp dụng loại vay này đối với các sản phẩm điện máy, sản phẩm công nghệ như vay mua xe máy, vay mua điện thoại, máy tính xách tay, điều hòa, tủ lạnh, ti vi,...

Vay sửa sang nhà cửa

Đây là khoản vay được áp dụng cho nhu cầu sửa sang lại nhà cửa hoặc xây mới nhà cửa (thường là nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân).

Vay thấu chi

Đây là khoản vay áp dụng cho khách hàng đã có thẻ thanh toán tại các ngân hàng. Khi vay thấu chi, khách hàng sẽ được ngân hàng cho vay một khoản lớn hơn số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của họ tại ngân hàng đó.

Vay mua bảo hiểm

Mua các sản phẩm bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài sản

Vay chi phí học tập

Vay chi trả cho những chi phí phát sinh trong quá trình học tập (ví dụ chi trả sinh hoạt phí, học phí…)

Vay chi phí khám, chữa bệnh

Đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của các cá nhân tại những thời điểm nhất định

Vay chi phí thể dục, thể thao

Đáp ứng các nhu cầu của người vay khi tập luyện thể dục thể thao (ví dụ áp dụng đối với những khách hàng bán chuyên trong các môn thể thao…)

Vậy nên, có thể hiểu vay tín chấp bao gồm những hình thức như chúng tôi đã kể trên.

vay tin chap la gi


2. Vay tín chấp ở đâu? Làm sao để vay tín chấp?

2.1 Vay tín chấp ở đâu?

Một vấn đề nữa ngoài hiểu vay tín chấp là gì là việc vay tín chấp ở đâu, điều kiện để vay tín chấp như thế nào?. Theo quy định pháp luật, việc vay tín chấp có thể thực hiện tại các tổ chức tín dụng gồm:

+ Ngân hàng: Thường là các ngân hàng thương mại sẽ cung cấp các dịch vụ, sản phẩm vay tín chấp đa dạng hơn các ngân hàng còn lại (ví dụ Tiên Phong Bank, Techcombank, Vietcombank, MaritimeBank, HDBank, Vietinbank, Agribank, Sacombank..);

+ Vay tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Thường các công ty tài chính là những nơi cung cấp đa dạng các gói vay tín chấp cho khách hàng so với những loại hình còn lại của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ví dụ FE Credit, Home Credit, MCredit, Easy Credit, CIMB, Mirae Assest,...

+ Vay tại tổ chức tài chính vi mô: Ví dụ tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương (TYM),  tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn M7 (M7 - MFI), tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên CEP,...

+ Thường các quỹ tín dụng nhân dân cho vay tín chấp khi có sự bảo đảm bởi Tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, việc vay tín chấp tại các quỹ tín dụng nhân dân không có sự nhanh chóng, dễ dàng so với những loại tổ chức tín dụng còn lại.

2.2 Làm sao để vay tín chấp?

Khách hàng có thể vay tín chấp nếu thỏa mãn các điều kiện:

Một là, đảm bảo điều kiện vay tín chấp

Các điều kiện vay tín chấp đối với khách hàng thường gồm những điều kiện cơ bản sau:

+ Độ tuổi: Từ 18 đến 55 tuổi (độ tuổi lao động);

+ Có thu nhập ổn định/có nơi thường trú, tạm trú tại nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch;

+ Không có nợ xấu tại các ngân hàng. Điều đó có nghĩa là khi khách hàng có nợ xấu tại các ngân hàng thì không thể vay tín chấp;

+ Giấy tờ tùy thân còn thời hạn sử dụng;

Hai là, khách hàng có các giấy tờ chứng minh việc vay tín chấp có thể thực hiện thông qua một trong những hình thức sau:

+ Vay theo thang bảng lương: Vay theo lương trả chuyển khoản hoặc lương trả trực tiếp;

+ Vay thông qua hóa đơn điện, nước;

+ Vay thông qua cavet xe (đăng ký xe);

+ Vay thông qua hợp đồng bảo hiểm;

+ Vay thông qua giấy phép kinh doanh, sổ thu chi của người kinh doanh;

+ Vay thông qua hóa đơn, hợp đồng mua bán xe máy, điện thoại,...

