BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN --------------------- Số: 3965/BC-BNN-PC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------- Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2013 |
Thực hiện công văn số 7089/BTP-VP ngày 4 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo công tác tư pháp năm 2013, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế của Bộ năm 2013 (tính từ ngày 01/10/2012 đến hết ngày 30/9/2013) và kế hoạch công tác năm 2014 như sau:
Triển khai thực hiện Quyết định 562/QĐ-BTP ngày 13/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành xây dựng, phê duyệt Kế hoạch và tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật; kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính và một số công tác khác. Kết quả đạt được như sau:
1. Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch luôn được chú trọng đổi mới coi đây là khâu then chốt để đảm bảo thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản cụ thể: 1.1. Bộ đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 149/QĐ-BNN-PC ngày 23/1/2013 và Quyết định số 566/QĐ-BNN-PC ngày 19/3/2013 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2013; Quyết định 1586/QĐ-BNN-PC ngày 9 tháng 7 năm 2013 điều chỉnh kế hoạch xây dựng văn bản sáu tháng cuối năm 2013.
Các đơn vị thuộc Bộ dựa trên kế hoạch xây dựng văn bản của Bộ, có kế hoạch cụ thể, chi tiết, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, cán bộ công chức soạn thảo văn bản, phối hợp với Vụ Pháp chế trong quá trình xây dựng văn bản.
1.2. Bộ thường xuyên có văn bản chỉ đạo các đơn vị bám sát tiến độ trình văn bản và hàng tháng tổ chức việc đánh giá mức độ hoàn thành hay không hoàn thành của từng đơn vị tại cuộc họp giao ban tháng.
1.3. Bộ chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp để xây dựng, điều chỉnh tiến độ trình các dự thảo Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo.
2. Công tác tổ chức xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được phê duyệt 2.1. Đối với các Dự án luật
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì xây dựng 05 dự án Luật (Phòng, chống thiên tai, Thú y, Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Thủy sản sửa đổi và dự án Luật Thủy lợi). Tiến độ cụ thể như sau:
- Dự án Luật phòng, chống thiên tai được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp tháng 5/2013 (Luật số 33/2013/QH13). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 2397/BNN-TCTL ngày 19 tháng 7 năm 2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai. Theo đó, sẽ có 02 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cần ban hành để hướng dẫn Luật.
- Dự án Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, Ủy ban của Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và hoàn thiện báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Dự án sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6 tháng 10/2013.
- Dự án Luật Thú y: Đã hoàn thiện hồ sơ trình Dự án. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng, ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2014 (dự kiến đề nghị trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến kỳ họp thứ 8 tháng 10/2014).
- Dự án Luật Thủy lợi: Đang xây dựng dự thảo. Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến đề nghị đưa vào Chương trình ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2015.
- Dự án Luật thủy sản sửa đổi: Đang xây dựng dự thảo, Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến đề nghị đưa vào Chương trình ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội cuối năm 2015.
2.2. Về xây dựng văn bản theo chương trình, kế hoạch
- Đối với văn bản cấp Chính phủ: đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Nghị định, 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Đã trình Chính phủ xem xét, ban hành 9 Nghị định (về tổ chức, bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT; 3 Nghị định về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, tập đoàn; 5 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính).
- Đối với Thông tư do Bộ trưởng ban hành: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành theo thẩm quyền là 55 Thông tư và 01 Chỉ thị số 3480/CT-BNN-PC ngày 30 tháng 9 năm 2013 về việc tăng cường công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(Danh mục Nghị định, Quyết định của Thủ tướng và Thông tư của Bộ kèm theo)
2.3. Chất lượng thẩm định, tiếp thu ý kiến thẩm định và góp ý văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được nâng cao. Nội dung công tác thẩm định, góp ý kiến văn bản tập trung vào tính pháp lý, tính khả thi của văn bản và một số ý kiến về nội dung, kỹ thuật soạn thảo, ngôn ngữ pháp lý của văn bản.
