Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 1502/BTP-PBGDPL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Đỗ Xuân Lân |
Ngày ban hành: | 05/05/2017 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 05/05/2017 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1502/BTP-PBGDPL | Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2017 |
Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian qua, các địa phương đã quan tâm xây dựng, duy trì nhiều loại hình câu lạc bộ, trong đó có câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, câu lạc bộ nông dân với pháp luật...(gọi chung là câu lạc bộ pháp luật - CLBPL). Thông qua sinh hoạt CLBPL đã tạo diễn đàn để hội viên và người dân tham gia giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có hiệu quả. Qua hoạt động của CLBPL, các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, kịp thời, giúp hội viên và nhân dân trên địa bàn nâng cao hiểu biết pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại cộng đồng dân cư.
Qua theo dõi của Bộ Tư pháp cho thấy, thời gian đầu mới thành lập, nhiều CLBPL đã chú trọng tổ chức sinh hoạt định kỳ, phát huy vai trò trong công tác PBGDPL. Tuy nhiên sau đó lại không duy trì sinh hoạt đều đặn theo Điều lệ, Quy chế hoạt động; thiếu các giải pháp hỗ trợ để duy trì tính bền vững. Nội dung, hình thức sinh hoạt pháp luật còn đơn điệu, nặng về giới thiệu quy định pháp luật mà ít trao đổi, thảo luận các tình huống, vụ việc thực tế nảy sinh tại địa phương nên chưa thu hút được đông đảo hội viên và người dân tham gia, thậm chí ngày càng giảm sút dẫn đến nhiều CLBPL phải ngừng hoạt động. Thời gian, địa điểm sinh hoạt CLBPL còn mang tính hành chính, chưa huy động được các nhà chuyên môn tham gia sinh hoạt để tư vấn, định hướng, giải đáp các vướng mắc pháp lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của CLBPL. Vì vậy, việc thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật qua CLBPL ở nhiều nơi còn hạn chế, thiếu thường xuyên và hiệu quả chưa cao.
Để phát huy đầy đủ vai trò của CLBPL trong công tác PBGDPL tại cơ sở, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số hoạt động sau đây:
1. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; định hướng chủ đề, nội dung, hình thức sinh hoạt và theo dõi tình hình tổ chức và hoạt động của các CLBPL trên địa bàn gắn với triển khai thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy đầy đủ vai trò của CLBPL trong công tác PBGDPL.
2. Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo đổi mới nội dung sinh hoạt pháp luật, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, sát thực với nhu cầu, đời sống của hội viên, cán bộ và nhân dân ở cơ sở như: pháp luật dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, an toàn vệ sinh thực phẩm, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nội dung chính sách pháp luật mới được ban hành; kết hợp với việc phổ biến các chủ trương, chính sách của địa phương; lồng ghép với các vấn đề văn hóa, xã hội, giáo dục chính trị - tư tưởng có liên quan.
3. Đa dạng hóa hình thức sinh hoạt CLBPL; tăng cường tuyên truyền miệng kết hợp với đối thoại, giải đáp thắc mắc của người dân, giải tỏa những bức xúc mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. Tăng cường tổ chức thi tìm hiểu pháp luật (sân khấu hóa, hái hoa dân chủ, sáng tác tác phẩm văn hóa, văn nghệ có nội dung pháp luật...); xây dựng các tiểu phẩm văn hóa, văn nghệ (thơ, ca, hò, vè...) có nội dung pháp luật để biểu diễn; tổ chức các buổi giao lưu pháp luật với các loại hình câu lạc bộ khác và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Lồng ghép sinh hoạt CLBPL với tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho các đối tượng liên quan và gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống dân tộc tại địa phương.
4. Lựa chọn địa điểm và thời gian sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và người dân, chú trọng các địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng (nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng...); tại địa bàn dân cư, tăng cường phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức giao lưu, phổ biến pháp luật cho hội viên và nhân dân. Thời gian sinh hoạt CLBPL có thể vào buổi tối, sau thời gian làm việc, ngày lễ tết, gắn với sinh hoạt cộng đồng, họp thôn, tổ dân phố hoặc văn hóa, văn nghệ.
5. Tiếp tục khuyến khích, thu hút, huy động và tạo điều kiện để những người đã và đang công tác trong các cơ quan pháp luật (ngành tư pháp, tòa án, kiểm sát, công an, thanh tra, luật sư, luật gia...), báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tham gia sinh hoạt CLBPL để định hướng thảo luận, giải đáp vướng mắc pháp luật, tư vấn hỗ trợ người dân tháo gỡ qua các vụ việc, tình huống cụ thể. Có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để CLBPL hoạt động như: hỗ trợ tài liệu, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, kinh phí, hỗ trợ nước uống, chuẩn bị tài liệu sinh hoạt, cơ sở vật chất, địa điểm, phương tiện... Định kỳ tổ chức khảo sát, kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp vướng mắc và sơ kết, đánh giá tình hình hoạt động CLBPL để có giải pháp xử lý phù hợp.
6. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị giải pháp cụ thể trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động CLBPL tại địa phương và gửi về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 02/12/2017 (tổng hợp chung trong Báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2017 theo Quyết định số 2694/QĐ-BTP ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
Mọi thông tin chi tiết đề nghị liên hệ Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; địa chỉ 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội; số điện thoại 04.62739469 hoặc 0916496880 (đ/c Lê Nguyên Thảo); email: thaoln@moj.gov.vn) để được thông tin, giải đáp.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Bộ Tư pháp ban hành Công văn 1502/BTP-PBGDPL về việc hướng dẫn phát huy vai trò của câu lạc bộ pháp luật trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp |
Số hiệu: | 1502/BTP-PBGDPL |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 05/05/2017 |
Hiệu lực: | 05/05/2017 |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Đỗ Xuân Lân |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!