hieuluat

Quyết định 1528/QĐ-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:1528/QĐ-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Đức Đam
    Ngày ban hành:01/08/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/08/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 1528/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016
     
    QUYẾT ĐỊNH
    ----------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
    Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
    Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
    Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    1. Vị trí, quy mô, giới hạn ranh giới khu du lịch
    Khu DLQG Hồ Hòa Bình thuộc địa bàn thành phố Hòa Bình (xã Thái Thịnh và các phường: Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh) và 4 huyện: Đà Bắc (gồm các xã: Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương và Toàn Sơn), Cao Phong (gồm các xã: Bình Thanh và Thung Nai), Tân Lạc (gồm các xã: Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa), Mai Châu (gồm các xã: Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng và Ba Khan).
    Diện tích vùng lõi tập trung phát triển Khu du lịch quốc gia là 1.200 ha (không bao gồm diện tích mặt nước).
    2. Quan điểm phát triển
    a) Phát triển du lịch phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hồ Hòa Bình, nhà máy thủy điện Hòa Bình, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái và lợi ích của các bên liên quan; bảo đảm an ninh, quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai, góp phần xóa đói giảm nghèo.
    b) Tập trung khai thác lợi thế mặt nước hồ, cảnh quan, hệ sinh thái, văn hóa Mường để phát triển Khu DLQG Hồ Hòa Bình bền vững theo hướng xanh, sạch, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mường, tạo nên sự khác biệt, đặc trưng về sản phẩm du lịch góp phần tạo dựng thương hiệu của khu du lịch.
    c) Phát triển Khu DLQG Hồ Hòa Bình trong không gian kết nối với các tiềm năng du lịch quan trọng khác của tỉnh Hòa Bình; đồng thời chú trọng, tăng cường liên kết với các khu, điểm du lịch quốc gia khác trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ để hình thành các tuyến du lịch liên hoàn, góp phần khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch của địa phương.
    d) Đẩy mạnh xã hội hóa; tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    3. Mục tiêu phát triển
    a) Mục tiêu chung
    Đến năm 2020, Khu du lịch Hồ Hòa Bình cơ bản đáp ứng các tiêu chí và trở thành Khu DLQG. Đến năm 2030, Khu DLQG Hồ Hòa Bình trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là một trong 12 Khu DLQG trọng tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ.
    b) Mục tiêu cụ thể
    - Chỉ tiêu về khách du lịch: Năm 2020 đón khoảng 630.000 lượt khách, trong đó khoảng 30.000 lượt khách quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1.600.000 lượt khách, trong đó khoảng 90.000 lượt khách quốc tế.
    - Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Năm 2020 đạt khoảng 200 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 1.800 tỷ đồng.
    - Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 900 lao động, trong đó khoảng 300 lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động với khoảng 1.300 lao động trực tiếp.
    4. Các định hướng phát triển chủ yếu
    a) Phát triển thị trường khách du lịch
    - Tập trung khai thác thị trường khách nội địa đến từ Thủ đô Hà Nội, và các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và khách nội tỉnh; trong đó tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa - tâm linh và du lịch sinh thái.
    - Ưu tiên củng cố và phát triển các thị trường khách du lịch quốc tế truyền thống, gồm: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc; đẩy mạnh thu hút thị trường khách từ các nước Tây Âu khác, Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Nga và các quốc gia Đông Âu khác; trong đó tập trung vào phân khúc thị trường khách du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa.
    b) Phát triển sản phẩm du lịch
    - Các sản phẩm du lịch chính được ưu tiên phát triển gồm:
    + Du lịch sinh thái: tham quan hệ sinh thái hồ; nghỉ dưỡng sinh thái trên hồ, trên đảo; du thuyền ngắm cảnh quan trên hồ;
    + Du lịch lịch sử - văn hóa: tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa dân tộc Mường; lễ hội đền Bờ; tìm hiểu, trải nghiệm lối sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Bản Mỗ, Bản Ké, Bản Tiện, Bản Đá Bia, Bản Trụ…; tham quan công trình nhà máy thủy điện Hòa Bình.