- Các dự thảo Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được các đơn vị chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, các đơn vị đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến, giải trình những ý kiến không tiếp thu.
- Tổng số văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng được Vụ Pháp chế thẩm định trước khi trình Bộ ký ban hành là 50 văn bản (05 Thông tư còn lại là ban hành quy chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định).
2.4. Đánh giá việc thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 6 tháng đầu năm 2013 của Bộ:
2.4.1. Ưu điểm
- Công tác xây dựng văn bản của Bộ luôn được chú trọng, là nhiệm vụ trọng tâm và được Lãnh đạo Bộ chỉ đạo sát sao.
- Ngoài các Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, 100% số văn bản còn lại thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng được Vụ Pháp chế thẩm định trước khi trình Bộ ký ban hành.
- Đối với những dự thảo văn bản có chứa thủ tục hành chính, các đơn vị đã thực hiện việc lấy ý kiến Phòng kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định 48/2013/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.
- Các Dự án Luật do Bộ được giao chủ trì soạn thảo luôn được chú trọng thực hiện, đảm bảo chất lượng soạn thảo và theo đúng tiến độ Chương trình ban hành Luật, Pháp lệnh của Quốc hội.
2.4.2. Hạn chế, bất cập
Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng văn bản còn chậm so với kế hoạch, phải điều chỉnh nhiều lần, nhất là các Quyết định của Thủ tướng và Nghị định của Chính phủ.
2.4.3. Nguyên nhân
- Một số đơn vị chưa thực sự chú trọng đến việc triển khai nhiệm vụ pháp chế từ việc lập kế hoạch đến khi triển khai.
- Trong quá trình triển khai thực hiện chưa có chế tài và phân rõ trách nhiệm đối với Lãnh đạo đơn vị, công chức được giao chủ trì soạn thảo không hoàn thành kế hoạch. Bên cạnh đó, nhiệm vụ đột xuất của các đơn vị do phải phòng chống thiên tai, dịch bệnh cần phải triển khai nhiều nên không có nhiều thời gian để chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ về công tác pháp chế.
- Số lượng văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Bộ chủ trì xây dựng phần lớn có nội dung liên quan đến các chính sách, hoạch định chính sách, nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều Bộ, ngành, do đó cần tập trung nguồn lực, thời gian rất lớn và sự đồng thuận của các Bộ, ngành, địa phương.
- Kỹ năng, năng lực triển khai về công tác pháp chế, trong đó có quy trình, thủ tục soạn thảo văn bản của Lãnh đạo, cán bộ công chức của một số đơn vị còn yếu; kinh phí về công tác pháp chế hầu hết ở các đơn vị đều thiếu, không được bố trí hoặc có bố trí thì không đủ.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật 2.1. Công tác thực hiện Đề án 554, tiểu Đề án 1
- Ngày 10/4/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tư cách là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 554 đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết việc thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2009-2012. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
- Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016 theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 19/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI).
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch và kinh phí tiếp tục thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016.
- Thực hiện các hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ: tổ chức 02 cuộc họp Hội đồng PHCTPBGDPL của Bộ, tổ chức kiểm tra công tác PBGDPL tại Phú Thọ, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An. Tổ chức hội nghị phổ biến văn bản QPPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số gồm 11 Hội nghị phổ biến ở cấp huyện; 4 lớp bồi dưỡng cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của ngành nông nghiệp và PTNT cấp tỉnh.
