Cơ quan ban hành: | Toà án nhân dân tối cao | Số công báo: | 1177&1178-12/2020 |
Số hiệu: | 02/2020/TT-TANDTC | Ngày đăng công báo: | 22/12/2020 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/01/2021 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Số: 02/2020/TT-TANDTC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
___________________
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày 16 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định chi tiết trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao
a) Là đơn vị thường trực giúp việc cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao trong việc theo dõi, đôn đốc việc thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (sau đây viết tắt là Luật); là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
b) Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tham mưu đề xuất việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới đảm bảo phù hợp với quy định của Luật.
c) Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.
d) Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
2. Trách nhiệm của Học viện Tòa án
a) Xây dựng tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, giảng dạy về hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại đối với những người được tuyển chọn để bổ nhiệm Hòa giải viên.
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại đối với Hòa giải viên, Thẩm phán, công chức, viên chức và người lao động của Tòa án.
d) Tổ chức giảng dạy cho các đối tượng khác về hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao
a) Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hòa giải viên.
b) Theo dõi, quản lý, cập nhật danh sách Hòa giải viên.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
4. Trách nhiệm của Cục Kế hoạch - Tài chính Tòa án nhân dân tối cao
a) Tham mưu, giúp lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán, tổng hợp dự toán chi tiết kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí và sử dụng tài sản trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án của các Tòa án và đơn vị dự toán thuộc Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật về hòa giải, đối thoại tại Tòa án và pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
5. Trách nhiệm của Vụ Tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao
a) Tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác thống kê, tổng hợp, đánh giá, cung cấp số liệu thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
b) Xây dựng hệ thống Số nghiệp vụ, biểu mẫu thống kê, phần mềm quản lý hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án liên thông với các phần mềm có liên quan áp dụng thống nhất cho Tòa án các cấp.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn, tổ chức tập huấn về công tác thống kê, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ và sử dụng phần mềm trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
d) Định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin thống kê về hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
6. Các đơn vị khác thuộc Tòa án nhân dân tối cao căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động triển khai thi hành Luật hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 3. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
a) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách, xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm Hòa giải viên; cấp và thu hồi thẻ Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình theo quy định tại Thông tư số 04/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu hồi thẻ Hòa giải viên.
b) Phân công công chức, người lao động tại các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án mình thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Phân công Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại đối với mỗi vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.
d) Phân công Thẩm phán khác tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong trường hợp Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tại Tòa án không thể tham gia vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
đ) Phân công Thẩm phán xem xét ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
e) Trên cơ sở tài sản và kinh phí được Tòa án nhân dân tối cao phân bổ để giao kinh phí cho các đơn vị dự toán thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đúng quy định, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí; hướng dẫn sử dụng, kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản và kinh phí; bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình.
g) Tổ chức việc hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình.
h) Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức rút kinh nghiệm, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại cho Hòa giải viên làm việc tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình.
i) Đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Hòa giải viên làm việc tại Tòa án mình.
k) Xem xét, giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc buộc thôi làm Hòa giải viên đối với Hòa giải viên làm việc tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình.
l) Báo cáo về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án của Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình.
m) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức cùng cấp tại địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bằng các hình thức khác nhau.
n) Thực hiện và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ khác về hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình theo quy định.
2. Các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp Chánh án thực hiện những trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này và những trách nhiệm sau đây:
a) Lập dự toán, tổng hợp dự toán, quản lý kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình;
b) Chuẩn bị cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án, chi trả thù lao cho Hòa giải viên; thu, chi và quyết toán chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình;
c) Tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, xác định vụ việc đủ điều kiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
d) Giao, nhận hồ sơ vụ việc trong quá trình hòa giải, đối thoại và trong quá trình xem xét công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án;
đ) Quản lý, theo dõi vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
e) Quản lý, cập nhật danh sách Hòa giải viên, việc sử dụng thẻ của Hòa giải viên, kết quả giải quyết vụ việc của Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình;
g) Nắm bắt thông tin về trình độ, năng lực thực tiễn, nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn của Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân hai cấp thuộc tỉnh mình, báo cáo Tòa án nhân dân tối cao để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng;
h) Lưu trữ các giấy tờ, tài liệu trong quá trình hòa giải, đối thoại tại Tòa án và công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án;
i) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên tại Tòa án mình theo từng tháng;
k) Xây dựng báo cáo về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
1) Thực hiện nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án.
Điều 4. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
a) Những trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d, đ, g, i, m và n khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.
b) Tổ chức thực hiện việc tuyển chọn, tiếp nhận hồ sơ và lập danh sách những người đủ điều kiện để đề nghị Tòa án nhân dân cấp tình xem xét bổ nhiệm Hòa giải viên, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh khen thưởng hoặc xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên theo quy định tại Thông tư số 04/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu hồi thẻ Hòa giải viên.
c) Bố trí địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác để phục vụ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình.
d) Định kỳ hàng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức rút kinh nghiệm về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình; hỗ trợ việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Hòa giải viên.
đ) Báo cáo về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình theo yêu cầu của Tòa án cấp trên.
2. Các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp huyện tham mưu, giúp Chánh án thực hiện những trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này và những trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện những trách nhiệm quy định tại các điểm b, c, d, đ, h, i, k và 1 khoản 2 Điều 3 của Thông tư này;
b) Lập dự toán, quản lý tài sản, kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án của đơn vị;
c) Quản lý, cập nhật danh sách Hòa giải viên, việc sử dụng thẻ của Hòa giải viên, kết quả giải quyết vụ việc của Hòa giải viên tại Tòa án mình;
d) Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng, tập huấn của Hòa giải viên tại Tòa án mình, báo cáo Tòa án nhân dân cấp tình tổng hợp, báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 5. Trách nhiệm của Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại
1. Chỉ định Hòa giải viên thực hiện hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
2. Tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì báo cáo Chánh án để phân công Thẩm phán khác tham gia hoặc thông báo Hòa giải viên để hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
3. Xem xét công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án đối với những vụ việc mà mình tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc có lý do chính đáng mà không thể xem xét quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án đối với những vụ việc mà mình tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì báo cáo Chánh án để phân công một Thẩm phán khác xem xét quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án đối với vụ việc đó.
4. Hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên về chuyên môn, nghiệp vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
5. Giúp Chánh án trong việc thực hiện đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Hòa giải viên.
Điều 6. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện bố trí phòng làm việc của Hòa giải viên, phòng hòa giải, đối thoại và cơ sở vật chất khác phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án mình. Phòng làm việc của Hòa giải viên và phòng hòa giải, đối thoại được đặt tại trụ sở Tòa án.
2. Nguyên tắc bố trí phòng làm việc của Hòa giải viên
Bên ngoài cửa phòng lắp đặt biển hiệu có nội dung “Phòng làm việc của Hòa giải viên”.
3. Nguyên tắc bố trí Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án
a) Bên ngoài cửa phòng lắp đặt biển hiệu có nội dung “Phòng hòa giải, đối thoại”; niêm yết "Quy chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án" và danh sách Hòa giải viên.
b) Bàn ghế trong phòng được thiết kế theo kiểu dáng bàn, ghế văn phòng, tạo sự thân thiện, gần gũi, được bố trí trên cùng một mặt phẳng, sắp xếp vị trí ngồi của các bên tham gia hòa giải, đối thoại thể hiện sự bình đẳng và thống nhất theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
c) Các trang thiết bị, cách thức bố trí trong phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án, kích thước, màu sắc của biển hiệu phải thống nhất theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
d) Không được lắp hoặc sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình khi hòa giải, đối thoại. Trường hợp cần ghi âm, ghi hình buổi hòa giải, đối thoại phục vụ các công tác khác như báo cáo, truyền thông hoặc tập huấn trong hòa giải, đối thoại thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của các bên tham gia hòa giải, đối thoại.
Điều 7. Các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư
1. Biểu mẫu sử dụng trong quá trình hòa giải tại Tòa án
a) Mẫu số 01-HG: Thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên.
b) Mẫu số 02-HG: Thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên.
c) Mẫu số 03-HG: Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện/người yêu cầu về việc lựa chọn hòa giải, lựa chọn Hòa giải viên.
d) Mẫu số 04-HG: Thông báo về ý kiến của Hòa giải viên (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc).
đ) Mẫu số 05-HG: Thông báo về ý kiến của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc).
e) Mẫu số 06-HG: Quyết định chỉ định Hòa giải viên.
g) Mẫu số 07-HG: Thông báo về việc chuyển vụ việc sang hòa giải.
h) Mẫu số 08-HG: Giấy mời tham gia phiên hòa giải.
i) Mẫu số 09-HG: Giấy mời tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
k) Mẫu số 10-HG: Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
l) Mẫu số 11-HG: Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải.
2. Biểu mẫu sử dụng trong quá trình đối thoại tại Tòa án
a) Mẫu số 01-ĐT: Thông báo về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên.
b) Mẫu số 02-ĐT: Thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên.
c) Mẫu số 03-ĐT: Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện về việc lựa chọn đối thoại, lựa chọn Hòa giải viên.
d) Mẫu số 04-ĐT: Thông báo về ý kiến của Hòa giải viên (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện).
đ) Mẫu số 05-ĐT: Thông báo về ý kiến của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện).
e) Mẫu số 06-ĐT: Quyết định chỉ định Hòa giải viên.
g) Mẫu số 07-ĐT: Thông báo về việc chuyển vụ việc sang đối thoại.
h) Mẫu số 08-ĐT: Giấy mời tham gia phiên đối thoại.
i) Mẫu số 09-ĐT: Giấy mời tham gia phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại.
k) Mẫu số 10-ĐT: Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại.
l) Mẫu số 11-ĐT: Biên bản ghi nhận kết quả đối thoại.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
2. Trong quá trình thực hiện,nếu có vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để có hướng dẫn kịp thời. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư này do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định./.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
Mẫu số 01-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO
VỀ QUYỀN LỰA CHỌN HÒA GIẢI VÀ LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Kính gửi: (3) ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: (4) ……………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………. ; số fax: ………………………………..(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ………………………………………….. (nếu có).
Là Người khởi kiện/Người yêu cầu trong vụ việc: (5) …………………………………………....
Xét thấy vụ việc thuộc trường hợp hòa giải tại Tòa án.
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Tòa án nhân dân (6) ……………………………….. thông báo cho (7) ………………….. biết:
(8) …………………………….. có quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn 01 Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án (9) …………………………………………………
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, (10) ……………………. phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý hòa giải tại Tòa án và họ tên, địa chỉ của Hòa giải viên mà mình lựa chọn (nếu có việc lựa chọn Hòa giải viên) về địa chỉ …………………………… hoặc trả lời vào hòm thư điện tử …………………., hoặc số fax .......
Trường hợp (11) ……………………… trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Kèm theo Thông báo này là danh sách Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân(12) ………………….
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thi ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) , (6) và (12) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(7), (8), (10) và (11) Nếu là cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (3) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho ông, cho Bà biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (3).
(9) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo theo hướng dẫn tại điểm (2). Nếu Tòa án ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi thêm đoạn sau đây:
“hoặc Tòa án cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành hòa giải đối với vụ việc nêu trên. Trường hợp lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên thuộc Tòa án cấp huyện khác với Tòa án nơi tiến hành hòa giải thì phải có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”.
Mẫu số 02-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO LẦN THỨ 2 VỀ QUYỀN LỰA CHỌN HÒA GIẢI VÀ LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Kính gửi:(3) ……………………………………………………………
Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………………………….; số fax: …………………………(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………….. (nếu có).
Là người khởi kiện/người yêu cầu trong vụ việc:(5) ………………………………………….
Xét thấy vụ việc thuộc trường hợp hòa giải tại Tòa án.
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Tòa án nhân dân (6) ………………………………………….……….. thông báo lần thứ hai cho (7)
………………….. biết:
(8) …………………………….. có quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn 01 Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án (9) …………………………………………………
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, (10) ……………………. phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý hòa giải tại Tòa án và họ tên, địa chỉ của Hòa giải viên mà mình lựa chọn (nếu có việc lựa chọn Hòa giải viên) về địa chỉ …………………………… hoặc trả lời vào hòm thư điện tử …………………., hoặc số fax .......