2.3 Thủ tục vay tín chấp như thế nào?

Việc thực hiện vay tín chấp thường được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Khách hàng có nhu cầu vay cần chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ tùy thuộc vào gói sản phẩm vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng,...Các giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cần chuẩn bị gồm có:

+ Căn cước công dân/chứng minh nhân dân;

+ Sổ hộ khẩu/xác nhận tạm trú;

+ Bảng sao kê lương/hợp đồng lao động/Hợp đồng bảo hiểm/Cavet xe/Hóa đơn điện, nước/Giấy phép kinh doanh/Sổ thu chi của đơn vị kinh doanh/…

+ Hợp đồng, hóa đơn mua các sản phẩm như: Tủ lạnh, điều hòa, xe máy, điện thoại, máy tính,...;

Bước 2: Xét duyệt hồ sơ

Tổ chức tín dụng xét duyệt hồ sơ để đảm bảo việc giải ngân đúng theo mục đích, nhu cầu vay của khách hàng, quy định của tổ chức tín dụng.

Bước 3: Cấp tín dụng/giải ngân

Sau khi đã xét duyệt đầy đủ điều kiện vay, khách hàng được giải ngân bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản.

vay tin chap la gi

 3. Vay tín chấp khác với vay thế chấp ở đặc điểm gì?

Hiểu được vay tín chấp là gì và vay thế chấp là gì, ưu/nhược điểm của hai hình thức vay này sẽ giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Thông thường, có thể phân biệt hai hình thức vay này thông qua các tiêu chí sau:

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Bản chất

Vay không có tài sản bảo đảm

Vay có tài sản bảo đảm (ví dụ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà chung cư, quyền sở hữu xe máy, ô tô,...)

Lãi suất cho vay

Cao hơn

Thấp hơn

Thời hạn vay

Ngắn hơn

Dài hơn

Thủ tục, hồ sơ

Nhanh chóng, gọn nhẹ hơn

Lâu hơn, phức tạp hơn

Hạn mức vay

Thấp hơn

Cao hơn

Mục đích vay

Thường là tiêu dùng, học tập, kinh doanh với quy mô nhỏ…

Tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh…

Điều kiện cho vay

Đơn giản hơn

Khắt khe hơn

4. Lãi suất khi vay tín chấp là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN lãi suất cho vay tín chấp là mức lãi suất thỏa thuận giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng.

Mức lãi suất này được căn cứ theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng (trừ trường hợp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cho vay tối đa trong một số lĩnh vực là phát triển nông nghiệp, nông thôn/Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao/Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu/Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ/Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…).

Lưu ý: Khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy định các công ty tài chính ban hành khung lãi suất cho vay tiêu dùng (lãi suất được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ), trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng

Một số ngân hàng có mức lãi suất thấp khi vay tín chấp:

Theo các thông tin từ các trang chủ của các tổ chức tín dụng, một số tổ chức tín dụng có mức lãi suất cạnh tranh/thấp hơn so với các đơn vị khác có kể đến như: Shinhan Bank là từ 12%/năm (theo dư nợ giảm dần), hoặc HSBC là từ 14%/ năm đến 16%/ năm (theo dư nợ giảm dần), hoặc Standard Chartered là từ 13,49%/năm, hay BIDV là 11,9%/năm…

Các con số này có thể thay đổi theo từng năm, từng thời điểm, từng giai đoạn, thậm chí là thay đổi theo thời gian vay, đối tượng vay, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của các tổ chức tín dụng.

5. 9 điều phải lưu ý khi vay tín chấp là gì?