2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Các đơn vị thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn pháp luật chuyên ngành với số lượng tham gia tập huấn hàng trăm người tham gia ở các lĩnh vực như: thủy lợi, bảo vệ thực vật, thủy sản, chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, chương trình vệ sinh nước sạch môi trường nông thôn... Cụ thể: tổ chức 01 lớp phổ biến quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, tập huấn về công tác văn thư, lưu trữ cho cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ; Phổ biến Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, Luật Tố cáo số 03/2011/QH13; giới thiệu Luật xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, Pháp lệnh Pháp điển, Luật hợp tác xã năm 2013, Nghị định số 16/2013/NĐ-CP về rà soát văn bản; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012; Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 về quản lý thuốc BVTV; Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 01/3/2012 về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho đề án phát triển giống cây trồng, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020; tổ chức 02 lớp tập huấn cho các nhà máy đường miền Bắc và miền Trung, Tây nguyên về việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia "chất lượng mía nguyên liệu".
2.3. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
- Kinh phí dành cho các hoạt động của công tác TTPBPL được cấp muộn nên bị động khi triển khai thực hiện. Kinh phí đầu tư còn thấp nên hiệu quả của nhiều hoạt động TTPBPL còn chưa rõ rệt.
- Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác TTPBPL chưa đảm bảo về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực, trình độ và hoạt động kiêm nhiệm nên đã ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thực hiện.
- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở các đơn vị chưa được chú trọng, chưa tổ chức được những hội nghị tuyên truyền chuyên biệt, đặc trưng mà chủ yếu là tổ chức lồng ghép thông qua các hội nghị tập huấn, các lớp đào tạo, Hội nghị tổng kết, góp ý nên kết quả đạt được chưa cao.
- Sự tham gia, phối hợp hoạt động TTPBPL giữa Bộ và địa phương chưa phát huy hết hiệu quả, chế độ thông tin báo cáo chưa được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.
3. Công tác rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản QPPL 3.1. Kết quả rà soát
Nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản được coi là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức pháp chế, công việc này đi vào nền nếp. Kết quả của công tác rà soát phục vụ cho công tác xây dựng văn bản, pháp điển hóa văn bản QPPL. Bộ thường xuyên tổ chức rà soát văn bản theo chuyên đề, theo lĩnh vực như: thủy lợi, thú y, chăn nuôi, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm.
Trong năm 2013, Bộ đặt trọng tâm hoạt động rà soát văn bản là lĩnh vực thú y - chăn nuôi. Theo đó, hoạt động này đã được triển khai tuân thủ các bước rà soát văn bản: tập hợp, sắp xếp văn bản; xây dựng sơ đồ chuỗi quản lý; rà soát, đánh giá văn bản về tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp của văn bản;... từ đó, đề xuất với Bộ những văn bản cần sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; thay thế; ban hành mới.
Bộ đã ban hành Quyết định số 1279/QĐ-BNN-PC ngày 6 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch hợp nhất văn bản QPPL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức pháp chế tại các Tổng cục, Cục đã triển khai thực hiện kế hoạch này tại đơn vị.
- Tập hợp danh mục Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành trong năm 2013 là 55 văn bản.
- Bộ đã ban hành Kế hoạch pháp điển, hệ thống hóa văn bản QPPL về lĩnh vực nông nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
3.2.1. Hạn chế, bất cập
- Việc triển khai các hoạt động rà soát còn chậm. Nhiều đơn vị chưa chú trọng vào hoạt động này.
- Chất lượng rà soát chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Đối với một số hoạt động rà soát được quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo sát sao, chất lượng rà soát đạt hiệu quả. Tuy nhiên, đối với một số hoạt động rà soát khác, chất lượng chỉ mới dừng lại ở thống kê danh mục văn bản còn hiệu lực và hết hiệu lực.
3.2.2. Nguyên nhân
- Do hoạt động rà soát là một hoạt động khó, chiếm nhiều thời gian, đòi hỏi trình độ và năng lực của các cán bộ, công chức. Khối lượng công việc của các cán bộ công chức, đơn vị giải quyết các vấn đề sự vụ của đơn vị cũng nhiều nên không có nhiều thời gian tập trung cho hoạt động này.
4. Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 4.1. Công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền và kiểm tra khi nhận được yêu cầu, kiến nghị
- Tự kiểm tra 55 Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành trong năm 2013. Kết quả kiểm tra có 2 văn bản do Bộ ban hành có dấu hiệu trái pháp luật và đang trong quá trình đơn vị chủ trì soạn thảo tự kiểm tra, đề xuất hướng khắc phục.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được 05 thông báo của Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra văn bản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ban hành có dấu hiệu chưa phù hợp với pháp luật. Nhận được thông báo, Bộ đã tổ chức tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra gửi Cục Kiểm tra văn bản QPPL.
- Trong năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được và kiểm tra theo thẩm quyền 103 văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do cơ quan có thẩm quyền địa phương ban hành. Kết quả kiểm tra cho thấy có 09 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, chủ yếu quy định về ngày có hiệu lực, thể thức văn bản. Sau khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ Pháp chế đã tham mưu cho Bộ trưởng ban hành văn bản đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tại địa phương tự kiểm tra, xử lý văn bản và báo cáo Bộ theo quy định.
4.2. Đánh giá chung
- Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL về nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, đã đạt một số kết quả nhất định, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Việc kiểm tra, xử lý văn bản QPPL mới được tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại Vụ Pháp chế. Tuy nhiên, công tác này chưa được thực hiện thường xuyên tại các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc kiểm tra văn bản QPPL theo chuyên đề hoặc theo lĩnh vực, địa bàn chưa được thực hiện.
4.3. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
- Cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật mặc dù được đào tạo về luật, song vẫn còn hạn chế nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm tra văn bản; phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT rộng, nhiều lĩnh vực, cán bộ được đào tạo về chuyên ngành còn hạn chế, do đó việc phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền còn hạn chế.
- Công tác phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật có một số khó khăn sau:
+ Địa phương không gửi văn bản quy pháp pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn do địa phương ban hành hoặc có gửi nhưng không đầy đủ, không đúng quy định (chỉ gửi danh mục), do đó Vụ Pháp chế tự tìm kiếm văn bản của địa phương bằng cách khác (qua mạng thông tin điện tử, công báo địa phương);
+ Công tác xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật còn chưa triệt để. Đối với địa phương đã nhận được thông báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì địa phương có trách nhiệm tự kiểm tra, xử lý và báo cáo về Bộ NN và PTNT theo quy định, tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và PTNT thường không nhận được thông tin về kết quả xử lý văn bản trái pháp luật đã thông báo.
5. Công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật 5.1. Kết quả đạt được
- Vụ Pháp chế đã lập kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2013, trong đó lựa chọn 03 lĩnh vực quản lý của Bộ để theo dõi: về chăn nuôi - thú y, lâm nghiệp, thủy sản. Hoạt động này đã được thực hiện bằng hình thức thu nhận ý kiến phản hồi từ địa phương, từ doanh nghiệp, người dân; đi khảo sát thực tế, tổ chức hội thảo. Hiện nay, đang hoàn thiện Báo cáo Bộ đối với tình hình thực hiện các văn bản trong 03 lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, các đơn vị trong Bộ đã tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật bằng cách kết hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc các hoạt động khác của đơn vị. Từ hoạt động này giúp cho công tác xây dựng văn bản QPPL, công tác thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao hơn.
5.2. Đánh giá chung
- Nội dung kiểm tra thực hiện pháp luật trong năm 2013 của Vụ Pháp chế không dàn trải, chỉ tập trung theo dõi sâu vào 03 lĩnh vực để đưa ra những nhận định chính xác hơn về tình hình thi hành pháp luật.
- Việc theo dõi thi hành pháp luật sâu sát và toàn diện hơn thông qua việc kết hợp giữa phương pháp thu thập thông tin qua các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương với phương pháp điều tra, khảo sát và kiểm tra trên thực tế.
5.3. Một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân
Các quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP mang tính định hướng và chung chung.