Trường hợp (11) ……………………… trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Hết thời hạn nêu trên mà (12) …………………………. không trả lời thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục hòa giải theo quy định.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thi ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (6) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(7), (8), (10), (11) và (12) Nếu là cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (3) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho ông, cho Bà biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (3).
(9) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo theo hướng dẫn tại điểm (2). Nếu Tòa án ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi thêm đoạn sau đây:
“hoặc Tòa án cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành hòa giải đối với vụ việc nêu trên. Trường hợp lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên thuộc Tòa án cấp huyện khác với Tòa án nơi tiến hành hòa giải thì phải có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”.
Mẫu số 03-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN
GHI NHẬN Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN/NGƯỜI YÊU CẦU VỀ VIỆC LỰA CHỌN HÒA GIẢI, LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Hồi …… giờ …… phút ngày …. tháng …. năm …………………………………………………
Tại …………………………………………………………………………………………………….
Người ghi nhận ý kiến:(1) ……………………………………………………………………………. đã tiến hành ghi nhận ý kiến của(2) …………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………. Là người khởi kiện/người yêu cầu trong vụ việc(3) ………………………………………………………………….
Ý kiến của người khởi kiện /người yêu cầu như sau:
1. Lựa chọn hòa giải: Đồng ý □ Không đồng ý □
2. Lựa chọn Hòa giải viên: Có □ Không □
Hòa giải viên được lựa chọn: (4) ……………………….Địa chỉ ……………………………………
Thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án(5) ………………………………………………………
Biên bản này được lập thành hai bản, một bản giao cho người khởi kiện/ người yêu cầu và một bản lưu hồ sơ vụ việc. Biên bản đã được đọc lại cho người khởi kiện/người yêu cầu nghe và họ không có ý kiến gì khác.
NGƯỜI KHỞI KIỆN/ NGƯỜI YÊU CẦU | NGƯỜI GHI NHẬN Ý KIẾN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03-HG:
(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của người ghi nhận ý kiến và địa chỉ của Tòa án nơi ghi nhận ý kiến
(2) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người trình bày ý kiến.
(3) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(4) và (5) Ghi thông tin mục này khi người khởi kiện, người yêu cầu có sự lựa chọn Hòa giải viên.
Mẫu số 04-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
………., ngày ... tháng ... năm ..…...
THÔNG BÁO
VỀ Ý KIẾN CỦA HÒA GIẢI VIÊN
(Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc)
Kính gửi: | - Tòa án nhân dân(1) …………………………………………. |
Tôi tên là: ……………………………………………………………………………………………..
Là Hòa giải viên thuộc danh sách Hòa giải viên tại Tòa án (4) …………………………………..
Tôi được người khởi kiện/người yêu cầu lựa chọn để tiến hành hòa giải đối với vụ việc(5) ……………………..giữa(6) ………………………………và …………………. do Tòa án nhân dân(7) ………………………………… đang giải quyết.
Ý kiến của tôi như sau: Đồng ý □ Không đồng ý □
Vậy, tôi thông báo cho Tòa án nhân dân(8) …………………………………………, Tòa án nhân dân(9) ……………………………………………………………… và người khởi kiện/người yêu cầu trong vụ việc trên được biết.
HÒA GIẢI VIÊN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04-HG:
(1) (7) và (8) Ghi tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
(2) (4) và (9) Ghi tên Tòa án nhân dân nơi Hòa giải viên làm việc.
(3) Ghi tên người khởi kiện/người yêu cầu, nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thi tùy theo độ tuổi mà ghi ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(6) Ghi tên người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện như hướng dẫn tại điểm (3).
Mẫu số 05-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO
VỀ Ý KIẾN CỦA TÒA ÁN NƠI HÒA GIẢI VIÊN LÀM VIỆC
(Đối với trường hợp Hòa giải viên không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc)
Kính gửi: | - Tòa án nhân dân(3) ………………………………………….. |
Là Hòa giải viên thuộc danh sách Hòa giải viên tại Tòa án (5) ……………………………………..
Tòa án nhân dân(6) ………………………………………. nhận được ý kiến đồng ý làm Hòa giải viên của Ông/Bà(7) ………………………………………. đối với vụ việc giữa(9) ……………………….... và …………………………………………….. do Tòa án nhân dân(10) …………………………………… đang giải quyết theo Thông báo của Hòa giải viên ngày ……………………………………………..
Ý kiến của Tòa án nhân dân(11) …………………………………………….như sau:
Đồng ý □ Không đồng ý □
Tòa án nhân dân(12) ……………………………………….. thông báo cho Tòa án nhân dân(13) …………………………………………. và Hòa giải viên được biết.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thi ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) (5) (6) (11) và (12) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) (10) và (13) Ghi tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc như hướng dẫn tại điểm (2).
(4) và (7) Ghi họ tên Hòa giải viên được lựa chọn.
(8) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(9) Ghi tên và địa chỉ của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
Mẫu số 06-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/…./QĐ-CĐHGV | ………, ngày … tháng … năm ……… |
QUYẾT ĐỊNH
CHỈ ĐỊNH HÒA GIẢI VIÊN
TÒA ÁN NHÂN DÂN …………………………………………………… (3)
Căn cứ các điều 16, 17 và 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án(4);
Xét đơn khởi kiện/đơn yêu cầu ngày và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc (5) giữa: (6) …………………… và ………………………………………………………………………………….
Xét(7) …………………………………………………………………………………………………….
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chỉ định Ông/Bà ………………………………. thuộc danh sách Hòa giải viên tại Tòa án (8) …………………………………………… làm Hòa giải viên tiến hành hòa giải đối với vụ việc nêu trên.
2. Hòa giải viên có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
3. Hòa giải viên, các bên tham gia hòa giải chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký(9).
Nơi nhận: | THẨM PHÁN PHỤ TRÁCH |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra quyết định là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra quyết định là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra quyết định là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (3) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(4) Trường hợp thay đổi Hòa giải viên theo căn cứ quy định tại Điều 18 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì bổ sung thêm căn cứ Điều 18.
(5) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(6) Ghi tên và địa chỉ của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện; nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: “Kính gửi: Anh Trần Văn B”).
