hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 04/08/2022
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xã hội là gì? Hiểu về các vấn đề xã hội như thế nào?

Xã hội là từ ngữ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Xã hội và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau, có con người mới có xã hội; mặt khác xã hội tồn tại và phát triển theo sự tồn tại và phát triển của con người. Vậy xã hội là gì?

Mục lục bài viết
  • 1. Xã hội là gì?
  • 1.1. Xã hội là gì?
  • 1.2. Cơ cấu xã hội là gì?
  • 2. Vấn đề xã hội là gì?
  • 3. Chủ nghĩa xã hội là gì?

1. Xã hội là gì?

Xã hội được thể hiện qua những yếu tố hằng ngày, đó là các mối quan hệ người với người,  các yếu tố về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm. Vậy hiểu thế nào về xã hội?

1.1. Xã hội là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, xã hội là hệ thống trong đó con người sống chung với nhau tạo thành những cộng đồng, tổ chức hay là tập đoàn người cụ thể nào đó, có cùng chung phong tục, luật pháp,…

Xã hội là một thực thể tồn tại xung quanh mỗi người, trong xã hội chứa đựng từng cá nhân, những mối quan hệ, những vấn đề xoay quanh, tác động đến đời sống của con người.

Xã hội đã gắn liền với sự ra đời của loài người từ xa xưa và ngày càng được tiến hóa qua các cấp bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp.

Ví dụ các loại xã hội từ xưa đến nay có thể kể đến là: xã hội nguyên thủy, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa,…

Ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới, xã hội có tiến trình phát triển khác nhau. Tuy nhiên, xét đến hiện tại, tất cả đều hướng tới một xã hội văn minh, dân chủ, phát triển ưu tiên lợi ích của con người.

xa hoi la gi

1.2. Cơ cấu xã hội là gì?

Nội dung trên đã cho chúng ta hiểu về xã hội. Vậy cơ cấu xã hội là gì?

Cơ cấu xã hội được hiểu là những mô hình trong mối quan hệ xã hội như vị thế xã hội, cộng đồng xã hội, nhóm xã hội…

Cơ cấu xã hội được thể hiện qua cách phân loại như sau:

1.2.1. Cơ cấu xã hội giai cấp

Có nghĩa là trong một xã hội sẽ có sự phân chia tầng lớp, giai cấp khác nhau. Mỗi giai cấp sẽ có vị thế khác nhau,  cũng như nhiệm vụ, vai trò khác nhau trong xã hội.

Xã hội không có sự phân chia giai cấp là một xã hội đạt đến độ văn minh, tiên tiến, là một xã hội chủ nghĩa, mà ở đó tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau về mọi mặt.

1.2.2. Cơ cấu xã hội dân tộc

Trong một phạm vi xã hội sẽ tồn tại những dân tộc, tộc người khác nhau, khác biệt về văn hóa, lối sống.

Đặc trưng của sắc thái văn hóa dân tộc gồm ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, y phục, phong tục tập quán,

Ví dụ Việt Nam là một xã hội trong đó tồn tại, sinh sống của 54 dân tộc khác nhau.

Xem thêm: Đặc điểm của các dân tộc ở Việt Nam

1.2.3. Cơ cấu xã hội dân số

Tùy theo từng vùng lãnh thổ, cơ cấu xã hội dân số khác nhau. Có thể có:

- xã hội có cơ cấu dân số già

- Xã hôi có cơ cấu dân số trẻ

- Xã hội có cơ cấu dân số phát triển.

Mật độ cơ cấu xã hội dân số cũng sẽ có sự khác nhau giữa các vùng tùy vào từng điều kiện ở mỗi khu vực. Có nơi tập trung đông đúc, có nơi lại thưa thớt…

2. Vấn đề xã hội là gì?

Vấn đề xã hội cũng là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm. Vấn đề xã hội chính là những tình huống, sự việc nảy sinh trong đời sống xã hội, có thể được hiểu theo nghĩa bao gồm những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của con người theo hướng tích cực hay hướng tiêu cực.

