hieuluat

Chỉ thị 814/TTg quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:814/TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày ban hành:12/12/1995Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:12/12/1995Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • CHỉ THị

    CHỈ THỊ

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 814/TTG
    NGÀY 12 THÁNG 12 NĂM 1995 VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, THIẾT LẬP TRẬT TỰ KỶ CƯƠNG TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ, ĐẨY MẠNH BÀI TRỪ MỘT SỐ TỆ NẠN Xà HỘI
    NGHIÊM TRỌNG

     

    I

     

    Những năm gần đây, hoạt động văn hoá có bước phát triển về nhiều mặt. Văn hoá dân tộc được chú trọng bảo tồn và phát huy, nhiều hình thức văn hoá truyền thống được khôi phục, các loại hình sinh hoạt văn hoá mới phát triển ở nhiều địa phương. Giao lưu văn hoá với nước ngoài ngày càng mở rộng. Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng cao.

    Tuy vậy, nhiều hiện tượng không lành mạnh trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ, một số tệ nạn xã hội đang gây tác hại xấu trong xã hội. Theo con đường nhập lậu, nhiều loại băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, ấn phẩm có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực đang lưu hành trong xã hội. Trong nước cũng xuất hiện không ít sản phẩm văn hoá xấu, huỷ hoại các giá trị truyền thống của dân tộc. Công tác tuyên truyền vận động nếp sống văn minh chưa được chú trọng đúng mức và rất ít hiệu quả. Tình trạng buông lỏng quản lý trong quảng cáo xảy ra ở nhiều nơi. Điều đặc biệt đáng lo ngại là trong xã hội xảy ra không ít tội ác hình sự nghiêm trọng, có nhiều tội phạm ở tuổi vị thành niên, những hiện tượng ly hôn, gia đình tan vỡ và trẻ em lang thang cơ nhỡ ngày một tăng. Các tệ nạn xã hội mại dâm, ma tuý, cờ bạc tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức trong các nhà chứa, ổ tiêm chích hoặc ẩn núp trong các khách sạn, nhà hàng, điểm karaoke, vũ trường, quán bia. Số người nhiễm HIV/AIDS đang tăng nhanh.

    Tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, song trước hết là các cơ quan chức năng, các ngành, các cấp của Nhà nước có trách nhiệm trong lĩnh vực này không thấy hết tác hại nghiêm trọng của văn hoá đồi truỵ và tệ nạn xã hội, buông lỏng quản lý và thiếu tổ chức động viên nhân dân loại trừ những hiện tượng này ra khỏi đời sống xã hội.

    Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, tạo môi trường xã hội lành mạnh, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, các ngành, các cấp cần quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII, Chỉ thị 321 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị 33 của Ban Bí thư, nhiều đạo Luật, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ về các hoạt động văn hoá, phòng chống tệ nạn xã hội, tập trung lực lượng tiến hành cuộc vận động trên quy mô toàn quốc, nhằm:

    - Đẩy mạnh bài trừ các loại văn hoá độc hại, trước hết là các văn hoá phẩm có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực, thể hiện dưới các hình thức phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, lịch, tranh, ảnh, quảng cáo, trong hoạt động của các cơ sở, tụ điểm văn hoá (nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, vũ trường, điểm karaoke), các khách sạn, nhà hàng...

    - Đẩy mạnh bài trừ các tệ nạn mại dâm, ma tuý, cờ bạc, số đề; những kẻ lợi dụng tổ chức hoạt động văn hoá, giải trí để làm ăn bất chính.

    Để thực hiện những mục tiêu trên cần làm tốt các việc sau đây:

    - Vận động rộng rãi các tầng lớp nhân dân tự giác bài trừ, tiêu huỷ các văn hoá phẩm độc hại, chấp hành các quy định của pháp luật, lên án và phát hiện các hành vi sai trái, không phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.

    - Thực hiện sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Giáo dục, động viên cán bộ, đảng viên, nhân viên Nhà nước gương mẫu chấp hành.

    - Quan tâm phát triển văn hoá giầu tính dân tộc, hiện đại và nhân văn, giữ gìn thuần phong mỹ tục, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; đồng thời nghiêm cấm việc truyền bá văn hoá đồi truỵ trái với nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.

    - Phối hợp chặt chẽ các ngành, các đoàn thể, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở pháp lý, tổ chức, lực lượng tham gia đấu tranh, có kế hoạch chỉ đạo thực hiện tập trung, đồng bộ, làm toàn diện và có trọng điểm.

    II

     

    Các nội dung chủ yếu của cuộc vận động này như sau.