(7) Tùy từng trường hợp quy định tại Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án mà ghi cơ sở để ra quyết định chỉ định Hòa giải viên là “Xét lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện/người yêu cầu”, “Xét lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện/người yêu cầu và sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”, “Xét thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên của các bên”, “Xét việc người khởi kiện/người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên”. Nếu là quyết định thay đổi Hòa giải viên theo sự đề nghị của người bị kiện thì ghi “Xét đề nghị thay đổi Hòa giải viên của người bị kiện”.
(8) Ghi tên Tòa án nhân dân nơi Hòa giải viên làm việc theo hướng dẫn tại điểm (2)
(9) Trường hợp thay đổi Hòa giải viên thi ghi thêm cụm từ “và thay thế Quyết định số .... ngày ....”.
(10) Trường hợp thay đổi Hòa giải viên thì gửi quyết định cho Hòa giải viên được chỉ định và cho Hòa giải viên bị thay đổi.
Mẫu số 07-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC CHUYỂN VỤ VIỆC SANG HÒA GIẢI
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………………………………. (3)
Căn cứ vào các điều 16, 17 và 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Xét đơn khởi kiện/đơn yêu cầu ngày …………………….. và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc(4) ………………………………………………………………………. giữa:(5) ………………… và …………………………………………………………………………………………………………..
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(6) …………………………
THÔNG BÁO:
1. Tòa án nhân dân (7) ………………………………………. đã chuyển vụ việc vụ việc sang hòa giải.
2. Thông báo cho: (8) ………………………………………………………………………………….. biết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, người bị kiện phải trả lời cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý tiến hành hòa giải và Hòa giải viên đã được chỉ định. Người bị kiện có thể trả lời bằng văn bản về địa chỉ ……………………………….. hoặc trả lời vào hòm thư điện tử …………………………….., hoặc số fax ………………………….
Trường hợp người bị kiện trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Nơi nhận: | THẨM PHÁN PHỤ TRÁCH |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2), (3) và (7) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(4) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(5) và (6) Ghi tên và địa chỉ của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: “Kính gửi: Anh Trần Văn B”).
(8) Ghi tên người được gửi thông báo. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: “Kính gửi: Anh Trần Văn B”).
Mẫu số 08-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/20……/GM-HG | ………….., ngày …… tháng ….. năm 20…… |
GIẤY MỜI
THAM GIA PHIÊN HÒA GIẢI
Kính gửi:(3) …………………………………………………………………….
Địa chỉ:(4) …………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………..; số fax: ……………………………………………(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………….. (nếu có).
Tòa án nhân dân (5) …………………………kính mời Ông/Bà đúng .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm …………., có mặt tại (6) ………………. (địa chỉ…………) để tham gia hòa giải về việc (7) ……………………………… giữa:
Người khởi kiện/người yêu cầu: …………………………………………………………………….
Người bị kiện: …………………………….…………………………….…………………………….
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: …………………………….…………………………….
Nội dung khởi kiện/yêu cầu:(8)
1. …………………………….…………………………….…………………………….
2. …………………………….…………………………….…………………………….
Sự có mặt của Ông/Bà với thiện chí và nỗ lực sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp/yêu cầu nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên (9) ………………………, số điện thoại ……………………………. để được giải đáp./.
Nơi nhận: | HÒA GIẢI VIÊN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (5) Ghi tên Tòa án nhân dân gửi giấy mời, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành pho thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi rõ địa điểm, địa chỉ sẽ diễn ra phiên hòa giải.
(7) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(8) Ghi tóm tắt nội dung các yêu cầu của người khởi kiện/ người yêu cầu.
(9) Ghi tên Hòa giải viên được chỉ định hòa giải vụ việc.
Mẫu số 09-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/202O/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/20…../GM-HG | ………, ngày …… tháng ….. năm …… |
GIẤY MỜI
THAM GIA PHIÊN HỌP GHI NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI
Kính gửi:(3) …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: (4) …………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………….. ; số fax: ………………………………. (nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………… (nếu có).
Tòa án nhân dân (5) ………………… kính mời Ông/Bà đúng .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm ……….., có mặt tại Tòa án nhân dân ……………………………. (địa chỉ ………………………………………………….) để tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải về việc(6) …………………………….giữa:
Người khởi kiện/người yêu cầu: …………………………….……………………………………..
Người bị kiện: …………………………….…………………………….…………………………….
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: …………………………….…………………………….
Nội dung khởi kiện/yêu cầu: (7)
1. …………………………….…………………………….…………………………….
2. …………………………….…………………………….…………………………….
Sự có mặt của Ông/Bà với thiện chí và nỗ lực sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp/yêu cầu nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên (8) …………………….., số điện thoại ……………………………. để được giải đáp./.
Nơi nhận: | HÒA GIẢI VIÊN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 09-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (5) Ghi tên Tòa án nhân dân gửi giấy mời, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(7) Ghi tóm tắt nội dung các yêu cầu của người khởi kiện/ người yêu cầu.
(8) Ghi tên Hòa giải viên được chỉ định hòa giải vụ việc.
Mẫu số 10-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/20…./TB-HG | …………, ngày …… tháng ….. năm 20…… |
THÔNG BÁO
HOÃN PHIÊN HỌP GHI NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI
Kính gửi: (3) …………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:(4) …………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………. ; số fax: …………………………………………(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………….. (nếu có).
Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải gồm có:
- Hòa giải viên: …………………………………………………………………………………………..
- Người khởi kiện/người yêu cầu:(5) ………………………………………………………………….
Địa chỉ:(6) …………………………………………………………………………………………………
Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện/người yêu cầu:(7) …..……………………………..
Địa chỉ:(8) …………………………….…………………………….……………………………………..
- Người bị kiện: (9) ………………………………………………………
Địa chỉ: (10) …………………………….…………….…………………………………….
Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(11) …………………………….………………………
Địa chỉ:(12) …………………………….…………………………….…………………………….
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(13) …………………………….………………………
Địa chỉ:(14) …………………………….…………………………….………………………………..
Người đại diện hợp pháp của có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(15) …………………………….
Địa chỉ:(16) …………………………….…………………………….…………………………………
- Người phiên dịch:(17) …………………………….…………………………….……………………
Địa chỉ:(18) …………………………….…………………………….………………………………….
- Thẩm phán tham gia phiên họp:(19) …………………………….…………………………………..
