hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 17/04/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xuất siêu là gì? Giá trị xuất siêu tính như thế nào?

Xuất siêu là một trạng thái của cán cân thương mại có tác động to lớn lên nền kinh tế, đặc biệt là trong việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và cơ hội đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy xuất siêu là gì? Giá trị xuất siêu tính như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Xuất siêu là gì?
  • Tầm ảnh hưởng của xuất siêu đối với kinh tế hiện nay
  • Ảnh hưởng tích cực
  • Ảnh hưởng tiêu cực
  • Giá trị xuất siêu được tính như thế nào?

Xuất siêu là gì? Cách tính giá trị xuất siêu đơn giản
Xuất siêu là gì? Cách tính giá trị xuất siêu đơn giản

Xuất siêu là gì?

Xuất siêu là tình trạng cán cân thương mại đang có giá trị dương (Lớn hơn 0). Hiểu theo cách khác, xuất siêu là hiện tượng khi một quốc gia có số lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu vượt trội hơn số lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu. Khi đó, cán cân thương mại sẽ mang giá trị dương hay còn gọi là thặng dư cán cân thương mại hàng hóa.

Xuất siêu còn là một trong các yếu tố có thể dùng để đo lường sức khỏe của nền kinh tế và hỗ trợ cho những lãnh đạo của một quốc gia đưa ra các chính sách quản lý phù hợp dựa trên chỉ số xuất siêu. Bởi lẽ, các nước luôn có mong muốn duy trì cán cân thương mại ổn định, hài hòa để cân bằng được các hoạt động trong thương mại quốc tế.

Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia
Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia

Tầm ảnh hưởng của xuất siêu đối với kinh tế hiện nay

Bên cạnh việc mang đến nhiều tác động tích cực giúp người dân cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, xuất siêu cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực làm tăng căng thẳng thương mại và một số vấn đề về quan hệ thương mại quốc tế. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của xuất siêu đối với kinh tế hiện nay như sau:

Ảnh hưởng tích cực

Xuất siêu có ảnh hưởng tích cực trong nhiều khía cạnh của nền kinh tế:

  • Cán cân thanh toán dương: Khi xuất siêu dương có thể khiến cho cán cân thanh toán cũng có giá trị dương vì khi đó tiền thu về từ việc xuất khẩu hàng hóa bán cho các nước khác sẽ tăng cao hơn là việc chi tiền để nhập khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ mà nước mình cần.

  • Tăng lượng dự trữ ngoại hối: Quốc gia sẽ có lượng dự trữ ngoại tệ tăng khi tăng hoạt động xuất khẩu để nạp thêm nhiều ngoại tệ. Điều đó giúp cho quốc gia đáp ứng được những nhu cầu thanh toán quốc tế, đồng thời ổn định được tỷ giá của đồng tiền trong nước.

  • Tạo thêm động lực thúc đẩy sản xuất và tăng cơ hội việc làm: Xuất siêu tăng trong tình huống việc tích lũy tài sản và nhu cầu tiêu dùng trong nước đối với mặt hàng đó còn yếu sẽ giúp cho việc nhập khẩu ít đi và kích thích các nhà sản xuất tăng thêm lượng hàng sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Bên cạnh đó, khi lượng hàng sản xuất tăng cũng sẽ giúp tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện mức sống của người dân.

  • Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa: Xuất siêu cao làm kích thích việc sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển ngành công nghiệp trong nước thông qua việc không ngừng nâng cao sản xuất và công nghệ để đáp ứng đủ lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trên thị trường quốc tế.

Ảnh hưởng tiêu cực

Ngoài những tác động tích cực của xuất siêu lên nền kinh tế, nó cũng dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực sau:

  • Nếu quốc gia quá phụ thuộc vào xuất siêu sẽ tạo ra những thương tổn cho nền kinh tế khi có những sự kiện bất ngờ diễn ra làm đứt gãy sự liên kết của chuỗi cung ứng. Ví dụ, đại dịch Covid 19 đã làm cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiều quốc gia áp dụng các chính sách giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới để phòng chống dịch.

  • Dự trữ ngoại hối quá lớn tiềm ẩn rủi ro: Khi quốc gia có xuất siêu cao dẫn tới lượng dự trữ ngoại hối lớn, nếu có thời điểm tỷ giá của đồng tiền ngoại tệ giảm mạnh thì quốc gia đó phải chịu một sự hao hụt lớn trong giá trị dự trữ và gây nên những bất ổn trong ngân sách, tài chính quốc gia.