Bên cạnh việc hiểu bản chất của vay tín chấp là gì thì khách hàng vay còn cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

Một là, tham khảo về điều kiện, thủ tục vay tín chấp: Mỗi một tổ chức tín dụng đều có những điều kiện riêng về đối tượng, thu nhập, nơi ở…và trình tự để xét duyệt hồ sơ vay tín dụng. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu rõ, kỹ những thủ tục vay tín chấp của các tổ chức tín dụng trước khi vay để tránh bị từ chối hồ sơ;

Hai là, tìm hiểu mức lãi suất khi vay tín chấp: Do mức lãi suất là mức lãi suất được các bên thỏa thuận và có thể là mức ấn định của các tổ chức tín dụng. Vậy nên, mức lãi suất này là khác nhau giữa các tổ chức tín dụng, khác nhau giữa các thời điểm vay, mục đích vay, đối tượng vay,... Tìm hiểu mức lãi suất để khách hàng có sự so sánh, đối chiếu trước khi vay;

Ba là, các mức phí, mức phạt phải trả khi vay tín chấp: Ví dụ phí phạt khi trả trước hạn, lãi suất khi chậm thanh toán, phí phạt chậm trả.. đây là những khoản phí phạt, phí phải trả thêm nếu khách hàng vi phạm nghĩa vụ thanh toán với các tổ chức tín dụng. Do vậy, khách hàng cần tham khảo kỹ tại từng tổ chức tín dụng trước khi vay;

Bốn là, khi đang vay thế chấp có được vay tín chấp không? Tùy thuộc vào quy định của từng tổ chức tín dụng mà khách hàng có thể thực hiện vay tín chấp cùng với vay có thể chấp tài sản;

Năm là, đang có nợ xấu có được vay tín chấp không? Hiện nay, khi khách hàng có nợ xấu sẽ không được các tổ chức tín dụng cho vay tín chấp;

Sáu là, vay tín chấp tại nhiều tổ chức tín dụng có được không? Tùy thuộc vào chính sách, quy định của từng tổ chức tín dụng mà việc vay tín chấp có thể thực hiện được tại nhiều tổ chức tín dụng hoặc chỉ được thực hiện tại ;

Tám là, nếu là lao động tự do thì có được vay tín chấp không? Thông thường, các tổ chức tín dụng cho phép vay tín dụng khi khách hàng có nguồn thu nhập ổn định. Mức thu nhập ổn định thường từ 4 triệu đồng/tháng trở lên là có thể vay tín chấp, cụ thể mức bao nhiêu thì phải tùy thuộc vào từng tổ chức tín dụng;

Chín là, tiền vay được nhận qua tài khoản hay tiền mặt? Tùy thuộc nhu cầu của khách hàng và chính sách của tổ chức tín dụng.

vay tin chap la gi

6. Có nên vay tín chấp không?

- Để trả lời cho câu hỏi có nên hay không nên vay tín chấp thì có thể căn cứ vào những yếu tố sau đây:

+ Nhu cầu của khách hàng: Cần tiền để thực hiện mục đích gì? Cần bao nhiêu? Thời gian vay là bao lâu,...;

+ Các gói cho vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng: Các tổ chức tín dụng có các gói cho vay tín chấp có phù hợp với nhu cầu của khách hàng hay không;

+ Khách hàng có đáp ứng các điều kiện về đối tượng, hồ sơ, thủ tục cho vay của các tổ chức tín dụng không: Điều này phụ thuộc vào nhu cầu vay của khách hàng, sự đáp ứng hồ sơ, giấy tờ, đối tượng của khách hàng theo quy định của tổ chức tín dụng;

- Ngoài ra, một số ưu điểm, nhược điểm của vay tín chấp so với vay có tài sản bảo đảm mà khách hàng có thể cân nhắc, tham khảo khi vay tín chấp như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

- Thời gian xét duyệt hồ sơ, giải ngân nhanh chóng;

- Linh hoạt trong cách thực hiện cấp tín dụng;

- Đa dạng về đối tượng, nhu cầu vay;

- Số tiền được giải ngân/vay thường không cao;

- Lãi suất thường cao;

- Thời gian được vay thường không dài;

Như vậy, có thể thấy, thông thường, nếu khách hàng có nhu cầu vay với số tiền không cao, không có tài sản bảo đảm, cần trong thời gian ngắn và thời gian trả nhanh thì có thể lựa chọn vay tín chấp.

Trên đây là giải đáp về vay tín chấp là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

>> Hiện nay, không có sổ đỏ có vay ngân hàng được không?

Có thể bạn quan tâm

X