hieuluat

Quyết định 1458/QĐ-BTP sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:1458/QĐ-BTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Thành Long
    Ngày ban hành:27/06/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:27/06/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tư pháp-Hộ tịch
  • BỘ TƯ PHÁP

    ----------

    Số: 1458/QĐ-BTP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    -----------------

    Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2018

    QUYẾT ĐỊNH

    Ban hành Kế hoạch sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật hộ tịch

    -------------------

    BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

    Căn cứ Luật hộ tịch số 60/2014/QH13;

    Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;

    Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

    Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sơ kết 03 năm triển khai thi hànhLuật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 3.Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

    Nơi nhận:

    - Như Điều 3 (để thi hành);

    - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

    - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);

    - Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Tòa án nhân dân tối cao (để phối hợp);

    - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để chỉ đạo thực hiện);

    - Sở Tư pháp (để thực hiện);

    - Các Thứ trưởng (để biết);

    - Cổng thông tin của Bộ Tư pháp (để đăng tải);

    - Lưu: VT, HTQTCT(HT).

    BỘ TRƯỞNG

    đã ký

    Lê Thành Long

    KẾ HOẠCH

    Tổ chức sơ kết 3 năm triển khai thi hành Luật hộ tịch
    và các văn bản quy định chi tiết thi hành

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 1458/QĐ-BTP
    ngày 27 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

    Luật hộ tịch được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật
    hộ tịch; Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ.

    Để triển khai thi hành Luật hộ tịch, ngày 15/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch; ngày 14/02/2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 333/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch của Bộ Tư pháp. Đồng thời với việc triển khai thi hành Luật hộ tịch, nhằm thực hiện cam kết tại Hội nghị cấp Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đăng ký và thống kê hộ tịch, ngày 23/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có Quyết định số 660/QĐ-BTP ngày 11/5/2017 ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó xác định nhiều nhiệm vụ liên quan đến việc triển khai thi hành Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

    Thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 660/QĐ-BTP ngày 11/5/2017 của Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành, nội dung cụ thể như sau:

    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

    1. Mục đích

    - Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình, kết quả 03 năm triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành, kết hợp đánh giá kết quả triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

    - Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật; xác định nguyên nhân, đề xuất những giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân, cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch.

    - Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư số 15/2015/TT-BTP; đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT; xem xét, nghiên cứu quy định các vấn đề liên quan tại Nghị định quy định việc khai thác, sử dụng, chia sẻ thông tin, dữ liệu đăng ký hộ tịch (theo Kế hoạch sẽ được xây dựng trong năm 2019), bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

    2. Yêu cầu

    - Việc sơ kết cần thực hiện nghiêm túc, toàn diện tại Ủy ban nhân dân các cấp, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan; các Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện).

     - Nội dung sơ kết bảo đảm bám sát các quy định của Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành; phản ánh đúng tình hình thực tế và những yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai; kết quả sơ kết phải xây dựng thành Báo cáo tổng hợp chung.

    - Phân công nhiệm vụ hợp lý, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức sơ kết.

    II.NỘI DUNG, HÌNH THỨC SƠ KẾT

    1. Nội dung sơ kết

    1.1. Nội dung sơ kết của Ủy ban nhân dân các cấp

    a) Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành, bao gồm các hoạt động sau:

    Việc chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch;

    Việc tuyên truyền, phổ biến Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành;

    Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch; việc bố trí đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch;

     Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch; kết quả triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

    Việc áp dụng các quy định pháp luật hộ tịch và quy định pháp luật có liên quan trong quá trình giải quyết các thủ tục đăng ký hộ tịch; tình hình, kết quả giải quyết các việc hộ tịch (số liệu chi tiết theo từng loại việc hộ tịch, đặc biệt là việc tính tỉ lệ đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử); 

     Việc hướng dẫn, đôn đốc; việc thanh tra, kiểm tra  của cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên; việc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan đến hộ tịch (nếu có);

    Công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai thi hành Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành;

    Việc triển khai một số nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 có liên quan đến thực hiện Luật hộ tịch (điểm 1, 3, 4 mục III; điểm 1, 2 mục IV, mục V của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

    Những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành; đề xuất giải pháp, các nội dung có liên quan của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP cần sửa đổi, bổ sung.

    b) Đánh giá tình hình thực hiện liên thông thủ tục hành chính (TTHC) theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT/BTP-BCA-BYT

    (i) Việc tổ chức triển khai thực hiện; tình hình giải quyết liên thông TTHC trên địa bàn (công tác chỉ đạo triển khai của địa phương, quy trình giải quyết liên thông, số liệu giải quyết liên thông 2 TTHC, liên thông 3 TTHC; cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết liên thông TTHC...);

    (ii) Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai liên thông TTHC (vướng mắc do quy định pháp luật, vướng mắc do cơ chế phối hợp...);

    (iii) Những kiến nghị, đề xuất.