    - Các sản phẩm du lịch bổ trợ:
    + Hoạt động thể thao, vui chơi giải trí nước: Chèo thuyền, ca nô, mô tô nước, lướt ván, chèo thuyền kay-ak, đạp xe trên mặt nước, câu cá...;
    + Thể thao mạo hiểm gắn với địa hình: Xe đạp, mô tô và ô tô địa hình, leo núi, khám phá hang động, dù lượn, khinh khí cầu...;
    + Du lịch thương mại, công vụ; trải nghiệm các hoạt động du lịch dịch vụ về đêm như: chợ đêm du lịch, phố đi bộ văn hóa du lịch...;
    + Du lịch tìm hiểu, khám phá thiên nhiên: Tham quan, trải nghiệm sinh thái và giáo dục môi trường tại các khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, Thượng Tiến, Hang Kia - Pà Cò, Ngọc Sơn - Ngổ Luông;
    + Du lịch gắn với các sự kiện, lễ hội văn hóa truyền thống: du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch tín ngưỡng - tâm linh gắn với lễ hội Đền Bờ, lễ hội Khai Hạ - Mường Bi, lễ hội Chiêng Mường, lễ hội Xên Mường, lễ hội Cầu Mưa...;
    + Du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn gắn với mua sắm tại các chợ truyền thống, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản đặc trưng của địa phương, như: Cam Cao Phong; Bưởi, Mía tím Tân Lạc, Tỏi tím, Khoai nương Mai Châu; măng, gạo nương... và các sản phẩm thủ công truyền thống.
    c) Tổ chức không gian phát triển du lịch
    - Tổ chức không gian phát triển du lịch trên nguyên tắc: Khai thác hợp lý lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên cả trên bờ và không gian mặt nước hồ; hình thành mối liên hệ giữa các khu, phân khu và các điểm du lịch; tạo không gian kiến trúc, cảnh quan hấp dẫn; hạn chế tối đa sử dụng đất nông nghiệp và không gây ô nhiễm nước hồ; tránh di chuyển dân cư; giảm thiểu sự tác động đến cảnh quan môi trường, đời sống, hoạt động sản xuất của người dân.
    - Tập trung phát triển vùng lõi Khu DLQG với các phân khu du lịch:
    + Phân khu Ngòi Hoa (huyện Tân Lạc): là phân khu trung tâm của Khu DLQG Hồ Hòa Bình; ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí tổng hợp.
    + Phân khu Thung Nai (huyện Cao Phong): phát triển các dịch vụ gắn với cảng du lịch đầu mối.
    + Phân khu Thái Bình (thuộc bờ Nam sông Đà, thành phố Hòa Bình): phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái hồ, các dịch vụ gắn với cảng du lịch Ba Cấp.
    + Phân khu Thái Thịnh (thuộc bờ Bắc sông Đà, thành phố Hòa Bình): phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái hồ, các dịch vụ gắn với cảng du lịch Bích Hạ.
    + Phân khu Hiền Lương (huyện Đà Bắc): phát triển làng du lịch nổi, du lịch sinh thái hồ kết hợp nuôi trồng thủy sản.
    + Phân khu đảo Sung (huyện Đà Bắc): phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
    + Phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa (huyện Cao Phong và huyện Đà Bắc): phát triển du lịch thể thao, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng.
    - Khuyến khích phát triển các điểm du lịch phụ trợ để đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho Khu DLQG, gồm: Điểm du lịch sinh thái và khám phá thiên nhiên Tiền Phong, khu bảo tồn tự nhiên Pu Canh (huyện Đà Bắc), đảo Ngọc (huyện Cao Phong); các điểm du lịch cộng đồng tại Bản Mỗ, Bản Tiện, Bản Ké, Bản Trụ…; các điểm du lịch ven sông Đà (thành phố Hòa Bình)...
    d) Phát triển các tuyến du lịch chủ yếu
    - Tuyến du lịch nội khu:
    + Tuyến du lịch trên mặt hồ xuất phát từ các cảng du lịch: Thung Nai, Bích Hạ, Ba Cấp, Phúc Sạn và bến thuyền Hiền Lương kết nối đến các khu, điểm du lịch trong lòng hồ Hòa Bình: Đền Bờ, Đảo Ngọc, động Hoa Tiên, động Thác Bờ, vịnh Ngòi Hoa, vịnh Hiền Lương, đảo Sung...
    + Tuyến du lịch khám phá (đi bộ hoặc bằng xe đạp, xe mô tô), gồm: tuyến Vầy Nưa - Pu Canh; tuyến Xóm Điêng - Núi Biều; tuyến thành phố Hòa Bình - Pu Canh - bản Nhạp, bản Thẩm Luồng (huyện Đà Bắc).
    - Tuyến du lịch liên tỉnh: theo Quốc lộ 6 (kết nối Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu); Quốc lộ 15 (kết nối với Thanh Hóa, Nghệ An); Quốc lộ 70 (kết nối với Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai).
    - Tuyến du lịch chuyên đề sinh thái, mạo hiểm dọc Sông Đà kết nối với Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ,...
    - Tuyến du lịch quốc tế: Phát triển tuyến du lịch kết nối từ Hòa Bình - Mộc Châu - Cửa khẩu Lóng Sập - Sầm Nưa theo Quốc lộ 6, 6A và 6B.