  • Tình trạng nợ công tăng: Trong khi đất nước có giá trị xuất siêu lớn và muốn duy trì tình trạng này, chính phủ sẽ phải tăng nợ công để mua thêm đồng ngoại tệ và tiếp tục bơm cho các hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, tăng nợ công cũng là một cách giúp chính phủ duy trì giá trị đồng tiền nội tệ. Bởi lẽ, giá trị xuất siêu lớn có thể khiến giá trị đồng tiền nội tệ giảm mạnh nên việc sử dụng nợ công là việc làm cần thiết để tăng độ tin cậy cho đồng tiền của nước mình.

Giá trị xuất siêu được tính như thế nào?

Để xác định được giá trị của xuất siêu là gì, ta cần phải tính giá trị của cán cân xuất nhập khẩu hay cán cân thương mại (Sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất so với tổng giá trị nhập). Công thức tổng quát như sau:

Cán cân xuất nhập khẩu = Tổng giá trị nhập khẩu - Tổng giá trị xuất khẩu

Nếu kết quả tính cho ra:

  • Giá trị dương (Lớn hơn 0): Giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu sẽ có thặng dư và gọi trường hợp này là xuất siêu.

  • Giá trị bằng 0: Giá trị nhập khẩu bằng giá trị xuất khẩu, khi đó, cán cân xuất nhập khẩu sẽ gọi là cân bằng thương mại.

  • Giá trị âm (Nhỏ hơn 0): Giá trị nhập khẩu nhỏ hơn giá trị xuất khẩu thì cán cân xuất nhập khẩu sẽ bị thâm hụt thặng dư thương mại và ta gọi tình trạng này là nhập siêu.

Xuất siêu là giá trị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 0

Xuất siêu là giá trị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 0

Việt Nam là nước nhập siêu hay xuất siêu? Vì sao?

Việt Nam hiện đang là nước xuất siêu. Theo các thông tin từ Bộ công thương Việt Nam, từ tháng 10 năm 2022, xuất khẩu của cả nước đã tăng 15,9% và nhập khẩu tăng 12,2%. Cán cân thương mại được ước tính rơi vào khoảng 9,4 tỷ USD. Cụ thể số liệu trong các lĩnh vực chủ chốt như sau:

  • Ngành công nghiệp chế biến vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng xuất khẩu cả nước với 86% và kim ngạch ước tính đạt xấp xỉ 269,5 tỷ USD. So với tháng 10 năm 2021 và 2022 hoạt động xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đã tăng thêm 16%.

Ngành công nghiệp chế biến phân bón có giá trị xuất khẩu tăng 153%

  • Ngành nông, lâm, thủy sản ở Việt Nam vẫn luôn là ngành có lượng nhu cầu cao  khi phần trăm xuất khẩu của nhóm hàng hóa này là 8,2% so với tổng xuất khẩu cả nước, ước tính giá trị đạt được là 25,8 tỷ USD và đã tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó đặc biệt có thể kể đến là mặt hàng thủy sản cà phê và gạo đã lần lượt đạt được  9,4 tỷ USD; 3,2 tỷ USD và 2,9 tỷ USD. Ba mặt hàng chính này đều có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn năm ngoái ít nhất 17%.

  • Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất khi có tổng lượng xuất khẩu bằng 1,2 % tổng xuất khẩu cả nước với mức tăng cao hơn năm ngoái lên đến 30%. Các ngành xuất khẩu nổi bật chính là than đá, quặng, xăng dầu có giá tăng cao do các biến động bởi xung đột tại một số quốc gia trên thế giới.

Mặt hàng than đá có giá trị xuất khẩu tăng cao nhất (100,7%)

Mặt hàng than đá có giá trị xuất khẩu tăng cao nhất (100,7%)

Kết luận

Trên đây là xuất siêu là gì? Giá trị xuất siêu tính như thế nào? Mong rằng, bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin và kiến thức bổ ích về xuất siêu, tầm ảnh hưởng của xuất siêu đối với nền kinh tế của các quốc gia và cách tính giá trị xuất siêu đơn giản, dễ hiểu.​

Có thể bạn quan tâm

X