    1- Trong việc lưu hành phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, lịch, tranh, ảnh:

    Chú ý sản xuất và nhập khẩu những phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc có nội dung lành mạnh, có chất lượng nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Chấn chỉnh tổ chức và hoạt động của các cơ sở, các đơn vị làm nhiệm vụ sản xuất, nhập khẩu; kiểm tra chặt chẽ việc lưu hành các phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc.

    Nghiêm cấm việc lưu hành phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, tranh, ảnh có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực. Tịch thu và tiêu huỷ các văn hoá phẩm có nội dung trên, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức và cá nhân vi phạm.

    2- Trong hoạt động của các cơ sở, tụ điểm văn hoá (nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, vũ trường, điểm karaoke...):

    Bảo đảm nội dung văn hoá lành mạnh, có chất lượng; bảo đảm trật tự, vệ sinh, nếp sống văn hoá. Xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng các hoạt động văn hoá để truyền bá các văn hoá phẩm đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực, tổ chức trá hình các hoạt động mại dâm, ma tuý, đánh bạc, số đề.

    3- Xây dựng những quy định cụ thể về các hoạt động văn hoá, dịch vụ ở các khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà hàng, quán bia, quán cà-phê-giải khát.

    Xử lý nghiêm các chủ chứa, những kẻ môi giới mại dâm, tổ chức tiêm chích ma tuý, cờ bạc, kể cả những thủ đoạn trá hình. Xử lý nghiêm cán bộ, nhân viên Nhà nước, các cán bộ phụ trách các cơ sở của Nhà nước, của các lực lượng vũ trang, của các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia hoặc tiếp tay cho các hoạt động này.

    4- Tại các địa điểm công cộng (đường phố, công viên, nhà ga, bến tầu, bến xe...):

    Từng bước xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm trật tự, vệ sinh, ở các công viên, nhà ga, bến tầu, bến xe, các cơ sở vui chơi công cộng của nhân dân, của trẻ em. Tăng cường quản lý, ngăn ngừa và xoá bỏ các hoạt động mại dâm, ma tuý, cờ bạc, số đề, những hành động làm mất trật tự, vệ sinh chung.

    Thực hiện nghiêm những quy định về hoạt động quảng cáo, về biển hiệu tại các địa điểm công cộng.

    5- Đối với hoạt động đánh bạc, số đề:

    Tuyên truyền giáo dục làm cho nhân dân hiểu biết đầy đủ về pháp luật, thấy rõ đánh bạc, số đề là hành vi phạm pháp; đồng thời cải tiến việc phát hành xổ số kiến thiết.

    Các cơ quan quản lý của Nhà nước phải tăng cường công tác quản lý xã hội, tiến hành điều tra, nghiên cứu, nắm chắc các đối tượng cờ bạc, số đề, phân loại, lập thành hồ sơ để xử lý kịp thời. Truy quét để xoá bỏ các tụ điểm cờ bạc, số đề. Xử lý những người tham gia đánh bạc và nghiêm trị những chủ chứa cớ bạc, chủ đề.

    III

     

    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo chức trách và thẩm quyền của mình có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Nghị định của Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này tại Bộ, ngành, địa phương mình. Các Bộ, ngành, địa phương cần coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm và các năm tiếp theo, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm khác để có mức tập trung cao về chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

    Các Bộ, các Uỷ ban nhân dân địa phương được giao nhiệm vụ như sau:

    1- Bộ Văn hoá - Thông tin:

    a) Chủ trì phối hợp với các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tư pháp, Thương mại, Y tế, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Hải quan để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý theo luật pháp và những quy định hiện hành các hoạt động văn hoá và dịch vụ.

    b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền, giáo dục về đấu tranh chống các loại văn hoá độc hại, bài trừ tệ nạn xã hội trong các trường học, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế và văn hoá, các đơn vị quân đội và công an. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung Nghị định và Chỉ thị về vấn đề này để các tầng lớp nhân dân, từng công dân, từng gia đình hiểu rõ, hưởng ứng và tự giác chấp hành. Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên thông tin, cổ động cho cuộc đấu tranh này.

    c) Phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thương mại tổ chức việc kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trật tự, kỷ cương trong hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá.

    d) Có kế hoạch, biện pháp mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, cung cấp băng đĩa hình, băng đĩa nhạc có nội dung lành mạnh nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu văn hoá của nhân dân; hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ sở chiếu phim, các tụ điểm sinh hoạt văn hoá công cộng.

    đ) Tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở hoạt động văn hoá, dịch vụ của ngành Văn hoá - Thông tin. Tăng cường lực lượng trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động văn hoá ở cơ sở.

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Chỉ thị 814/TTg quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:814/TTg
    Loại văn bản:Chỉ thị
    Ngày ban hành:12/12/1995
    Hiệu lực:12/12/1995
    Lĩnh vực:Vi phạm hành chính, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X