hieuluat

Nghị định về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh du lịch

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:37-HĐBTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày ban hành:28/01/1992Hết hiệu lực:05/01/1994
    Áp dụng:28/01/1992Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • NGHị địNH

    CủA HộI đồNG Bộ TRưởNG Số 37-HĐBT NGàY 28-1-1992

    Về VIệC BAN HàNH QUY CHế QUảN Lý KINH DOANH DU LịCH

     

    HộI đồNG Bộ TRưởNG

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

    Để thống nhất và tăng cường hiệu lực quản lý kinh doanh du lịch trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khuyến khích phát triển du lịch và khai thác có hiệu quả, hợp lý các tài nguyên du lịch; bảo đảm quyền lợi chính đáng và nghĩa vụ của người kinh doanh du lịch.

    NGHị địNH:

     

    Điều 1 - Nay ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế quản lý kinh doanh du lịch.

     

    Điều 2 - Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Các Quy định trước đây của Hội đồng Bộ trưởng, của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và Tổng cục Du lịch (cũ) về quản lý kinh doanh du lịch trái với quy chế kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.

     

    Điều 3 - Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch quy định chi tiết thi hành quy chế kèm theo Nghị định này.

     

    Điều 4 - Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiểu Nghị định thi hành.

     

    QUY CHế
    QUảN Lý KINH DOANH DU LịCH

    (Ban hanh kèm theo Nghị định số: 37-HĐBT ngày 28 tháng 1 năm 1992

    của Hội đồng Bộ trưởng)

     

    CHươNG I
    NHữNG QUY địNH CHUNG

     

    Điều 1. - Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và tổ chức kinh tế Việt Nam có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định trong bản Quy chế này được phép thành lập doanh nghiệp du lịch.

    Các tổ chức liên doanh hợp tác đầu tư với nước ngoài và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam về kinh doanh du lịch thực hiện theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

     

    Điều 2. - Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. "Khách du lịch quốc tế" là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến và lưu lại qua đêm ở Việt Nam; công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

    "Khách du lịch nội địa" là công dân Việt Nam rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình, có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm của các tổ chức kinh doanh du lịch trong phạm vi lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    2. "Kinh doanh du lịch" là việc thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ du lịch nhằm mục đích sinh lợi.

    3. Các dịch vụ du lịch bao gồm :

    - Xây dựng và bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc theo yêu cầu của khách; làm đại lý bán các chương trình du lịch.

    - Các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch.

    - Dịch vụ vận chuyển khách du lịch.

    - Dịch vụ hướng dẫn tham quan, phiên dịch, cung cấp thông tin cho khách du lịch.

    - Các dịch vụ khác cho khách du lịch được pháp luật cho phép.

     

    Điều 3. - Những hoạt động và hành vi kinh doanh du lịch vi phạm tới an ninh và lợi ích kinh tế của đất nước, trật tự an toàn xã hội đều coi là vi phạm quy chế về kinh doanh du lịch và bị xử lý theo pháp luật.

     

    CHươNG II
    CấP GIấY PHéP THàNH LậP DOANH NGHIệP DU LịCH

     

    Điều 4. - Tổ chức và cá nhân có đủ các điều kiện dưới đây sẽ được xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch:

    1. Có mục tiêu, ngành nghề kinh doanh rõ ràng, có phương án kinh doanh và trụ sở giao dịch chính.

    2. Có đủ vốn pháp định.

    3. Có cơ sở vật chất - kỹ thuật và nhân viên am hiểu nghiệp vụ, có năng lực hành nghề theo quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.

     

    Điều 5. - Tổ chức và cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp du lịch phải làm hồ sơ xin phép gửi đến các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7.

    Hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp du lịch gồm:

    1. Đơn xin phép thành lập doanh nghiệp du lịch.

    2. Điều lệ tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp du lịch.

    3. Các bản kê khai về vốn được cơ quan tài chính hoặc ngân hàng xác nhận; kê khai về cơ sở vật chất kỹ thuật, danh sách nhân viên.

    Các hồ sơ trên lập theo mẫu quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.

     

    Điều 6. - Trong thời gian sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời đương sự về việc cấp hoặc không cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch.