    đ) Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
    - Về cơ sở lưu trú: Tổng nhu cầu buồng lưu trú đến năm 2030 khoảng 800 buồng, trong đó khoảng 160 buồng khách sạn. Ưu tiên phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) tại các bản du lịch cộng đồng; phát triển loại hình nghỉ dưỡng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, đảo Sung; khách sạn 3-5 sao tại phân khu Thái Bình, Thái Thịnh; nghỉ dưỡng nổi tại phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa, Hiền Lương.
    - Cơ sở vui chơi giải trí: Ưu tiên phát triển các câu lạc bộ vui chơi giải trí cao cấp tại khu Ngòi Hoa, đảo Sung; khu vui chơi giải trí ở thành phố Hòa Bình; khu cắm trại trên đảo Ngọc, Tiền Phong, Pu Canh.
    - Cơ sở ăn uống: Phát triển loại hình dịch vụ ẩm thực, khai thác món ăn truyền thống, đặc sản của dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong vùng; phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng cao cấp tại phân khu Ngòi Hoa, Thung Nai, Thái Bình, Thái Thịnh, Hiền Lương, Bình Thanh - Vầy Nưa; mô hình phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch tại các điểm du lịch ven sông dọc hai bờ sông Đà, thành phố Hòa Bình,
    5. Định hướng đầu tư
    Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu DLQG Hồ Hòa Bình, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó ưu tiên thu hút các nguồn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch để phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
    Căn cứ vào khả năng cân đối vốn hàng năm, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu Khu DLQG; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số trong Khu DLQG Hồ Hòa Bình và bảo vệ môi trường.
    6. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch
    a) Giải pháp về Quy hoạch và quản lý Quy hoạch
    - Rà soát, tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự án thành phần của Khu DLQG; ban hành Quy chế quản lý Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    - Thành lập Ban quản lý Khu DLQG Hồ Hòa Bình để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng, các hoạt động khai thác, phát triển và vận hành Khu theo Quy hoạch đã được phê duyệt.
    - Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ 2 năm để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả Quy hoạch.
    b) Giải pháp về cơ chế, chính sách
    Bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển du lịch; nghiên cứu và đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi cho Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    c) Giải pháp về đầu tư
    - Tập trung xúc tiến, kêu gọi đầu tư theo danh mục các dự án ưu tiên đầu tư ban hành kèm theo Quyết định này.
    - Nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    d) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
    - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, tập trung triển khai các chương trình đào tạo nghiệp vụ và giáo dục cộng đồng tại các điểm du lịch cộng đồng; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang làm dịch vụ du lịch.
    - Triển khai các chính sách thu hút nhân lực có trình độ tay nghề cao, chuyên nghiệp; thực hiện thuê chuyên gia quản lý đảm nhiệm ở những vị trí then chốt.
    đ) Giải pháp về xúc tiến, quảng bá xây dựng thương hiệu du lịch
    Xây dựng thương hiệu cho Khu DLQG Hồ Hòa Bình; tổ chức thực hiện xúc tiến, quảng bá phù hợp với từng phân khúc thị trường cụ thể; xây dựng trang tin điện tử quảng bá du lịch Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    e) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
    - Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch:
    + Tập trung phát triển các sản phẩm đặc trưng gắn với hệ sinh thái hồ và các hoạt động vui chơi giải trí trên mặt hồ như: lưu trú trên mặt nước; lưu trú gắn với các trang trại sinh thái, các vườn cây ăn quả; khai thác đặc trưng văn hóa dân tộc Mường để phát triển loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay)...
    + Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với khai thác bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số, kết hợp với quảng bá giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh và các vùng phụ cận.
    + Nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ trợ như: Dịch vụ vận chuyển, vệ sinh công cộng, dịch vụ hỗ trợ thông tin và các tiện ích bảo đảm chất lượng môi trường, an ninh và an toàn cho khách du lịch.
    + Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, các món ăn truyền thống dân tộc, các đặc sản tự nhiên khu vực; chú trọng phát triển các cơ sở dịch vụ ẩm thực như phố ẩm thực, chợ văn hóa du lịch, phiên chợ vùng cao,...
    - Giải pháp phát triển thị trường du lịch
    + Xây dựng, quảng bá các chương trình du lịch phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của vùng để khắc phục tính thời vụ của Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    + Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để nắm bắt đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách và từng giai đoạn phát triển; gắn công tác xúc tiến, quảng bá với việc phát triển thị trường.
    g) Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển
    - Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển giữa Khu DLQG Hồ Hòa Bình với các địa phương lân cận:
    + Với Thủ đô Hà Nội: Liên kết trong các lĩnh vực như trao đổi kinh nghiệm quản lý phát triển khu du lịch; đào tạo, nâng cấp chất lượng nhân lực và giáo dục cộng đồng; tiếp thị và khai thác thị trường khách quốc tế; quảng bá xúc tiến trong các sự kiện văn hóa, du lịch của Hà Nội; kết nối và mở rộng các sản phẩm du lịch…; mở rộng tuyến xe buýt kết nối Hà Nội - thành phố Hòa Bình - Ngòi Hoa.