Công tác theo dõi thi hành pháp luật chưa thực hiện độc lập, chủ yếu thông qua các đoàn thanh tra, kiểm tra. Phạm vi theo dõi hạn chế, chưa mở rộng kiểm tra được việc thi hành pháp luật trong tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của Tổng cục, Vụ, Cục thuộc Bộ.
Về bản chất, thi hành pháp luật có phạm vi rất rộng. Việc thi hành pháp luật là trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, việc xác định phạm vi theo dõi là không đơn giản, nhất là trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT là rất rộng thì việc xác định đúng vấn đề và đầu tư sâu cho việc theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật sẽ rất khó khăn.
Nhận thức về công tác theo dõi thi hành pháp luật còn hạn chế nên công tác theo dõi thi hành pháp luật chưa tạo được chuyển biến mạnh, mang tính đột phá. Vẫn còn có tình trạng lúng túng, thụ động, trông chờ vào chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên trong việc triển khai.
6. Về kiểm soát thủ tục hành chính Từ 1/7/2013 Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính được chuyển từ Văn phòng Bộ sang Vụ Pháp chế. Sau khi ổn định tổ chức, công tác này đang được triển khai thực hiện theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP và Nghị định 48/2013/NĐ-CP cũng như các văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ Tư pháp.
Duy trì góp ý, thẩm định văn bản QPPL quy định thủ tục hành chính; công bố thủ tục hành chính; đang hoàn thiện xây dựng website về kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ; tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính cho các cán bộ đầu mối về kiểm soát TTHC của các đơn vị thuộc Bộ.
- Báo cáo 890/BNN-BC-PC ngày 14/3/2013 gửi Chính phủ về kết quả đóng góp ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992.
- Báo cáo về kết quả đóng góp ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về dự thảo Luật Đất đai.
- Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
- Báo cáo về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp của Bộ; thống kê số liệu về công tác Bồi thường Nhà nước của Bộ gửi Bộ Tư pháp.
- Báo cáo số 3196/BNN-PC ngày 10/9/2013 sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
- Báo cáo số 2715/BNN-PC ngày 17/8/2013 tình hình triển khai thi hành luật, pháp lệnh.
- Báo cáo số 2337/BNN-PC ngày 15/7/2013 đánh giá tình hình tổ chức bộ máy và nhân lực làm công tác tư pháp, pháp chế.
- Báo cáo số 3702/BNN-PC ngày 15/10/2013 về xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Tham gia giải quyết một số vụ việc về khiếu nại, tố cáo theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Có ý kiến về mặt pháp lý giúp doanh nghiệp khi có yêu cầu.
- Kết quả của công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kiểm tra, xử lý văn bản và kiểm tra thực hiện pháp luật đã phục vụ tốt cho công tác xây dựng văn bản QPPL mới đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ.
- Công tác soạn thảo, thẩm định và trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ đã được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Luật ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 5/3/2009. Nhiệm vụ pháp chế của Bộ mang tính ổn định, triển khai toàn diện và đồng bộ, sự chỉ đạo mang tính linh hoạt theo kế hoạch đã đề ra.
- Có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng và Lãnh đạo Bộ phụ trách đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hàng tháng tại Hội nghị giao ban tháng của Bộ có kiểm điểm về tình hình triển khai thực hiện công tác xây dựng văn bản; ban hành kịp thời các công văn chỉ đạo; tăng cường kiểm tra, đôn đốc tổ chức thực hiện kế hoạch. Thủ trưởng các đơn vị của Bộ ngày càng quan tâm đến công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra thực hiện pháp luật.
- Trong quá trình triển khai thực hiện công tác pháp chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn nhận được sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; rà soát và kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
- Chú trọng đến công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế.
2. Một số khó khăn, tồn tại - Công tác pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cơ bản đã được triển khai toàn diện, kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã được chú trọng theo chương trình, kế hoạch.