Theo dự kiến, ngày ... tháng ... năm ..., phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải giữa (20) …………… và ……………………………. diễn ra tại Tòa án nhân dân ……………………. Tuy nhiên, xét thấy(21) …………………………….…………………………….…………………………….
Căn cứ (22) …………………………….…………………………….…………………………….
Hòa giải viên hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải nêu trên. Thời gian mở lại phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải sẽ được thông báo sau.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên qua số điện thoại ……………………………. để được giải đáp./.
Nơi nhận: | HÒA GIẢI VIÊN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 10-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(5), (6), (9), (10), (13), (14), (17) và (18) Ghi như hướng dẫn tại điểm (3) và điểm (4).
(7), (8), (11), (12), (15) và (16) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(19) Ghi tên Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
(20) Ghi tên người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện như hướng dẫn tại điểm (3).
(21) Ghi rõ lý do của việc hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (ví dụ: Xét thấy người bị kiện đã dược Hòa giải viên thông báo hợp lệ mà vắng mặt vì bị tai nạn lao động phải di cấp cứu tại bệnh viện,...).
(22) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Điều 29 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Mẫu số 11-HG (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
GHI NHẬN KẾT QUẢ HÒA GIẢI
Hôm nay, vào hồi.... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm 20...
Tại Tòa án nhân dân (3) …………………………………………………………………………….
I. Thành phần tham gia:
- Hòa giải viên: ………………………………………………………………………………………..
- Người khởi kiện/người yêu cầu:(4) ………………………………………………………………
Địa chỉ:(5) …………………………………………………………………………………………….
Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện/người yêu cầu: ………………………………
(6) …………...…………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:(7) ……………………………………………………………………………………………..
- Người bị kiện:(8) ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ:(9) ……………………………………………………………………………………………..
Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(10) …………………………………………………
Địa chỉ:(11) ……………………………………………………………………………………………
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(12) ……………………………………………………
Địa chỉ:(13) ……………………………………………………………………………………………
Người đại diện hợp pháp của có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(14) …………………………
Địa chỉ:(15) …………………………………………………………………………………………..
- Người phiên dịch:(16) …………………………………………………………………………….
Địa chỉ: (17) …………………………………………………………………………………………..
- Thẩm phán tham gia phiên họp:(18) ……………………………………………………………..
Đã tiến hành phiên hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp/yêu cầu (19) ………………………………………………………………………………………………..
II. Kết quả hòa giải:
Quá trình hòa giải tại Tòa án đã được tiến hành phù hợp và theo đúng quy định, trên tinh thần chủ động và tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên, không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Kết quả hòa giải cụ thể như sau:
2.1. Những nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất được:(20)
(1) ……………………………………………………………………………………………………..
(2) ……………………………………………………………………………………………………..
(3) ……………………………………………………………………………………………………..
2.2. Những nội dung các bên không thỏa thuận, thống nhất được:(21)
(1) ……………………………………………………………………………………………………..
(2) ……………………………………………………………………………………………………..
(3) ……………………………………………………………………………………………………..
III. Ý kiến của các bên về việc yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành
- Có yêu cầu □
- Không yêu cầu □
Biên bản kết thúc vào hồi .... giờ .... phút ngày .... tháng .... năm và được lập thành .... bản, mỗi bên giữ 01 bản, Tòa án nhân dân (22) ……………………… lưu 01 bản.
Các bên tham gia hòa giải | Thẩm phán tham gia phiên họp | Hòa giải viên |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 11-HG:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả hòa giải là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả hòa giải là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THANH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả hòa giải là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2), (3) và (22) Ghi tên Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả hòa giải, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(4) và (5) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B). Trường hợp hòa giải yêu cầu thuận tình ly hôn thì ghi tên và địa chỉ của cả vợ và chồng.
(6), (7), (10), (11), (14) và (15) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(8) và (9) Ghi như hướng dẫn tại (4) và (5), trừ trường hợp hòa giải yêu cầu thuận tình ly hôn thì không ghi nội dung này.
(12), (13), (16) và (17) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4) và điểm (5).
(18) Ghi tên Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
(19) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(20) Ghi cụ thể lần lượt những nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất được. Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải thì phải ghi rõ trong biên bản.
(21) Ghi cụ thể lần lượt những nội dung các bên không thỏa thuận, thống nhất được.
Mẫu số 01-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO
VÈ QUYỀN LỰA CHỌN ĐỐI THOẠI VÀ LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Kính gửi:(3) ………………………………………………………………………………
Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………..; số fax: …………………………….(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………. (nếu có).
Là người khởi kiện trong khiếu kiện:(5) …………………………….…………………………….
Xét thấy khiếu kiện thuộc trường hợp đối thoại tại Tòa án.
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Tòa án nhân dân(6) ……………………………. thông báo cho(7) ……………………. biết:
(8) ……………………… có quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn 01 Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án …………………………….……………………………. (9)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, (10) ……………………. phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý đối thoại tại Tòa án và họ tên, địa chỉ của Hòa giải viên mà mình lựa chọn (nếu có việc lựa chọn Hòa giải viên) về địa chỉ ……………………………. hoặc trả lời vào hòm thư điện tử ……………………………., hoặc số fax …………………………….
Trường hợp (11) ……………………………. trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Kèm theo Thông báo này là danh sách Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân(12) ……………
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2), (6) và (12) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(7), (8), (10) và (11) Nếu là cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (3) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho ông, cho Bà biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (3).
(9) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo theo hướng dẫn tại điểm (2). Nếu Tòa án ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi thêm đoạn sau đây: “hoặc Tòa án cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành đối thoại đối với vụ việc nêu trên. Trường hợp lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên thuộc Tòa án cấp huyện khác với Tòa án nơi tiến hành đối thoại thì phải có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”.
Mẫu số 02-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO LẦN THỨ 2
VỀ QUYỀN LỰA CHỌN ĐỐI THOẠI VÀ LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Kính gửi: (3) …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………..; số fax: …………………………….(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………. (nếu có).
Là người khởi kiện trong khiếu kiện:(5) …………………………….…………………………….
Xét thấy khiếu kiện thuộc trường hợp đối thoại tại Tòa án.