    1.2. Nội dung sơ kết của Bộ Tư pháp

    Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo về các nội dung:

    (i) Việc tuyên truyền, phổ biến Luật hộ tịch (biên soạn tài liệu, tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp với các nhóm đối tượng, địa bàn...)

    (ii) Tình hình xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc (việc triển khai Hệ thống thí điểm thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch, triển khai phần mềm đăng ký hộ tịch điện tử, kết nối cấp số định danh cá nhân cho trẻ em khi được đăng ký khai sinh; việc xây dựng, triển khai Dự án khả thi Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc...).

    (iii) Kết quả rà soát, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch.

    (iv) Công tác thống kê số liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BTP.

    (v) Việc triển khai một số nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 có liên quan đến thực hiện Luật hộ tịch (điểm 4, 5 mục II; điểm 2, 3 mục IV, mục V, mục VII của Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

    (vi) Tổng hợp xây dựng Báo cáo sơ kết toàn quốc.

    1.3. Nội dung sơ kết của một số Bộ, ngành có liên quan

    (i) Bộ Y tế thông tin, báo cáo về việc triển khai thi hành Luật hộ tịch liên quan đến việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc cấp giấy báo tử và biểu mẫu giấy báo tử; việc phối hợp triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT.

    (ii) Bộ Công an thông tin, báo cáo về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh; tình hình triển khai việc kết nối cấp số định danh cá nhân cho trẻ em; việc phối hợp triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT.

    (iii) Bộ Ngoại giao thông tin, báo cáo về tình hình đăng ký, quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện.

    (iv) Bộ Tài chính thông tin, báo cáo về việc ban hành và tình hình triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về phí, lệ phí hộ tịch.

    (v) Tòa án nhân dân tối cao thông tin về tình hình, kết quả thực hiện trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký hộ tịch trường hợp giải quyết việc thay đổi thông tin hộ tịch của cá nhân (ly hôn, xác định cha, mẹ, con, chấm dứt việc nuôi con nuôi, tuyên bố chết ...).

    (vi) Ủy ban dân tộc thông tin về tình hình, ảnh hưởng của phong tục, tập quán trong công tác đăng ký hộ tịch, đặc biệt là tại các địa phương, vùng, khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú; hướng dẫn việc xác định, cách ghi thành phần dân tộc khi đăng ký hộ tịch; tình hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ).

    2. Hình thức sơ kết

    2.1. Tổ chức Hội nghị sơ kết

    (i)  Hình thức

    -  Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc theo hình thức tập trung;

     - Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy theo tình hình, điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động quyết định về việc tổ chức/không tổ chức Hội nghị sơ kết của địa phương; trường hợp tổ chức Hội nghị sơ kết thì thực hiện xong trước ngày 30/09/2018.

    Thời gian, địa điểm

    - Hội nghị sơ kết toàn quốc dự kiến tổ chức trong Quý IV/2018.

    - Địa điểm: dự kiến tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

    Thành phần

    - Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo Bộ Tư pháp

    - Đại biểu các cơ quan, tổ chức ở Trung ương gồm:

    + Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban dân tộc của Chính phủ; Văn phòng Quốc hội (Vụ Pháp luật ); Văn phòng Chính phủ (Vụ Pháp luật ); Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; Bộ Y tế; Bộ Tài chính; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

     + Đại diện Lãnh đạo và 01 chuyên viên thuộc các đơn vị có liên quan của Bộ Tư pháp, gồm: Văn phòng Bộ, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Kế hoạch - Tài chính, Cục Con nuôi, Cục Công nghệ thông tin, Cục Công tác phía Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Học viện Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc.

    + Lãnh đạo, chuyên viên Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

    - Đại biểu địa phương gồm:

    + Đại biểu của tỉnh Quảng Ninh: Tòa án nhân dân tỉnh, đại diện Văn phòng UBND tỉnh; Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài chính; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Cục Thống kê; Lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo Phòng Hành chính tư pháp của Sở Tư pháp và đại diện lãnh đạo các Phòng Tư pháp trên địa bàn tỉnh.

    + Đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp, đại diện lãnh đạo Phòng Hành chính tư pháp, đại diện của 01 Phòng Tư pháp cấp huyện trên địa bàn 20 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Lâm Đồng.

    (iv) Nội dung

    Hội nghị sẽ nghe và thảo luận về:

    - Dự thảo Báo cáo sơ kết đánh giá kết quả triển khai thi hành Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT trên phạm vi toàn quốc.

    - Báo cáo tham luận của một số Bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

    - Báo cáo tham luận của Sở Tư pháp một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về kết quả triển khai thực hiện Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai; đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tăng cường hiệu quả.

    (Có Danh mục báo cáo tham luận trong Phụ lục kèm theo Kế hoạch).

    2.2. Tổng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết kết quả triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc

    Trên cơ sở Báo cáo sơ kết của các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết quả Hội nghị sơ kết toàn quốc, Bộ Tư pháp tổng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết toàn quốc kết quả triển khai thi hành Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYTđể báo cáo Chính phủ.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Bộ Tư pháp

    - Tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch;

    - Tổng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết toàn quốc kết quả triển khai thi hành Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT.

    - Tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc.

    + Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham mưu Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện Kế hoạch.

    + Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục Công nghệ thông tin, Cục
    Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Nhà xuất bản Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Học viện Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội và các Trường Trung cấp Luật căn cứ nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, phối hợp với Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực chỉnh lý, hoàn thiện B
    áo cáo sơ kết toàn quốc và thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.

    2. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ

    2.1. Đề nghị Bộ Ngoại giao hướng dẫn, chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xây dựng Báo cáo kết quả thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành tại Cơ quan đại diện gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp gửi Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo sơ kết toàn quốc.

    2.2.  Đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế hướng dẫn, chỉ đạo địa phương, các đơn vị chuyên môn có liên quan báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến nhiệm vụ triển khai thi hành Luật hộ tịch, thực hiện liên thông thủ tục hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành, đơn vị,  tổng hợp gửi Bộ Tư pháp xây dựng Báo cáo sơ kết toàn quốc.

    2.3. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan thực hiện việc thông tin báo cáo cho Bộ Tư pháp theo đúng nội dung nêu tại điểm 1.3, mục II của Kế hoạch này.

    3.Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch sơ kết trên địa bàn địa phương, có Báo cáo sơ kết gửi Bộ Tư pháp theo đúng nội dung và thời hạn để Bộ Tư pháp kịp thời tổng hợp, xây dựng Báo cáo Chính phủ.

    4. Thời điểm lấy số liệu và thời hạn gửi Báo cáo sơ kết

    - Số liệu phục vụ sơ kết được tính từ ngày 01/01/2016 (ngày Luật hộ tịch có hiệu lực thi hành) đến hết ngày 30/6/2018;riêng số liệu liên quan đến việc thực hiện liên thông thủ tục hành chính theo quy định của Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT được tính từ ngày 01/7/2015 (ngày Thông tư liên tịch có hiệu lực thi hành) đến hết ngày 30/6/2018.

    - Báo cáo sơ kết của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thông tin, báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có liên quan gửi về Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) trước ngày 01/10/2018; file điện tử đề nghị gửi trước theo địa chỉ email: hiennn@moj.gov.vn.

    5. Kinh phí

    - Kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch sơ kết, tổ chức Hội nghị sơ kết  (nếu có) ở các địa phương thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách.

    - Kinh phí tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách và kinh phí hỗ trợ ngoài ngân sách./.

    CƠ QUAN, ĐƠN VỊ XÂY DỰNG BÁO CÁO

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Số: ...../......

    ................, ngày      tháng      năm

    BÁO CÁO SƠ KẾT 3 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT HỘ TỊCH

    Phần thứ nhất

    TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT HỘ TỊCH VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH

    I. Kết quả công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành

    1. Việc chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch; công tác tuyên truyền, phổ biến Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành

    - Công tác chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch của địa phương (cần đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ của việc chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch, tính hiệu quả và thời hạn hoàn thành Kế hoạch);

    - Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành (cần đánh giá kèm theo số liệu cụ thể các hình thức tuyên truyền Luật hộ tịch có hiệu quả, số lượng Hội nghị/số lượt người tham gia; mức độ nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của người dân…);

    - Công tác đôn đốc, hướng dẫn trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, bao gồm cả các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch (số lượng công văn hướng dẫn nghiệp vụ của cấp tỉnh/cấp huyện, số lượng văn bản đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ của từng cấp gửi cấp trên …).