- Trong công tác kiểm tra thực hiện pháp luật chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra thực hiện pháp luật riêng, nhưng các đơn vị đã có sáng kiến lồng ghép với việc kiểm tra các chuyên đề chuyên môn của mình để vẫn thực hiện việc kiểm tra chuyên môn và kiểm tra thực hiện pháp luật.
- Trong công tác phổ biến giáo dục Pháp luật: việc xây dựng và thông qua chương trình, kế hoạch còn chậm; chưa tổ chức triển khai phổ biến trên diện rộng một số văn bản mới được ban hành. Định mức kinh phí dành cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, xây dựng, kiểm tra văn bản thấp so với thực tế nên trong quá trình triển khai thực hiện rất khó khăn.
- Phần lớn đội ngũ công chức của Vụ Pháp chế còn trẻ, kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế. Công chức Vụ Pháp chế, thanh tra các Tổng cục và công chức Phòng Pháp chế, thanh tra các Cục phần lớn làm về thanh tra, chưa dành nhiều thời gian và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ pháp chế. Điều này gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất về công tác pháp chế.
III. CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2014 1. Công tác xây dựng văn bản - Tiếp tục xây dựng 03 dự án Luật gồm: Luật Thú y, Luật Thủy lợi, Luật Thủy sản sửa đổi. Triển khai xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật (ngay sau khi được Quốc hội thông qua).
- Tập trung hoàn thành chỉ tiêu đã đăng ký xây dựng văn bản theo chương trình làm việc của Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền.
2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - Kiện toàn Ban Điều hành Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016; Ban Chỉ đạo Tiểu Đề án 1.
- Tổ chức kiểm tra công tác TTPBPL nói chung, công tác thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016.
3. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL - Tập trung hoàn thành các hoạt động rà soát do Bộ giao và các Bộ, ngành khác yêu cầu đảm bảo chất lượng.
- Tiến hành rà soát các văn bản QPPL theo chuyên đề một số lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ: thủy lợi, trồng trọt - bảo vệ thực vật...
- Quyết định ban hành văn bản hết hiệu lực; thực hiện theo kế hoạch của Bộ về thực hiện Pháp lệnh Pháp điển hệ thống văn bản QPPL.
4. Công tác kiểm tra văn bản Tiếp tục triển khai Nghị định số 40/2010/NĐ-CP về công tác kiểm tra, xử lý văn bản; Thông tư số 72/2010/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2010 quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, các Bộ, ngành và địa phương, kịp thời pháp hiện và đề xuất xử lý đối với văn bản trái pháp luật.
5. Công tác kiểm tra thực hiện pháp luật - Tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật các lĩnh vực nông nghiệp.
- Tiếp tục theo dõi tiến độ ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực.
6. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính - Tổ chức thực hiện theo kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính sau khi được phê duyệt, đặc biệt chú trọng nâng cao nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính cho cán bộ kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ.
- Tổ chức triển khai các nghiệp vụ về công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP.
Để tạo điều kiện cho công tác pháp chế của Bộ hoạt động có hiệu quả hơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Tư pháp:
1. Phối hợp với tổ chức pháp chế Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc tổ chức các hoạt động kiểm tra văn bản chuyên đề tại địa phương.
2. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế ở các Bộ, ngành trong đó có cán bộ làm công tác pháp chế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Tư pháp, Tài chính hướng dẫn Nghị định số 55/2011/NĐ-CP trong đó quy định chế độ phụ cấp nghề đặc thù cho những người làm công tác pháp chế.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế năm 2013 và kế hoạch năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp./.
Nơi nhận: - Bộ Tư pháp; - Bộ trưởng (để b/c); - Lưu: VT, PC. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hà Công Tuấn |
Nghị định (03 văn bản)
1. Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 về tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư.
3. Nghị định số 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (04 văn bản)
1. Quyết định số 39/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 ban hành quy chế quản lý cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ.
2. Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 về việc hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.
3. Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
4. Quyết định số 11/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 về Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH (53 VĂN BẢN)
(Ban hành kèm theo Báo cáo số 3965/BC-BNN-PC ngày 06/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Thông tư số 50/2012/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2012 bãi bỏ QĐ 85/2008/QĐ-BNN ngày 6/8/2008, bãi bỏ một phần Thông tư 50/2010/TT-BNNPTNT ngày 30/8/2010, Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011.
2. Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 Hướng dẫn thực hiện nhiêm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Thông tư số 52/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT; Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT.
4. Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 Ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
5. Thông tư số 54/2012/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2010 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 và Thông tư số 22/2012/TT-BNNPTNT ngày 5/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/2/2012.
6. Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Thông tư số 56/2012/TT-BNNPTNT ngày 06/11/2012 quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất.
8. Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất cấm thuộc nhóm Beta - agonist trong chăn nuôi.
9. Thông tư số 58/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2012 ban hành danh mục bổ sung thuốc thú y, vắc xin chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
10. Thông tư số 59/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 quy định về quản lý sản xuất rau, quả và chè an toàn.
11. Thông tư số 60/2012/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2012 quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng.
12. Thông tư số 61/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2012 quy định giám sát an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch.
13. Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012 hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
14. Thông tư số 63/2012/TT-BNNPTNT ngày 14/12/2012 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.
15. Thông tư số 64/2012/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2012 Ban hành Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
16. Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2012 Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
17. Thông tư liên tịch số 66/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHCN ngày 28/12/2012 Hướng dẫn thực hiện một số điều Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 2/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm đặt hàng một số sản phẩm khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
18. Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/1/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011.
19. Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/1/2013 Quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối.
20. Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/1/2013 về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
21. Thông tư số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/1/2013 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.
22. Thông tư số 05/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu.
23. Thông tư số 06/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/1/2013 Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
24. Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/1/2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.
25. Thông tư số 08/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/1/2013 ban hành danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm thức ăn thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
26. Thông tư số 09/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/1/2013 Ban hành Danh mục sửa đổi, bổ sung sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
27. Thông tư số 10/2013/TT-BNNPTNT ngày 1/2/2013 Hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
28. Thông tư số 11/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/2/2013 Ban hành danh mục loài cây trồng được bảo hộ.
29. Thông tư số 12/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/2/2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kho chứa thóc và Cơ sở xay, xát thóc gạo.
30. Thông tư số 13/2013/TT-BNNPTNT ngày 6/2/2013 Quy định về Đăng kiểm viên tàu cá.
31. Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/2/2013 Quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
32. Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26/2/2013 Quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông.
33. Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 Hướng dẫn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
34. Thông tư số 18/2013/TT-BNNPTNT ngày 14/3/2013 Ban hành Danh mục bổ sung giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
35. Thông tư số 19/2013/TT-BNNPTNT ngày 15/3/2013 Hướng dẫn biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
36. Thông tư số 20/2013/TT-BNNPTNT ngày 27/3/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư Liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng.
37. Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT Ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.
38. Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 Quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất.
39. Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
40. Thông tư số 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 5 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và qui định chi tiết Điều 3 của Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản.
41. Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 5 năm 2013 về quản lý giống thủy sản.
42. Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BNNPTNT-BYT-BGDĐT ngày 31 tháng 5 năm 2013 Hướng dẫn phân công, phối hợp giữa ba ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giáo dục về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.
43. Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2013 Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
44. Thông tư số 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 6 năm 2013 Quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
45. Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 6 năm 2013 Hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng.
46. Thông tư số 31/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 6 năm 2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống.
47. Thông tư số 32/2013/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 6 năm 2013 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật.
48. Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2013 ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giống cây trồng.
49. Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn về bộ phận tham mưu; tiêu chuẩn, trang phục, thẻ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
50. Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 7 năm 2013 Quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến.
51. Thông tư số 37/2013/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 8 năm 2013 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam; ban hành Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
52. Thông tư số 39/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 8 năm 2013 Ban hành Danh mục bổ sung, sửa đổi thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
53. Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 về việc Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.