hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 09/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xét học bạ là gì? Ưu, nhược điểm khi xét tuyển học bạ

Xét học bạ là gì, khác với xét tuyển bằng điểm thi THPT như thế nào? Ưu nhược điểm của xét học bạ là gì? là những thông tin HieuLuat đưa trong nội dung bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Xét học bạ là gì?
  • Xét học bạ khác xét tuyển bằng điểm thi thế nào?
  • Điều kiện xét tuyển học bạ
  • Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?
  • Ưu, nhược điểm của xét học bạ

Xét học bạ là gì?

Xét học bạ là một trong những phương thức tuyển sinh của các trường đại học, học viện, cao đẳng hiện nay.

Theo đó, các trường sử dụng điểm học bạ của thí sinh trong những năm trung học phổ thông THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển để tuyển chọn sinh viên.

Tiêu chí xét tuyển học bạ bao gồm:

- Điểm học tập từng năm, từng học kỳ

- Hoặc hạnh kiểm của học sinh.

Nhà trường khi xét tuyển bằng học bạ không xét học bạ đơn thuần mà còn kết hợp thêm các điều kiện khác như: học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt, đồng thời xét cả quá trình học THPT của thí sinh…

Không ít thí sinh và phụ huynh chưa hiểu đúng với phương thức xét tuyển học bạ và cho rằng đây chỉ là cách thức xét tuyển "phụ"; thí sinh trúng tuyển không được hưởng các quyền lợi như xét tuyển bằng điểm thi. Tuy nhiên phương thức xét học bạ được các trường xét độc lập, có những quy định riêng và có giá trị như những phương thức xét tuyển khác.

xét học bạ là gì xét học bạ có giá trị như xét điểm thi

Xét học bạ khác xét tuyển bằng điểm thi thế nào?

Trong các đợt tuyển sinh, các trường Đại học có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức xét tuyển khác nhau.

Bên cạnh phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia thì xét tuyển bằng học bạ cũng được nhiều trường chọn lựa.

Vì là 2 phương thức xét tuyển hoàn toàn độc lập, không hề ảnh hưởng lẫn nhau. Hai phương thức xét tuyển này thực tế có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Xét học bạ

Xét bằng điểm thi

- Phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển.

- Quy định xét tuyển tùy thuộc yêu cầu của các trường Đại học.

Tổng hợp kết quả thi THPT, điểm ưu tiên, điểm khuyến khích (nếu có),… để xét tuyển theo mức điểm chuẩn quy định hoặc điểm theo từng ngành để xét đậu hay không.

Bên cạnh đó, thí sinh có thể:

- Cùng lúc nộp hồ sơ xét học bạ ở nhiều trường khác nhau

- Vừa có thể điền phiếu nguyện vọng vào trường A đồng thời gửi hồ sơ xét học bạ vào trường đó.

- Không đỗ trường này bằng xét học bạ nhưng lại đỗ bằng kết quả thi THPT quốc gia.

- Đồng thời đỗ vào nhiều trường bằng kết quả thi và xét tuyển học bạ.

Lưu ý: nếu đã nhập học và nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường đại học sẽ không được tiếp tục tham gia xét tuyển nữa.

Điều kiện xét tuyển học bạ

Tùy vào từng trường đại học, học viện, cao đẳng mà tiêu chí xét điểm học bạ sẽ có một số điểm khác nhau.

Tuy nhiên thí sinh phải đáp ứng hai điều kiện theo quy định khi đăng ký xét điểm học bạ gồm:

- Phải tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trong năm đăng ký xét tuyển.

- Điểm của từng môn trong tổ hợp xét tuyển (thường là 3 môn) tối thiểu phải đạt 6.0 trở lên.

Hồ sơ xét tuyển học bạ gồm những gì?

Hồ sơ xét tuyển học bạ vào các trường đại học, học viện, cao đẳng trên cả nước về cơ bản bao gồm các loại giấy tờ:

1. Đơn đăng ký xét tuyển (mẫu của trường)

2. Bản photo học bạ công chứng

3. Bằng tốt nghiệp THPT/Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo chứng thực)

4. CCCD/CMND (bản photo chứng thực)

5. Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có)

6. Phong bì dán sẵn tem, có thông tin địa chỉ liên lạc, số điện thoại để trường thông báo kết quả xét tuyển

7. 04 ảnh 3×4

8. Lệ phí xét tuyển (quy định của từng trường)

Ưu, nhược điểm của xét học bạ

Ưu điểm khi xét tuyển học bạ

xét học bạ giúp giảm thiểu áp lực thi cử

Phương thức xét học bạ được đánh giá là có những ưu điểm như sau:

Thứ nhất là giảm áp lực thi cử, bởi việc xét học bạ chỉ dùng kết quả học tập bậc THPT 3 năm cấp 3 hoặc có thể chỉ xét tuyển riêng lớp 12 giảm thiểu áp lực thi cử, tỉ lệ chọi…

Thứ hai, việc xét tuyển học bạ giúp tăng cơ hội đậu vào cao đẳng, đại học theo đúng nguyện vọng của thí sinh. Dù thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển nào cũng được đào tạo chương trình học và quyền lợi giống nhau.

Thứ ba là được đăng ký xét tuyển sớm đối với các trường đại học, cao đẳng có tuyển sinh theo hình thức này.

Thứ tư, thí sinh được lựa chọn ngành nghề xét tuyển theo sở trường nếu đã xác định được ngành học phù hợp.

Nhược điểm của xét tuyển học bạ

Nhiều trường công lập sử dụng hình thức xét học bạ có chỉ tiêu thấp, chiếm khoảng 20 – 40% tổng chỉ tiêu.

Vẫn bị đánh giá là hình thức kém hơn so với xét tuyển bằng điểm thi, là hình thức “vớt vát” sau khi thi trượt đại học.

Lưu ý khi lựa chọn phương thức xét học bạ

Thí sinh xét học bạ vào một trường cũng có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường khác.

Các thí sinh có thể đăng ký xét học bạ vào một ngành với tổ hợp môn khác nhau dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.

Bên cạnh đó, thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ vào nhiều ngành với nhiều trường khác nhau.

Điều kiện để xét tuyển học bạ của mỗi trường cao đẳng, đại học sẽ có những điểm riêng, vì vậy thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng ký.

Thí sinh nộp hồ sơ sớm để có khả năng trúng tuyển cao hơn số lượng hồ sơ đăng ký phương thức xét học bạ là rất lớn.

HieuLuat vừa thông tin về xét học bạ là gì? Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm

X