Căn cứ khoản 4 và khoản 5 Điều 16 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Tòa án nhân dân(6) ……………………………. thông báo cho(7) ……………………. biết:
(8) ……………………… có quyền lựa chọn đối thoại và lựa chọn 01 Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án …………………………….……………………………. (9)
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, (10) ……………………. phải trả lời bằng văn bản cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý đối thoại tại Tòa án và họ tên, địa chỉ của Hòa giải viên mà mình lựa chọn (nếu có việc lựa chọn Hòa giải viên) về địa chỉ ……………………………. hoặc trả lời vào hòm thư điện tử ……………………………., hoặc số fax …………………………….
Trường hợp (11) ……………………………. trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Hết thời hạn nêu trên mà (12) ………………………………….. không trả lời thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục đối thoại theo quy định.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (6) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(7), (8), (10), (11) và (12) Nếu là cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (3) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho ông, cho Bà biết); nêu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (3).
(9) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo theo hướng dẫn tại (2). Nếu Tòa án ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện thì ghi thêm đoạn sau đây: “hoặc Tòa án cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tiến hành đối thoại đối với vụ việc nêu trên. Trường hợp lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên thuộc Tòa án cấp huyện khác với Tòa án nơi tiến hành đối thoại thì phải có sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”.
Mẫu số 03-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN
GHI NHẬN Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHỞI KIỆN VỀ VIỆC LỰA CHỌN ĐỐI THOẠI, LỰA CHỌN HÒA GIẢI VIÊN
Hồi …….. giờ ……. phút ngày …… tháng ….. năm …………………………………………….
Tại …………………………………………………………………………………………………….
Người ghi nhận ý kiến:(1) ………………………………………………………………………….. đã tiến hành ghi nhận ý kiến của (2) ………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………..……………………………………….. Là người khởi kiện trong khiếu kiện(3) ………………………………………..
Ý kiến của người khởi kiện như sau:
1. Lựa chọn đối thoại: Đồng ý □ Không đồng ý □
2. Lựa chọn Hòa giải viên: Có □ Không □
Hòa giải viên được lựa chọn:(4) ……………………………………….. Địa chỉ ……………
………………………………..……………………………………………………………………..
Thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án(5) ………………………………………..
Biên bản này được lập thành hai bản, một bản giao cho người khởi kiện và một bản lưu hồ sơ khiếu kiện. Biên bản đã được đọc lại cho người khởi kiện nghe và họ không có ý kiến gì khác.
NGƯỜI KHỞI KIỆN | NGƯỜI GHI NHẬN Ý KIẾN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03-ĐT;
(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của người ghi nhận ý kiến và địa chỉ của Tòa án nơi ghi nhận ý kiến.
(2) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người trình bày ý kiến.
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(4) và (5) Ghi thông tin mục này khi người khởi kiện, người yêu cầu có sự lựa chọn Hòa giải viên.
Mẫu số 04-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………., ngày ... tháng ... năm ..…...
THÔNG BÁO
VỀ Ý KIẾN CỦA HÒA GIẢI VIÊN
(Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện)
Kính gửi: | - Tòa án nhân dân(1) ……………………………………………. |
Tôi tên là: ……………..…………………………………..……………………................
Là Hòa giải viên thuộc danh sách Hòa giải viên tại Tòa án(4) ……………..……………………
Tôi được người khởi kiện lựa chọn để tiến hành đối thoại đối với khiếu kiện(5) ………….……… giữa(6) ……………..……………………và ……………..…………………… do Tòa án nhân dân(7) ……………..…………………… đang giải quyết.
Ý kiến của tôi như sau: Đồng ý □ Không đồng ý □
Vậy, tôi thông báo cho Tòa án nhân dân(8) ……………..…………………… , Tòa án nhân dân(9) ……………..…………………… và người khởi kiện trong khiếu kiện trên được biết.
HOÀ GIẢI VIÊN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04-ĐT:
(1) (7) và (8) Ghi tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện.
(2) (4) và (9) Ghi tên Tòa án nhân dân nơi Hòa giải viên làm việc.
(3) Ghi tên người khởi kiện, nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(6) Ghi tên người khởi kiện, người bị kiện như hướng dẫn tại điểm (3).
Mẫu số 05-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO
VỀ Ý KIẾN CỦA TÒA ÁN NƠI HÒA GIẢI VIÊN LÀM VIỆC
(Đối với trường hợp Hòa giải viên không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện)
Kính gửi: | - Tòa án nhân dân(3) ……………..…………………………. |
Là Hòa giải viên thuộc danh sách Hòa giải viên tại Tòa án (5) ……………..……………………
Tòa án nhân dân(6) ……………..……………………nhận được ý kiến đồng ý làm Hòa giải viên của Ông/Bà(7) ……………..…………………… đối với khiếu kiện(8) ……………..…………………… giữa(9) ……………..……………………và ……………..…………………… do Tòa án nhân dân(10) ……………..…………………… đang giải quyết theo Thông báo của Hòa giải viên ngày …………
Ý kiến của Tòa án nhân dân (11) ……………..…………………… như sau:
Đồng ý □ Không đồng ý □
Tòa án nhân dân(12) ……………..…………………… thông báo cho Tòa án nhân dân(13) ……………..……………………và Hòa giải viên được biết.
Nơi nhận: | CHÁNH ÁN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) (5) (6) (11) và (12) Ghi tên Tòa án nhân dân nơi Hòa giải viên làm việc, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thi ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) (10) và (13) Ghi tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện như hướng dẫn tại điểm (2).
(4) và (7) Ghi họ tên Hòa giải viên được lựa chọn.
(8) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(9) Ghi tên và địa chỉ người khởi kiện, Người bị kiện nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
Mẫu số 06-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/...../QĐ-CĐHGV | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
QUYẾT ĐỊNH
CHỈ ĐỊNH HÒA GIẢI VIÊN
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………..……………………(3)
Căn cứ vào các điều 16, 17 và 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án(4);
Xét đơn khởi kiện ngày ……………..…………………… và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến khiếu kiện(5) ……………..…………………… giữa:(6) ……………..…………………… và ……………..……………………
Xét(7) ..........................……………..……………………
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chỉ định Ông/Bà ……………..……………………thuộc danh sách Hòa giải viên tại Tòa án(8) ……………..…………………… làm Hòa giải viên tiến hành đối thoại đối với khiếu kiện nêu trên.