     

    Điều 7. - Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch:

    1. Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền xét cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp du lịch Nhà nước theo Nghị định số 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng.

    2. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xét cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp du lịch tư nhân và Công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn theo Luật doanh nghiệp tư nhân và luật Công ty sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Thương mại và Du lịch.

     

    Điều 8

    1. Khi thay đổi mục tiêu, ngành nghề và nội dung kinh doanh ghi trong giấy phép, chủ doanh nghiệp phải làm lại hồ sơ gửi đến cơ quan cấp giấy phép; cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    2. Khi giải thể doanh nghiệp du lịch Nhà nước phải thực hiện đúng Nghị định số 388-HĐBT ngày 20-11-1991 và các Quyết định số 315-HĐBT ngày 1-9-1990 và số 330-HĐBT ngày 23-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng; khi giải thế các Công ty kinh doanh du lịch và doanh nghiệp du lịch tư nhân phải thực hiện theo đúng Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân.

    3. Khi tạm ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép.

     

    Điều 9. - Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh với cơ quan Trọng tài kinh tế Nhà nước và thông báo với các cơ quan hữu quan khác theo quy định hiện hành.

     

    Điều 10. - Việc đặt Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh ở ngoài tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương nơi có trụ sở chính, chủ doanh nghiệp phải:

    - Xin phép Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đặt chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện, đăng ký và thông báo với các cơ quan hữu quan tại địa phương đó.

    - Thông báo bằng băn bản cho cơ quan cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phép đặt Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh.

     

    Điều 11. - Những tổ chức và cá nhân đã có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng chưa đủ điều kiện xin thành lập doanh nghiệp du lịch nếu muốn làm dịch vụ du lịch phải được các doanh nghiệp du lịch ký hợp đồng làm đại lý và phải chấp hành các quy định của Quy chế này.

     

    Điều 12. - Tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm:

    1. Kinh doanh đúng nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp.

    2. Chấp hành và phổ biến, hướng dẫn khách du lịch chấp hành các quy định của Nhà nước về bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá.

    3. Việc xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật để kinh doanh du lịch, phải phù hợp với các dự án quy hoạch phát triển du lịch.

    4. Chấp hành Pháp lệnh kế toán - thống kê, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo luật định; nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.

    5. Chấp hành các quy định, tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng khách sạn và các cơ sở tiếp nhận và phục vụ du lịch khác của Bộ Thương mại và Du lịch.

    6. Bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của khách du lịch.

    7. Gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Thương mại và Du lịch.

    CHươNG III
    KINH DOANH DU LịCH QUốC Tế

     

    Điều 13. - Tổ chức và cá nhân đủ điều kiện thành lập kinh doanh du lịch theo quy định tại Điều 4, nếu có thêm các điều kiện dưới đây sẽ được xét cấp giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế:

    1. Có thị trường du lịch quốc tế ổn định và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu du lịch của khách nước ngoài.

    2. Có đủ đội ngũ nhân viên quản lý và nhân viên nghiệp vụ được đào tạo qua các trường, lớp chính quy về du lịch.

    Căn cứ các điều kiện trên, Bộ Thương mại và Du lịch quy định những tiêu chuẩn cụ thể.

     

    Điều 14. - Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch xét cấp giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế cho các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện sau khi đã trao đổi ý kiến với các cơ quan hữu quan.

     

    Điều 15. - Giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế có giá trị 3 năm. Hết thời hạn trên, nếu tổ chức kinh doanh du lịch có yêu cầu thì xin phép gia hạn thêm. Thời hạn gia hạn mỗi lần không quá hai năm.

     

    Điều 16. - Tổ chức và cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế có trách nhiệm quản lý các đoàn khách du lịch nước ngoài đến mua chương trình của mình từ khi nhập cảnh tới khi xuất cảnh Việt Nam và quản lý các đoàn khách từ Việt Nam đi du lịch nước ngoài theo chương trình du lịch đã bán. Khách nước ngoài đi lẻ xin vào Việt Nam với thị thực du lịch hoặc thị thực quá cảnh du lịch cũng áp dụng theo quy định này.