    2. Việc bố trí đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch các cấp

    - Thực trạng, năng lực của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch từ trước thời điểm triển khai thực hiện Luật hộ tịch đến nay.

    - Việc bố trí, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch tại cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch các cấp (cập nhật thông tin về: tổng số công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, tổng số công chức của Phòng Tư pháp - số công chức được giao nhiệm vụ làm công tác đăng ký hộ tịch cấp huyện, số lượng/tỷ lệ công chức của từng cấp chưa đạt trình độ chuyên môn theo quy định của Luật hộ tịch, số lượng/tỷ lệ công chức làm công tác hộ tịch phải kiêm nhiệm công tác khác, việc sử dụng biên chế công chức tư pháp – hộ tịch làm nhiệm vụ khác...).

    3. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch và kết quả triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

    - Thực trạng trang bị máy tính, kết nối mạng Internet, máy in phục vụ cho công tác đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch (trong đó có thống kê số lượng/tỷ lệ đơn vị được bố trí máy tính phục vụ riêng cho công tác đăng ký hộ tịch, số lượng/tỷ lệ các đơn vị được bảo đảm kết nối mạng Internet; số lượng/tỷ lệ số đơn vị cấp xã chưa có điện lưới, chưa có mạng Internet...);

    - Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, kết quả triển khai Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong đăng ký và quản lý hộ tịch (đã triển khai sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử chưa, đơn vị cung cấp, tính liên thông, kết nối giữa các đơn vị sử dụng, đặc biệt là với đơn vị quản lý cấp trên, hiệu quả và khả năng đáp ứng của phần mềm cho công tác quản lý...);

    - Đánh giá sự chuyển biến từ khi thực hiện Luật hộ tịch đến nay, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai và kế hoạch/giải pháp cho thời gian tới.

    4. Việc hướng dẫn, đôn đốc; việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên và việc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan đến hộ tịch (nếu có)

    - Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch cấp dưới (số đợt/đơn vị được thanh tra, kiểm tra hàng năm, kết quả thu được/sai phạm phát hiện/vấn đề vướng mắc, sai sót chủ yếu, việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra ….);

    - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực hộ tịch (nếu có, thống kê rõ số vụ, vấn đề có nhiều khiếu nại, tố cáo);

    5. Công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai thi hành Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành

    Đánh giá về công tác phối hợp liên ngành giữa cơ quan tư pháp với cơ quan công an, Tòa án nhân dân, y tế, giáo dục... trong việc triển khai thi hành Luật hộ tịch, các vướng mắc, khó khăn cả về thể chế và nhận thức trong quá trình thực hiện (cho ví dụ cụ thể về các trường hợp/vấn đề vướng mắc, khó khăn phát sinh trong thực tế).

    II. Tình hình, kết quả giải quyết các việc hộ tịch

    1. Kết quả giải quyết các việc hộ tịch (có số liệu cụ thể)

    2. Nhận xét tình hình giải quyết các việc hộ tịch

    3. Nhận xét, đánh giá việc áp dụng các quy định của Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành trong quá trình giải quyết các việc hộ tịch

    - Đánh giá về sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật hộ tịch với Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật con nuôi và các văn bản pháp luật có liên quan khác (nếu có).

    - Đánh giá về kết quả, thủ tục giải quyết các việc về hộ tịch, trong đó tập trung đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết các việc hộ tịch (những điểm hợp lý, khả thi, hiệu quả, những điểm vướng mắc, khó áp dụng trong thực tiễn; những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn mà chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch...).

    - Đánh giá việc đăng ký, phát hành, sử dụng các loại sổ, biểu mẫu hộ tịch, việc lưu trữ sổ hộ tịch tại các địa phương.

    - Kết quả giải quyết các thủ tục đăng ký hộ tịch: loại việc hộ tịch, số lượng, tỉ lệ đăng ký một số việc hộ tịch (khai sinh, khai tử).

    III. Tình hình thực hiện liên thông TTHC theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT/BTP-BCA-BYT

    1. Tình hình giải quyết liên thông TTHC trên địa bàn

    - Công tác chỉ đạo triển khai của địa phương.

    - Kết quả giải quyết yêu cầu đăng ký liên thông 3 TTHC (có số liệu cụ thể).

    - Cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết liên thông TTHC.