2. Hòa giải viên có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
3. Hòa giải viên, các bên tham gia đối thoại chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký(9).
Nơi nhận: | THẨM PHÁN PHỤ TRÁCH HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra quyết định là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra quyết định là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THANH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra quyết định là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (3) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(4) Trường hợp thay đổi Hòa giải viên theo căn cứ quy định tại Điều 18 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì bổ sung thêm căn cứ Điều 18.
(5) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(6) Ghi tên và địa chỉ người khởi kiện, người bị kiện; nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: “Kính gửi: Anh Trần Văn B”).
(7) Tùy từng trường hợp quy định tại Điều 17 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án mà ghi cơ sở để ra quyết định chỉ định Hòa giải viên là “Xét lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện”, “Xét lựa chọn Hòa giải viên của người khởi kiện và sự đồng ý của Hòa giải viên được lựa chọn và Tòa án nơi Hòa giải viên đó làm việc”, “Xét thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên của các bên”, “Xét việc người khởi kiện không lựa chọn Hòa giải viên”. Nếu là quyết định thay đổi Hòa giải viên theo sự đề nghị của người bị kiện thì ghi “Xét đề nghị thay đổi Hòa giải viên của người bị kiện”.
(8) Ghi tên Tòa án nhân dân nơi Hòa giải viên làm việc theo hướng dẫn tại điểm (2).
(9) Trường hợp thay đổi Hòa giải viên thì ghi thêm cụm từ “và thay thế Quyết định số .... ngày....”.
(10) Trường hợp thay đổi Hòa giải viên thì gửi quyết định cho Hòa giải viên được chỉ định và cho Hòa giải viên bị thay đổi.
Mẫu số 07-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC CHUYỂN VỤ VIỆC SANG ĐỐI THOẠI
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………..……………………(3)
Căn cứ vào các điều 16, 17 và 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
Xét đơn khởi kiện ngày ……………..…………………… và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến khiếu kiện(4) ……………..…………………… giữa: (5) …...........…………..…………………… và ……………..……………………
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(6)……………..……………………
THÔNG BÁO:
1. Tòa án nhân dân (7) ……………..…………………… đã chuyển vụ việc sang đối thoại.
2. Thông báo cho:(8) ……………..…………………… biết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo này, người bị kiện phải trả lời cho Tòa án biết về việc đồng ý hoặc không đồng ý tiến hành đối thoại và Hòa giải viên đã được chỉ định. Người bị kiện có thể trả lời bằng văn bản về địa chỉ ……………..…………………… hoặc trả lời vào hòm thư điện tử ……………..……………………, hoặc số fax ……………..……....
Trường hợp người bị kiện trực tiếp đến Tòa án trình bày ý kiến thì Tòa án lập biên bản ghi nhận ý kiến.
Nơi nhận: | THẨM PHÁN PHỤ TRÁCH |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2), (3) và (7) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(4) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(5) và (6) Ghi tên và địa chỉ người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: “Kính gửi: Anh Trần Văn B”).
(8) Ghi tên người được gửi thông báo. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: “Kính gửi: Anh Trần Văn B”).
Mẫu số 08-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/20..../GM-ĐT | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
GIẤY MỜI
THAM GIA PHIÊN ĐỐI THOẠI
Kính gửi:(3) ………..……………………………..……………………………..……………………
Địa chỉ:(4) ………..……………………………..……………………………..……………………
Số điện thoại: ………..……………………; số fax: ………..……………………(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ………..……………………(nếu có).
Tòa án nhân dân (5) ………..……………………kính mời Ông/Bà đúng .... giờ .... phút, ngày ... tháng ... năm ........ , có mặt tại(6) ………..…………………… (địa chỉ ………..……………………)
để tham gia đối thoại về việc (7) ………..…………………… giữa:
Người khởi kiện: ………..……………………………..……………………………..………………
Người bị kiện: ………..……………………………..……………………………..…………………
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ………..……………………
Nội dung khởi kiện:(8)
1 ………..……………………………..……………………………..……………………
2 ………..……………………………..……………………………..……………………
Sự có mặt của Ông/Bà với thiện chí và nỗ lực sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên (9) ………..……………...., số điện thoại ………..……………………để được giải đáp./.
Nơi nhận: | HÒA GIẢI VIÊN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 08-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (5) Ghi tên Tòa án nhân dân gửi giấy mời, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi rõ địa điểm, địa chỉ sẽ diễn ra phiên đối thoại.
(7) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(8) Ghi tóm tắt nội dung các yêu cầu, khiếu kiện của người khởi kiện.
(9) Ghi tên Hòa giải viên được chỉ định đối thoại khiếu kiện.
Mẫu số 09-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/....../GM-ĐT | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
GIẤY MỜI
THAM GIA PHIÊN HỌP GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI
Kính gửi:(3)………..……………………………..……………………
Địa chỉ:(4) ………..……………………………..……………………………..……………………
Số điện thoại: ………..……………………; số fax: ………..……………………(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ………..……………………(nếu có).
Tòa án nhân dân (5) .............. kính mời Ông/Bà đúng .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm ......., có mặt tại Tòa án nhân dân ………..…………………… (địa chỉ ………..……………………) để tham gia phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại về việc (6) ………..……………………giữa:
Người khởi kiện: ………..……………………………..……………………
Người bị kiện: ………..……………………………..……………………....
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ………..……………………………..……………………
Nội dung khởi kiện: (7)
1 ………..……………………………..……………………………..……………………
2 ………..……………………………..……………………………..……………………
Sự có mặt của Ông/Bà với thiện chí và nỗ lực sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên (8) , số điện thoại để được giải đáp./.
Nơi nhận: | HÒA GIẢI VIÊN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 09-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (5) Ghi tên Tòa án nhân dân gửi giấy mời, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi quan hệ tranh chấp mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(7) Ghi tóm tắt nội dung các yêu cầu, khiếu kiện của người khởi kiện.
(8) Ghi tên Hòa giải viên được chỉ định đối thoại khiếu kiện.
Mẫu số 10-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/TB-TA | ………….., ngày …… tháng ….. năm ………… |
THÔNG BÁO
HOÃN PHIÊN HỌP GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI
Kính gửi:(3) ………………………..………………………………..………
Địa chỉ:(4) ………………………..………………………………..………………………………..