    Khách nước ngoài vào Việt Nam với các loại thị thực khác, nếu mua chương trình du lịch của một tổ chức kinh doanh du lịch quốc tế của Việt Nam thì tổ chức này có trách nhiệm quản lý khách theo chương trình du lịch đã bán.

     

    Điều 17. - Đối với các hợp đồng liên doanh, hợp tác đầu tư với nước ngoài và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam về kinh doanh du lịch và khách sạn tại Việt Nam, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thống nhất ý kiến với Bộ Thương mại và Du lịch trước khi cấp giấy phép đầu tư.

     

    Điều 18. - Tổ chức kinh doanh du lịch muốn đặt đại diện ở nước ngoài phải có đủ các điều kiện:

    1. Là tổ chức kinh doanh du lịch đã được Bộ Thương mại và Du lịch cấp giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế.

    2. Có vốn ngoại tệ theo các quy định hiện hành.

    3. Được tổ chức có thẩm quyền nước sở tại chấp thuận.

    Thủ tục xét cho phép đặt Đại diện du lịch ở nước ngoài thực hiện theo Nghị định số 283-HĐBT ngày 8-8-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

    Việc đặt Văn phòng đại diện du lịch nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 382-HĐBT ngày 5-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.

     

    CHươNG IV
    KIểM TRA Và Xử Lý VI PHạM

     

    Điều 19.- Bộ Thương mại và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về hoạt động kinh doanh du lịch theo đúng pháp luật và quy chế này, nhưng không cản trở hoạt động kinh doanh du lịch bình thường. Chủ doanh nghiệp du lịch phải chấp hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng và nhân viên kiểm tra làm nhiệm vụ.

     

    Điều 20. - Xử lý vi phạm:

    1. Chủ doanh nghiệp du lịch nếu vi phạm các quy định của quy chế này thì tuỳ mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật.

    2. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch và giấy phép kinh doanh du lịch quốc tế không đúng quy định, hoặc dung túng, bao che những hành vi vi phạm các quy định tại quy chế này thì tuỳ mức độ vi phạm và hậu quả sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy tố trước pháp luật.

     

    CHươNG V
    ĐIềU KHOảN THI HàNH

     

    Điều 21. - Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

    Chậm nhất là 45 ngày sau ngày ban hành Quy chế này, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn và quy định chi tiết để thực hiện.

     

    Điều 22. - Các tổ chức và cá nhân đang kinh doanh du lịch, trong 60 ngày kể từ ngày ban hành quy chế này phải đăng ký lại để được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp du lịch mới theo sự hướng dẫn của Bộ Thương mại và Du lịch. Ai không đăng ký lại mà vẫn kinh doanh du lịch là kinh doanh trái phép.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 283-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cơ quan đại diện kinh tế thương mại Việt Nam ở nước ngoài
    Ban hành: 08/08/1990 Hiệu lực: 08/08/1990 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 382-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Quy chế đặt và hoạt động của Văn phòng đại diện thường trú các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Ban hành: 05/11/1990 Hiệu lực: 05/11/1990 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 388-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 20/11/1991 Hiệu lực: 20/11/1991 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 9-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch
    Ban hành: 05/02/1994 Hiệu lực: 05/01/1994 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    05
    Thông tư 04-TMDL/DL của Bộ Thương mại và Du lịch về việc hướng dẫn thi hành quy chế quản lý kinh doanh du lịch được ban hành kèm theo Nghị định 37-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng
    Ban hành: 23/04/1992 Hiệu lực: 08/05/1992 Tình trạng: Không còn phù hợp
    Văn bản hướng dẫn
    06
    Nghị định 156-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 388-HĐBT ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
    Ban hành: 07/05/1992 Hiệu lực: 07/05/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Chỉ thị 9-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh việc mời khách nước ngoài và nghiêm cấm làm "dịch vụ VISA"
    Ban hành: 09/01/1993 Hiệu lực: 09/01/1993 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản thay thế (01)
    Nghị định 9-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch
    Ban hành: 05/02/1994 Hiệu lực: 05/01/1994 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị định về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh du lịch

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Hội đồng Bộ trưởng
    Số hiệu:37-HĐBT
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:28/01/1992
    Hiệu lực:28/01/1992
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày hết hiệu lực:05/01/1994
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Nghị định về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh du lịch (.zip)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X