Tuy nhiên khi nói đến vấn đề xã hội đa số mọi người thường nghĩ đến những vấn đề tiêu cực, có tác động xấu đến sự phát triển, tồn tại của con người.

Và hiểu vấn đề xã hội theo nghĩa tiêu cực có nghĩa là những tình huống, sự việc nảy sinh trong xã hội có cách thức, biện pháp giải quyết của con người chưa đạt được kết quả như mong muốn. Có nghĩa, vấn đề đó có biểu hiện mâu thuẫn với hệ giá trị chung đã được xã hội thừa nhận, chia sẻ và gìn giữ. 

Vấn đề xã hội thường là liên quan đến sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển, đến sự hưởng thụ nhu cầu vật chất, tinh thần của con người. Các vấn đề đó có tác động, ảnh hưởng, thậm chí đe dọa đến sự phát triển bình thường của con người, của cộng đồng xã hội, đồng thời tác động xấu đến chất lượng sống của con người, của cộng đồng.

Ví dụ một số vấn đề của xã hội hiện nay như mại dâm, ma túy, trộm cắp, thất nghiệp, tham nhũng, ùn tắc giao thông, biến đổi khí hậu…

Trong tiến trình xã hội phát triển sẽ tồn tại, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.

Trong thực tế những vấn đề xã hội này là mối quan tâm chung của nhiều người, nhiều ngành trong nhiều lĩnh vực. Bởi các vấn đề xã hội là những vấn đề liên quan đến con người trong xã hội, và có nhiều vấn đề có tác động đến mối quan hệ và sự phát triển của con người.

xa hoi la gi

3. Chủ nghĩa xã hội là gì?

Chủ nghĩa xã hội là một hệ chính trị quen thuộc, cũng là hình thức chính trị Việt Nam theo đuổi. đối với tất cả người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về chủ nghĩa xã hội.

3.1. Chủ nghĩa xã hội là gì?

Theo Wikipedia thì:

Chủ nghĩa xã hội - tiếng Đức là Sozialismus; tiếng Anh là Socialism; tiếng Nga là Sotsialisticheskiy, là một trong ba ý thức hệ chính trị lớn hình thành trong thế kỷ 19 bên cạnh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ.

Chủ nghĩa xã hội được xem là cách thức, cũng như là hình thái chính trị phù hợp và tiến bộ nhất, mang đến sự đảm bảo cho công bằng, dân chủ và văn minh.

Chủ nghĩa xã hội đề cao giá trị của bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Khi có định hướng đúng đắn, hệ thống chính trị của chủ nghĩa xã hội sẽ từng bước giúp các mong muốn, nguyện vọng của cộng đồng trở nên thuận lợi hơn. Chủ nghĩa xã hội hướng đến xã hội ổn định và nề nếp, các trật tự xã hội được đặt ra thông qua hệ thống luật pháp, pháp luật cũng là phương tiện điều phối chính. Các chính sách được ban hành cũng thiết thực, phù hợp và vì lợi ích chung của dân tộc.

Chủ nghĩa xã hội đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã hội thiết thực, những giá trị cần thiết chính là giá trị cho cộng đồng.

3.2. Chủ nghĩa xã hội gồm những đặc trưng gì?

Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.

- Thứ nhất dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Tư tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Thứ hai là do nhân dân làm chủ. Dân chủ tức là dân là chủ, dân làm chủ, thể hiện trong nhận thức của Đảng ta trong việc hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn với việc bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.

- Đặc trưng thứ ba là có nền kinh tế chủ nghĩa xã hội phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đặc trưng thứ tư đó là có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các dân tộc trên cả nước đều bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.

- Đặc trưng thứ năm, có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; con người được tự do, có điều kiện phát triển toàn diện.

- Đặc trưng thứ sáu của chủ nghĩa xã hội là có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Chủ nghĩa xã hội nhân dân ta xây dựng không chỉ thể hiện tính ưu việt ở các lĩnh vực  như kinh tế, chính trị, văn hóa,… mà còn thể hiện trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

4. Quan hệ xã hội là gì?

Quan hệ xã hội, trong tiếng Anh là Social relation chỉ những mối quan hệ giữa người với người được hình thành trong các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,...