    2. Nhận xét, đánh giá tình hình triển khai liên thông TTHC

    Phần thứ hai

    NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT HỘ TỊCH VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH

    I. Những khó khăn, vướng mắc

    1. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện

    2. Khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành

    II. Nguyên nhân

    1. Nguyên nhân khách quan

    2. Nguyên nhân chủ quan

    Phần thứ ba.

    ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

    Trên cơ sở kết quả đánh giá nêu trên, nhất là về những tồn tại, hạn chế, cơ quan xây dựng báo cáo đề xuất định hướng sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, Thông tư số 15/2015/TT-BTP nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hộ tịch trong thời gian tới.

    Kiến nghị, đề xuất liên quan đến việc thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT/BTP-BCA-BYT.

    Những kiến nghị, đề xuất khác (nếu có).

    PHỤ LỤC BÁO CÁO THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ SƠ KẾT 3 NĂM TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT HỘ TỊCH

    STT

    Tên Báo cáo tham luận

    Cơ quan/đơn vị thực hiện

    I

    Nhóm báo cáo tham luận của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương

    1

    Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành, Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT  trên phạm vi toàn quốc

    Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp

    2

    Thực trạng đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch các cấp (đánh giá về tiêu chuẩn, việc bố trí, sử dụng, việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức này

    Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp

    3

    Tình hình, chất lượng báo cáo, thống kê số liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BTP

    Cục Kế hoạch tài chính – Bộ Tư pháp

    4

    Công tác phối hợp triển khai việc cấp số định danh cá nhân cho trẻ em giữa Bộ Công an và Bộ Tư pháp

    Cục C72 – Bộ Công an

    5

    Đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định của Luật hộ tịch, các văn bản quy định chi tiết thi hành, điểm mới, hiệu quả so với quy định phát luật trước Luật hộ tịch; các giải pháp đề xuất để hoàn thiện thể chế và tăng cường bảo đảm quyền đăng ký khai sinh của trẻ em

    Bộ Tư pháp

    6

    Việc thu thập thông tin sinh, tử, nguyên nhân tử vong và tình hình thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến triển khai thực hiện Luật hộ tịch theo Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch.

    Bộ Y tế

    II

    Báo cáo tham luận của Sở Tư pháp các tỉnh

    1

    Kết quả thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành trên địa bàn tỉnh/thành phố; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp.

    2

    Tình hình đăng ký hộ tịch cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài (đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con, giám hộ …)

    3

    Tác động của phong tục, tập quán tới công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung, đăng ký khai sinh cho trẻ em nói riêng.

    4

    Tình hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài; những vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp tháo gỡ

    5

    Thực tiễn giải quyết thủ tục đăng ký giám hộ, nhận cha, mẹ, con; triển khai đăng ký khai sinh, khai tử lưu động trên địa bàn

    6

    Một số vấn đề vướng mắc liên quan đến thủ tục thay đổi, bổ sung hộ tịch cho trẻ em được nhận làm con nuôi

    7

    Một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết thủ tục đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài

    8

    Tình hình ứng dụng CNTT trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch

    9

    Việc xác định tỷ lệ đăng ký khai sinh, khai tử, các giải pháp thúc đẩy, nâng cao tỉ lệ đăng ký hộ tịch

    10

    Thực tiễn giải quyết giải quyết thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch

    11

    Công tác phối hợp liên ngành trong việc thực hiện Luật hộ tịch, Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Hộ tịch của Quốc hội, số 60/2014/QH13
    Ban hành: 20/11/2014 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, số 80/2015/QH13
    Ban hành: 22/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 96/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
    Ban hành: 16/08/2017 Hiệu lực: 16/08/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Quyết định 59/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hộ tịch
    Ban hành: 15/01/2015 Hiệu lực: 15/01/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi
    Ban hành: 15/05/2015 Hiệu lực: 01/07/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
    Ban hành: 15/11/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Thông tư 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
    Ban hành: 16/11/2015 Hiệu lực: 02/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 04/2016/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành tư pháp
    Ban hành: 03/03/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 101/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024
    Ban hành: 23/01/2017 Hiệu lực: 23/01/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 660/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Quyết định 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024
    Ban hành: 11/05/2017 Hiệu lực: 11/05/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1458/QĐ-BTP sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tư pháp
    Số hiệu:1458/QĐ-BTP
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:27/06/2018
    Hiệu lực:27/06/2018
    Lĩnh vực:Tư pháp-Hộ tịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Lê Thành Long
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu (7)
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 1458/QĐ-BTP sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật Hộ tịch (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X