    + Với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: kết nối và kéo dài các sản phẩm, tuyến du lịch của vùng, trong đó tăng cường liên kết với các Khu DLQG khác trong vùng như Mộc Châu, Điện Biên Phủ - Pá Khoang; hình thành các tuyến du lịch dọc sông Đà kết nối các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu...
    - Tăng cường phối hợp liên ngành, liên vùng để giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành như quản lý sử dụng đất, khai thác tài nguyên, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá khu du lịch...
    h) Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch nhân văn
    - Hỗ trợ quảng bá tuyên truyền cho các bảo tàng văn hóa Mường, thiết kế các chương trình mô phỏng văn hóa, lịch sử Mường để thu hút khách du lịch.
    - Bảo tồn, hỗ trợ gìn giữ văn hóa nghệ thuật dân tộc Mường: duy trì các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc diễn xướng Mo Mường, dịch các bản Mo Mường ra tiếng Việt và tiếng nước ngoài để lưu giữ, quảng bá; xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.
    - Quảng bá tuyên truyền về lễ hội dân gian; rà soát, kiểm kê các lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng, tiêu biểu để từng bước hình thành các chương trình du lịch chuyên đề lễ hội - tín ngưỡng...
    i) Giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.
    - Công bố công khai các chỉ tiêu, quy định về bảo vệ môi trường đối với các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên hồ.
    - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Áp dụng các kỹ thuật giảm nhẹ, thích ứng với tình huống biến đổi khí hậu.
    - Ưu tiên triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và sản phẩm sạch trong hoạt động kinh doanh du lịch.
    k) Giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh quốc phòng
    - Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình thủy điện Hòa Bình và an ninh, an toàn cho du khách.
    - Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng tham gia hoạt động du lịch ở Khu DLQG Hồ Hòa Bình về sự cần thiết tăng cường mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo đảm an ninh quốc phòng; bảo đảm nguyên tắc phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng.
    1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    a) Nghiên cứu đề xuất cơ chế liên kết hợp tác các khu du lịch quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
    b) Hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình trong việc thành lập Ban quản lý Khu DLQG Hồ Hòa Bình cũng như việc thẩm định các dự án Quy hoạch và đầu tư trong phạm vi Khu du lịch quốc gia hoặc các dự án có ảnh hưởng, tác động lớn tới Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch và kêu gọi vốn đầu tư phát triển du lịch Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    d) Đồng chủ trì với Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, phối hợp với các Bộ ngành liên quan thẩm định hồ sơ thiết kế, quy hoạch và dự án đầu tư có ảnh hưởng, tác động lớn tới Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch.
    2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, cân đối kinh phí hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
    3. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Quy hoạch.
    4. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình:
    a) Tổ chức công bố Quy hoạch; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát thường xuyên, tiến hành sơ kết 5 năm, 10 năm thực hiện Quy hoạch để kiến nghị cấp có thẩm quyền các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
    b) Thành lập Ban Quản lý Khu DLQG Hồ Hòa Bình và ban hành quy chế quản lý Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    c) Rà soát hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; trong đó ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu tư thực hiện các dự án phát triển Khu DLQG Hồ Hòa Bình.
    d) Tổ chức lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, quy hoạch chi tiết và dự án khả thi đối với một số khu chức năng quan trọng nhằm thu hút, kêu gọi đầu tư.
    đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư trên cơ sở Danh mục các dự án ưu tiên đính kèm Quyết định này.
    Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể thống nhất việc điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc giảm bớt dự án.
    e) Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương cho phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và hạ tầng môi trường khu du lịch; lồng ghép đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác; xúc tiến đầu tư phát triển khu du lịch.

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - HĐND, UBND tỉnh Hòa Bình;
    - Văn phòng Trung ương Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
    - Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL);
    - Văn phòng BCĐNN về Du lịch;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, KTN, V.III;
    - Lưu: VT, KGVX (3b).
    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Vũ Đức Đam
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Du lịch, số 44/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
    Ban hành: 07/09/2006 Hiệu lực: 08/10/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
    Ban hành: 01/06/2007 Hiệu lực: 14/07/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
    Ban hành: 11/01/2008 Hiệu lực: 04/02/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 180/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch
    Ban hành: 14/11/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Luật Tổ chức Chính phủ của Quốc hội, số 76/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 1528/QĐ-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:1528/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:01/08/2016
    Hiệu lực:01/08/2016
    Lĩnh vực:Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Vũ Đức Đam
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X