Thực tế thì các sự vật, hiện tượng tồn tại trong xã hội đều có những mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên không phải mối liên hệ nào cũng được gọi là quan hệ xã hội.

xa hoi la gi

Quan hệ xã hội là quan hệ có sự bền vững, ổn định của các chủ thể tạo ra hành động.

Có thể phân các loại hình quan hệ xã hội như sau:

- Quan hệ xã hội sơ cấp (chủ yếu là quan hệ tình cảm, ít mang tính xã hội)

- Quan hệ xã hội thứ cấp (quan hệ mang tính xã hội).

Dựa vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, có:

- Quan hệ kinh tế

- Quan hệ chính trị, quan hệ văn hoá xã hội

Dựa vào vị thế xã hội các cá nhân, có :

- Quan hệ người cùng vị thế

- Quan hệ của những người khác vị thế

Dựa vào tính chất của các kiểu quan hệ, có thể có:

- Quan hệ vật chất

- Quan hệ tinh thần

Về xã hội học theo quan điểm Mác-xít, thì quan hệ kinh tế là quan trọng nhất có vai trò chi phối, quyết định các mối quan hệ xã hội khác.

Quan hệ sản xuất có vai trò quyết định tính chất các quan hệ xã hội khác như quan hệ văn hoá, quan hệ chính trị, tư tưởng, quan hệ pháp luật.

Mỗi người đều có thể dễ dàng thấy và tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ xã hội. Dù là ở lĩnh vực nào, quy mô ra sao thì các mối quan hệ đó đều có tác động không hề nhỏ đến các lĩnh vực trong đời sống của mỗi người, tổ chức, thậm chí là quốc gia.

5. Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội được tồn tại dưới dạng là 01 trang web hay nền tảng trực tuyến với các hình thức, tính năng, nhằm giúp mọi người kết nối với nhau một cách dễ dàng dù ở bất cứ nơi nào. Trên các mạng xã hội, không chỉ có những mối quan hệ ảo của tập hợp người có cùng đam mê, sở thích… mà còn có cả các mối quan hệ đời thực.

Mạng xã hội có thể sử dụng ở các thiết bị thông minh như điện thoại, ipad, laptop hoặc máy tính bàn có kết nối mạng.

Người dùng có thể sử dụng những tính năng như: chat, e-mail, gửi file,… thông qua các mạng xã hội.

Một số mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam:

- Facebook: là mạng xã hội phổ biến trên toàn thế giới. Với mạng xã hội này, người dùng có thể tạo tài khoản bằng email hoặc điện thoại. Người dùng chia sẻ bài đăng trên facebook có thể để chế độ công, chế độ bạn bè hoặc giới hạn đối tượng chia sẻ.

- Instagram: ứng dụng dùng để chia sẻ hình ảnh, video miễn phí. Video chia sẻ trên Instagram có thời lượng khá ngắn.

- Youtube: phổ biến trong việc chia sẻ, đăng tải các video có thời lượng ngắn hoặc dài. Qua youtube gười dùng có thể tạo các kênh cá nhân, xây dựng thương hiệu cho mình hoặc có thể theo dõi các kênh âm thực, ca nhạc, học tập…

- Tiktok: mạng xã hội video âm nhạc nổi tiếng của Trung Quốc với cách thức hoạt động khá đơn giản. Với tính năng chỉnh sửa cùng với kho tàng hiệu ứng âm nhạc, âm thanh độc đáo để người dùng tạo ra những video ấn tượng.

Các mạng xã hội hiện nay còn là công cụ kinh doanh, kiếm tiền.

Bên cạnh các mạng xã hội nêu trên, còn có các mạng xã hội khác như Twitter, Linkedin... người dùng có thể chia sẻ video, nội dung, hình ảnh…,Pinterest chuyên chia sẻ hình ảnh…
Trên đây là những thông tin về xã hội là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X