Số điện thoại: ………………………..……… ; số fax: ………………………..……… (nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ………………………..………(nếu có).
Thành phần tham gia phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại gồm có:
- Hòa giải viên: ………………………..………………………………..…………………………
- Người khởi kiện:(5) ………………………..………………………………..…………………..
Địa chỉ:(6) ………………………..………………………………..……………………………….
Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện:(7) ………………………..……………………
Địa chỉ:(8) ………………………..………………………………..………………………………..
- Người bị kiện:(9) ………………………..………………………………..………………………
Địa chỉ:(10) ………………………..………………………………..………………………………
Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(11) ………………………..…………………….
Địa chỉ:(12) ………………………..………………………………..………………………………
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(13) ………………………..…………………………..
Địa chỉ:(14) ………………………..………………………………..………………………………..
Người đại diện hợp pháp của có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(15) ………………………….
Địa chỉ:(16) ………………………..………………………………..………………………………..
- Người phiên dịch: (17) ………………………..………………………………..………………….
Địa chỉ: (18) ………………………..………………………………..………………………………
- Thẩm phán tham gia phiên họp: (19) ………………………..……………………………………
Theo dự kiến, ngày ... tháng ... năm ..., phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại giữa (20) ………………………..……… và …………….…………………..………diễn ra tại Tòa án nhân dân ………………………..………Tuy nhiên, xét thấy(21) ………………………..………
Căn cứ(22) ………………………..………………………………..………………………………..……
Hòa giải viên hoãn phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại nêu trên. Thời gian mở lại phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại sẽ được thông báo sau.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên qua số điện thoại ………………………..……… để được giải đáp./.
Nơi nhận: | HÒA GIẢI VIÊN |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 10-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ra thông báo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) Ghi tên Tòa án nhân dân ra thông báo, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(5), (6), (9), (10), (13), (14), (17) và (18) Ghi như hướng dẫn tại điểm (3) và điểm (4).
(7), (8), (11), (12), (15) và (16) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(19) Ghi tên Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại.
(20) Ghi tên người khởi kiện, người bị kiện như hướng dẫn tại điểm (3).
(21) Ghi rõ lý do của việc hoãn phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (ví dụ: Xét thấy người bị kiện đã được Hòa giải viên thông báo hợp lệ mà vắng mặt vì bị tai nạn lao động phải đi cấp cứu tại bệnh viện,...).
(22) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Điều 29 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Mẫu số 11-ĐT (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2020/TT-TANDTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI
Hôm nay, vào hồi.... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm …………..
Tại Tòa án nhân dân(3) ………………………..………………………………..………
I. Thành phần tham gia:
- Hòa giải viên: ………………………..………………………………..………………………..
- Người khởi kiện:(4) ………………………..………………………………..………………….
Địa chỉ:(5) ………………………..………………………………..………………………………
Người đại diện hợp pháp của người khởi kiện:(6) ………………………..……………………
Địa chỉ:(7) ………………………..………………………………..………………………………..
- Người bị kiện:(8) ………………………..………………………………..……………………..
Địa chỉ:(9) ………………………..………………………………..…………………………………
Người đại diện hợp pháp của người bị kiện:(10) ………………………..……………………..
Địa chỉ:(11) ………………………..………………………………..………………………………
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(12) ………………………..……………………….
Địa chỉ:(13) ………………………..………………………………..……………………………..
Người đại diện hợp pháp của có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(14) ………………………
Địa chỉ:(15) ………………………..………………………………..…………………………….
- Người phiên dịch:(16) ………………………..………………………………..……………….
Địa chỉ:(17) ………………………..………………………………..……………………………
- Thẩm phán tham gia phiên họp:(18) ………………………..……………………………….
Đã tiến hành phiên đối thoại để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết khiếu kiện(19) ………………………………..
II. Kết quả đối thoại:
Quá trình đối thoại tại Tòa án đã được tiến hành phù hợp và theo đúng quy định, trên tinh thần chủ động và tự nguyện của các bên. Kết quả đối thoại cụ thể như sau:
2.1. Những nội dung các bên đã thống nhất được:(20)
(1) ………………………..………………………………..………………………………..………
………………………..………………………………..………………………………..………
(2) ………………………..………………………………..………………………………..………
………………………..………………………………..………………………………..………
(3) ………………………..………………………………..………………………………..………
………………………..………………………………..………………………………..………
2.2. Những nội dung các bên không thống nhất được:(21)
(1) ………………………..………………………………..………………………………..………
………………………..………………………………..………………………………..………
(2) ………………………..………………………………..………………………………..………
………………………..………………………………..………………………………..………
(3) ………………………..………………………………..………………………………..………
………………………..………………………………..………………………………..………
III. Ý kiến của các bên về việc yêu cầu Tòa án công nhận kết quả đối thoại thành
- Có yêu cầu □
- Không yêu cầu □
Biên bản kết thúc vào hồi .... giờ .... phút ngày … tháng … năm …… và được lập thành .... bản, mỗi bên giữ 01 bản, Tòa án nhân dân (22) ……………………….. lưu 01 bản.
Các bên tham gia đối thoại
| Thẩm phán tham gia phiên họp
| Hòa giải viên |
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 11-ĐT:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả đối thoại là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả đối thoại là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả đối thoại là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2), (3) và (22) Ghi tên Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả đối thoại, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thi ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(4) và (5) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6), (7), (10), (11), (14) và (15) Chi ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại... là người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại... là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(8), (9), (12), (13), (16) và (17) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4) và điểm (5).
(18) Ghi tên Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên họp ghi nhận kết quả đối thoại.
(19) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện đề nghị giải quyết.
(20) Ghi cụ thể lần lượt những nội dung các bên đã thống nhất được. Trường hợp nội dung thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên đối thoại thì phải được ghi rõ trong biên bản.
(21) Ghi cụ thể lần lượt những nội dung các bên không thống nhất được.
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản được hướng dẫn |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
Thông tư 02/2020/TT-TANDTC trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án
In lược đồCơ quan ban hành: | Toà án nhân dân tối cao |
Số hiệu: | 02/2020/TT-TANDTC |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 |
Hiệu lực: | 01/01/2021 |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
Ngày công báo: | 22/12/2020 |
Số công báo: | 1177&1178-12/2020 |
Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |