Cơ quan ban hành: | Bộ Công an | Số công báo: | 225-226 |
Số hiệu: | 03/VBHN-BCA | Ngày đăng công báo: | 25/02/2014 |
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất | Người ký: | Trần Đại Quang |
Ngày ban hành: | 10/02/2014 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
BỘ CÔNG AN Số: 03/VBHN-BCA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2014 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM
Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCA-BNG ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2012.
Căn cứ Luật Cư trú số 81/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú;
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thủ tục giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (dưới đây viết tắt là CDVNĐCNN) đăng ký thường trú tại Việt Nam như sau[1]:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Thông tư này áp dụng đối với CDVNĐCNN mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (dưới đây gọi chung là hộ chiếu nước ngoài) về Việt Nam đăng ký thường trú.
2. CDVNĐCNN không có hộ chiếu nước ngoài, nếu có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp thì cũng được áp dụng theo Thông tư này.
3. CDVNĐCNN có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng được giải quyết đăng ký thường trú tại Việt Nam theo quy định tại tiết b, điểm 1, Mục II Thông tư số 06/2007/TT-BCA-C11 ngày 01 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công an.
4. Những trường hợp sau đây không thuộc diện đối tượng áp dụng theo Thông tư này:
- Người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam. Trường hợp muốn xin thường trú tại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Người thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000.
II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHO CDVNĐCNN VỀ VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ
A. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ VỀ VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ ĐƯỢC LẬP THÀNH 02 BỘ, MỖI BỘ GỒM:
1. Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu);
2. Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
3. Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam:
- Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
- Giấy chứng minh nhân dân;
- Hộ chiếu Việt Nam;
- Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;
- Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.
4. 03 ảnh mới chụp cỡ 4 x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (02 tấm dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời);
5. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:
5.1. Đối với người đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Bản sao một trong những giấy tờ sau đây chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu) như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở; Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.
5.2. Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân:
- Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);
- Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú;
- Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu).
6. CDVNĐCNN xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nêu trên trong hồ sơ còn phải có một trong giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú):
6.1. Đối với CDVNĐCNN có chỗ ở hợp pháp phải có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên:
- Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú;
- Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian đăng ký tạm trú.
6.2. Đối với CDVNĐCNN được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;
- Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
- Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;
Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.
6.3. Giấy tờ chứng minh CDVNĐCNN trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.
7. Đối với CDVNĐCNN đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo, thì hồ sơ phải có ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo đó đồng ý cho người đó đăng ký thường trú, kèm theo giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo, và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo.
B. NƠI NỘP HỒ SƠ VÀ LỆ PHÍ
1. CDVNĐCNN đề nghị về Việt Nam thường trú nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan sau:
- Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ đang cư trú;
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.
2. Người được giải quyết về Việt Nam thường trú phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
C. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀ NGƯỜI XIN VỀ VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ
1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm:
- Hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị về Việt Nam thường trú. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải gửi 01 bộ hồ sơ (bản chính) kèm theo ý kiến nhận xét về Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (được về Việt Nam thường trú hoặc lý do không được về Việt Nam thường trú), cơ quan đại diện Việt Nam phải thông báo bằng văn bản kết quả cho người đề nghị về thường trú;
- Cấp giấy thông hành hồi hương cho người được phép về Việt Nam thường trú. Giấy thông hành hồi hương được cấp cho từng người, có giá trị 12 tháng, kể từ ngày cấp và không được gia hạn.
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm:
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (nhận ở trong nước hay do cơ quan đại diện Việt Nam chuyển về), phải hoàn thành việc xem xét, giải quyết cho CDVNĐCNN về Việt Nam thường trú;
- Thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đại diện Việt Nam và cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao (nếu nộp hồ sơ ở nước ngoài); Công an tỉnh, cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao và thân nhân của người xin về Việt Nam thường trú (nếu nộp hồ sơ ở trong nước). Trường hợp người xin thường trú đang tạm trú tại Việt Nam, thì văn bản thông báo kết quả đồng ý giải quyết cho thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh gửi cho thân nhân của người xin thường trú là giấy tờ có giá trị thay giấy thông hành hồi hương;
- Quá trình xem xét giải quyết, kể cả sau khi CDVNĐCNN đã đăng ký thường trú tại Việt Nam, nếu phát hiện có hành vi gian dối để được cấp giấy thông hành hồi hương, thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thẩm tra lại, tùy tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hoặc chuyển cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật Việt Nam.
3. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến nhận xét, đề xuất về Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho CDVNĐCNN về Việt Nam làm thủ tục đăng ký thường trú.
4. Trách nhiệm của CDVNĐCNN xin về Việt Nam thường trú:
- Khai đúng sự thật về lai lịch, quá trình hoạt động và mục đích xin về Việt Nam thường trú;
- Người được giải quyết về Việt Nam thường trú phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính;
- Nộp hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Thông tư này;
- Người được giải quyết về Việt Nam thường trú cần liên hệ với cơ quan đại diện Việt Nam để nhận giấy thông hành hồi hương trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi về nước phải liên hệ ngay với Công an tỉnh, thành phố nơi xin về thường trú để làm thủ tục đăng ký thường trú theo quy định;
- Trường hợp CDVNĐCNN để quá 12 tháng mới đến nhận giấy thông hành hồi hương hoặc chưa làm thủ tục đăng ký thường trú (với trường hợp nộp hồ sơ ở trong nước), thì phải làm thủ tục như sau:
+ Trường hợp quá thời hạn nói trên nhưng chưa quá 24 tháng, thì phải nộp 02 đơn đề nghị được nhận giấy thông hành hồi hương (theo mẫu) và 02 ảnh 4 x 6 cm mới chụp;
+ Trường hợp quá thời hạn 24 tháng trở lên, thì phải làm lại hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú như thủ tục lần đầu.
- CDVNĐCNN đã đăng ký thường trú tại Việt Nam, nếu có nhu cầu xuất nhập cảnh Việt Nam, thì phải làm thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu Việt Nam để sử dụng như với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, không được sử dụng hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp để xuất nhập cảnh Việt Nam.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN[2]
1.[3] Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (Mẫu TT01).
2. Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Thông tư này.
3. Cục Lãnh sự có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện Thông tư này.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế các văn bản sau:
- Thông tư liên tịch số 06/TT-LT ngày 29 tháng 01 năm 1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Quyết định số 875/TTg ngày 21 tháng 11 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết cho CDVNĐCNN hồi hương về Việt Nam;
- Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BCA-BNG ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/TT-LT ngày 29 tháng 01 năm 1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và Bộ Ngoại giao./.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
Mẫu TT 01[4]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN ĐỀ NGHỊ |
Ảnh
|
1- Họ và tên trong hộ chiếu/giấy tờ do nước ngoài cấp:
Họ và tên Việt Nam: ………………………. 2- Giới tính: Nam □ Nữ □
3- Ngày, tháng, năm sinh: ……………...….. 4- Nơi sinh:
5- Địa chỉ thường trú ở nước ngoài:
Điện thoại: …………………… Fax: ………………… E-mail:
6- Quốc tịch nước ngoài (nếu có):
7- Hộ chiếu/giấy tờ do nước ngoài cấp:
- Số: …...................................……….. ngày cấp: ………./…....…/
- Cơ quan cấp: …………..........................………. có giá trị đến ngày: …../……/
8- Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:
9- Nghề nghiệp hiện nay:
10- Tóm tắt quá trình sinh sống và làm việc ở nước ngoài; nơi và địa chỉ làm việc:
11- Trình độ:
- Học vấn (bằng cấp, học vị):
- Chuyên môn kỹ thuật (ngành, bậc):
12- Tôn giáo:
13- Tổ chức chính trị đã, đang tham gia (mục đích, lý do, thời gian tham gia):
14- Địa chỉ thường trú ở Việt Nam trước khi ra nước ngoài định cư (nếu có):
15- Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của cha, mẹ, vợ, chồng, con:
16- Lý do, mục đích đề nghị về Việt Nam thường trú:
17- Địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú tại Việt Nam:
18- Giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú (theo quy định tại điểm 5, khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG):
19- Trường hợp đề nghị về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (theo quy định tại điểm 6, khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG):
20- Trường hợp đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo thì phải kèm theo các giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam (quy định tại điểm 7 khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG):
21- Trẻ em dưới 14 tuổi cùng về thường trú (họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với bản thân):
Ảnh
| Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật. Làm tại..........., ngày... tháng... năm 201... Người làm đơn (ký, ghi rõ họ tên)
|
_______________________
Ghi chú: (1) Kèm theo 03 ảnh mới chụp cỡ 4 x 6 cm phông nền trắng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, hai ảnh dán vào 02 bộ hồ sơ, 01 ảnh để rời. Trường hợp trẻ em khai cùng trong đơn thì dán ảnh vào góc bên trái dưới đơn, ghi rõ họ tên phía sau ảnh.
[1] Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCA-BNG sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2012 có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Căn cứ Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
Bộ Công an và Bộ Ngoại giao thống nhất như sau:”
[2] Điều 3 của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCA-BNG sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.”
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 2 của Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCA-BNG sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2012.
[4] Mẫu này ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCA-BNG sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2012.
Văn hợp nhất